Võ Di Nguy – Tuyến đường “lạ mà quen” của một thời Sài Gòn

Đường Võ Di Nguy là một trong những con đường xưa nhất vùng đất Sài Gòn, nhưng sẽ có người bị nhầm lẫn, bởi Sài Gòn có đến hai con đường “Võ Di Nguy”: Một là ở Phú Nhuận, sau này là đường Phan Đình Phùng – Một là ở Quận 1, chính là đường Hồ Tùng Mậu ngày nay. Và tuyến đường hôm nay Góc Xưa muốn nhắc đến chính là đường Võ Di Nguy – Hồ Tùng Mậu. 

Thời Đông Dương thuộc Pháp, đoạn đường này có tên là D’Adran, thời Việt Nam Cộng hòa thì được đổi tên thành đường Võ Di Nguy vào ngày 26/4/1955 đến năm 1985. Đến tận ngày 4/4/1985 thì Ủy ban Nhân dân Thành phố mới đổi thành đường Hồ Tùng Mậu và giữ nguyên tên gọi đó đến thời điểm hiện tại.

Hồ Tùng Mậu là đoạn đường nằm trên địa bàn phường Bến Nghé, Quận 1 – Khởi đầu từ Bến Chương Dương đến đường Tôn Thất Hiệp, chạy qua ba với đường Nguyễn Công Trứ bên trái – Ngã tư với đường Hàm Nghi và các ngã ba với đường Hải Triều, đường Ngô Đức Kế bên phải; ngã tư đường Huỳnh Thúc Kháng. Đây là con đường lưu thông một chiều đi theo hướng từ cầu quay Khánh Hội về hướng đường Tôn Thất Hiệp.

Chiếc xe thổ mộ đang chạy trên đường D’Adran (chính là đường Hồ Tùng Mậu ngày nay) – Xe thổ mộ là loại phương tiện đi lại phổ biến ở vùng Sài Gòn-Gia Định của Việt Nam vào những năm 50 của thế kỷ XIX.

Con đường ngang bức hình là đường Hàm Nghi, đây là vị trí góc đường Võ Di Nguy – Hàm Nghi; bên phải hình là chợ Sài-Gòn xưa (hay còn được gọi là chợ Sài-Gòn Cũ, Chợ Cũ)

Đường phía sau Chợ Cũ (rue Georges Guynemer/rue d’Adran, sau này là đường Võ Di Nguy và sau năm 1975 thì đổi tên thành đường Hồ Tùng Mậu). Hình này chụp ngay góc đường Hàm Nghi – Võ Di Nguy.

Rue D’Adran sau này chính là đường Võ Di Nguy – là con đường phía sau chợ Cũ của Sài Gòn trên đại lộ Charner, trước khi có sự xuất hiện của chợ Bến Thành

Bến xe đò ngay góc đường Hàm Nghi – Võ Di Nguy. Con đường ngang bức hình là đường Võ Di Nguy.

Rue d’Adran phía sau Chợ Cũ, nay là đường Hồ Tùng Mậu

Đường A’dran phía sau Chợ Cũ (trước năm 1975 là đường Võ Di Nguy, sau này là đường Hồ Tùng Mậu). Phía trái trong hình, hiện nay là vị trí của tiệm bánh mì Như Lan.

Đường Võ Di Nguy phía sau chợ Cũ

Góc đường Hàm Nghi – Võ Di Nguy

Đường Võ Di Nguy – Ở thời điểm này, giao thông trên đường hầu hết là xe thổ mộ, xe bò, xe kéo,….

Chợ cũ ngay góc giao lộ Hàm Nghi – Võ Di Nguy. Trong ảnh ta thấy sự xuất hiện của nhiều chiếc taxi “con bọ”, “con cóc”…những sau năm 1975 thì dần biến mất trên những nẻo đường Sài Gòn.

Góc đường Võ Di Nguy tấp nập những sạp hàng buôn bán trên vỉa hè

Góc chợ Cũ Sài Gòn ở ngã tư đường Võ Di Nguy – Hàm Nghi, đoạn gần với tòa Đại sứ quán Mỹ cũ. Góc này ngày nay là tiệm bánh mì Như Lan.

Tòa Đại sứ cũ của Mỹ nằm ngay góc đại lộ Hàm Nghi – Võ Di Nguy. Sau khi bị đánh bom, chính quyền Mỹ đã xây dựng tòa Đại sứ quán mới trên đại lộ Thống Nhất. Tòa nhà này sau đó được sửa chữa và còn tồn tại cho đến tận ngày nay.

Biển hiệu cửa hàng trên đường Võ Di Nguy, nay là đường Hồ Tùng Mậu

thời Pháp thuộc là đường D’Aran, sau đó đổi tên thành đường Võ Di Nguy từ năm 1954 đến 1975, sau này mới đổi thành đường Hồ Tùng Mậu

Quảng trường Gambetta nhìn từ tiệm Café de la Terrasse. Vị trí này ngày trước đây là chợ Cũ của SG, trước khi có chợ Bến Thành. Chợ cũ nằm trên khu đất giới hạn bởi 4 con đường mà ngày nay là Nguyễn Huệ, Ngô Đức kế, Hồ Tùng Mậu và Hải Triều.

Chợ Cũ năm 1885, bên trái ngày nay là tiệm Như Lan nằm ngay góc đường Võ Di Nguy – Hàm Nghi

Góc phố đường Somme và D’Adran năm 1890 (sau này là Hàm Nghi và Võ Di Nguy). Tòa nhà giữa ảnh nay là tiệm Như Lan.

Đường Võ Di Nguy năm 1903 – Những người Hoa gánh hàng hóa đến Chợ cũ.

 

Tòa nhà trong hình sau này là tiệm bánh mì Như Lan góc đường Hàm Nghi – Hồ Tùng Mậu. Ảnh chụp năm 1904 trong bộ sưu tập Sài Gòn.

Dãy nhà trong hình là ở phía sau chợ, trên đường Adran, trước năm 1975 là đường Võ Di Nguy, nay là Hồ Tùng Mậu.

Các loại xe trên phố D’Adran hơn một thế kỷ trước (năm 1908): xe kéo chở khách, xe ngựa malabar, xe bò và xe kéo chở hàng,…..Xe ngựa có mui trong hình mang số xe 198, đậu trước xe kéo, bên cạnh chiếc xe bò đi ngược chiều, dân Sài Gòn thuở đó kêu loại xe ngựa chở khách này là “XE KIẾNG”, vì thùng xe (cabine) cho khách ngồi có cửa lộng kiếng cho khách nhìn ra cảnh bên ngoài. Đó chính là xe ngựa MALABAR.

Đường Võ Di Nguy giai đoạn 1920 – 1929, thời Pháp thuộc đường này có tên là Rue d’Adran. Với những kiosk mái ngói trên vỉa hè vẫn còn thấy trong những bức hình trước năm 1975.

Quân Nhật tiến vào Rue d’Adran, như một sự tuyên bố chính thức tiến vào Sài Gòn (xứ Đông Dương thuộc Pháp) ngày 1-8-1941 và đã diễn hành qua thành phố này trong 3 giờ đồng hồ.

Chợ Cũ trên đường Võ Di Nguy năm 1948, sau này là đường Hồ Tùng Mậu

Đường Võ Di Nguy, Chợ Cũ năm 1948 – Bên kia đường là Photo Mỹ Quang

Bảng tên đường trên cột điện giữa hình cho biết đây là Rue Georges Guynemer (trước kia là Rue D’Adran, trước năm 1975 là đường Võ Di Nguy, nay là đường Hồ Tùng Mậu)

Xe ngựa, đường xưa, chợ cũ… trên đường Hàm Nghi – Võ Di Nguy năm 1950. Đây là một loại xe ngựa (một ngựa kéo) và được bắt nguồn từ kiểu cỗ xe song mã sang trọng của Pháp, sau đó được người dân miền Nam Việt Nam đã chế tác, cải tiến lại cho phù hợp.

Bên kia đường là photo Mỹ Quang, trên đường Võ Di Nguy năm 1950

Chợ cũ Sài Gòn năm 1960 ngay vị trí góc đường Hàm Nghi – Võ Di Nguy

Người gánh hàng rong góc đường Võ Di Nguy – Phủ Kiệt (nay là góc đường Hồ Tùng Mậu – Hải Triều) năm 1961. Nơi ngày nay là cao ốc Bitexco Tower cao 68 tầng.

Chợ Cũ năm 1962

Đại sứ Ellsworth A. Bunker tại góc đường Hàm Nghi – Võ Di Nguy với tòa nhà phía sau, sau này là tiệm bánh mì Như Lan. Bức ảnh có thể chụp năm 1964 khi ông được bổ nhiệm làm đại sứ Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam.

Ảnh chụp năm 1965 – Góc này ngày nay là vị trí của tiệm bánh mì Như Lan

Chợ Cũ trên góc đường Hàm Nghi – Võ Di Nguy năm 1965. Mấy kiosk bán đồ dùng cho học trò như cặp táp, sandal nhựa đúc dùng trong đồng phục của mấy trường Tàu.

Tòa Đại sứ quán Mỹ góc đường Hàm Nghi – Võ Di Nguy năm 1965. Hình này chụp sau khi tòa nhà này đã bị đánh bom khủng bố. Lúc đó chưa xây Tòa Đại Sứ mới trên đại lộ Thống Nhất.

Góc phố Hàm Nghi – Võ Di Nguy năm 1965. Ảnh chụp khu chợ Cũ.

Khu vực đường Võ Di Nguy năm 1966 – 1967, bên cạnh tòa đại sứ quán Mỹ – Thời điểm này đã bị bít lại, không cho đi thẳng tới bến Chương Dương và cầu Khánh Hội ở xa phía trước nữa.

Những chiếc xe hơi đang dựng trên đường Võ Di Nguy (năm 1966), sau năm 1975 đoạn đường này được đổi tên thành đường Hồ Tùng Mậu.

Góc chợ Cũ năm 1966 đang được trang hoàn đẹp hơn với những ngôi nhà màu sắc tươi mới.

Đường Võ Di Nguy, Chợ Cũ (nay là đường Hồ Tùng Mậu) năm 1967 – Đoạn này là đoạn tiếp nối cho bức hình phía trên.

Xe thổ mộ chở người đang di chuyển đến đoạn chợ Cũ, góc đường Hàm Nghi – Võ Di Nguy năm 1968

Đường Võ Di Nguy năm 1968 – Tấm này rất là độc đáo bởi đây là lần đầu thấy lại góc này của đường Võ Di Nguy. Người chụp đứng ở khoảng vị trí của tiệm cháo cá Khương Ký nhìn về đường Huỳnh Thúc Kháng. Bên kia đường sau cái cột đèn là tiệm chụp hình Mỹ Quang.

Đường Võ Di Nguy, Chợ Cũ năm 1969 – Khu vực bên phải hình ngày nay là cao ốc BITEXCO 68 tầng.

Chợ Cũ nơi góc Võ Di Nguy – Phủ Kiệt (nay là góc Hồ Tùng Mậu – Hải Triều)

Viết một bình luận