Tuyển tập 40 bức ảnh tuyệt đẹp cho ta cái nhìn về một Đà Lạt xưa bình yên

Đà Lạt khi xưa vốn dĩ là vùng đất của những người đồng bào thiểu số thuộc bộ tộc K’Ho hiện nay. Sau cuộc khám phá của bác sĩ Yersin vào tháng 6 năm 1893, bộ mặt thành phố Đà Lạt dần hình thành bới công cuộc xây dựng và quy hoạch có chủ đích của người Pháp sau đó.

Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, những người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó. Trải qua những khoảng thời gian thăng trầm của hai cuộc chiến tranh cùng giai đoạn khó khăn những thập niên 1970–1980, Đà Lạt ngày nay là một thành phố 211 ngàn dân, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng.

Một thời đã qua với bao vết tích và giá trị lịch sử vẫn còn đọng lại, hôm nay Đà Lạt Trong Tôi xin gửi đến quý độc giả 40 bức ảnh về Đà Lạt xưa, hi vọng những bức ảnh này sẽ giúp quý độc giả có cái nhìn xuyên suốt hơn về một thời huy hoàng của thành phố nghỉ dưỡng này.

Cây xăng CALTEX nằm ở vị trí bưu điện thành phố Đà Lạt hiện nay

Góc hồ Xuân Hương với nhà hàng Thủy Tạ và khách sạn Palace

Một kiểu khách sạn ở Đà Lạt thời gian 1948

Thác Cam Ly một thời là biểu tượng của Đà Lạt

Một góc phía sau nhà Ga Đà Lạt vào những năm 1940

Trường Yersin năm 1968, sau này là trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt

Cồng trước trường Yersin năm 1968

Một góc Đà Lạt năm 1936

Một góc gian hàng trái cây và rau ở chợ Đà Lạt năm 1961

Một người phụ nữ mặc đồ bà ba đứng trước chợ Đà Lạt năm 1968

Cầu thang chợ lên khu Hòa Bình

Một kiểu biệt thự ở Đà Lạt vào những năm 1930

                                     Một góc phố Phan Đình Phùng những năm 1960

      Góc này các bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh trường Yersin và một góc hồ Xuân Hương phía xa

Giáo hoàng Học viện Piô X Đà Lạt, hiện nay tọa lạc tại đường Đinh Tiên Hoàng

Sinh viên của trường Lycee Yersin năm 1948

Toàn cảnh nhà thờ Domaine năm 1948

Toàn cảnh hồ Xuân Hương nhìn từ khách sạn Palace năm 1930

Bức ảnh này cho cái nhìn mới hơn về nhà Ga Đà Lạt năm 1970

Khu hòa bình năm 1970

Một góc chợ Đà Lạt năm 1970

Hai anh lính chế độ cũ tạo dáng trước cổng chợ Đà Lạt vào năm 1968 Một góc hồ Xuân Hương nhìn từ đồi Cù

Khu Hòa Bình năm 1971

Vòng xoay cầu ông Đạo năm 1970, lúc này hàng tùng đã lớn lắm rồi nhỉ ?

Một góc đường Duy Tân năm 1968, nay là đường 3 tháng 2

Toàn cảnh chợ Đà Lạt và khách sạn Hải Sơn năm 1970

Góc phố khu trung tâm Hòa Bình với các công trình hiện nay vẫn còn như khách sạn Thủy Tiên, Rạp chiếu phim Hòa Bình, 2 ngôi nhà đầu đường Trương Công Định.

Phố xuân năm 1968

Một góc phố Đà Lạt thập niên 1930

Mai Anh Đào khoe sắc bên hồ Xuân Hương năm 1930

Góc ảnh này độc giả có thể thấy còn rất nhiều Thông phía sau chợ Đà Lạt

Nữ sinh Đà Lạt thập niên 1930

Toàn cảnh Viện Đại Học Đà Lạt được chụp vào năm 1968

Những người phụ nữ K’Ho đang ngồi bán hạt dẻ ở Đà Lạt năm 1925

Góc này cho cái nhìn cận cảnh hơn về chợ Đà Lạt thập niên 1960

Hình ảnh được sưu tầm từ nhiều nguồn internet

2 bình luận về “Tuyển tập 40 bức ảnh tuyệt đẹp cho ta cái nhìn về một Đà Lạt xưa bình yên”

  1. Trường Trung Học Yersin ở Đà Lạt hoặc quen thuộc gọi là trường Lycée Yersin là trường Trung Học Pháp văn có 2 bậc: Đệ Nhất Cấp (từ lớp Đệ Thất đến lớp Đệ Tứ – lớp 6 đến lớp 9) và Đệ Nhị Cấp (từ Đệ Tam đến Đệ Nhất – lớp 10 đến lớp 12). Ngoài ra, trường Yersin cũng có bậc Tiểu Học (từ Mẫu giáo đến lớp Nhất – Mẫu giáo đến lớp 5).
    Do đó, học sinh bậc Trung Học không được gọi là Sinh Viên. Danh xưng Sinh Viên khi các học sinh Trung Học đã hoàn tất bậc Trung Học và thi đậu 2 bằng Tú Tài, rồi mới được ghi danh vào học Đại Học. Lúc đó, họ mới được gọi là Sinh Viên bậc Đại Học.
    Tác giả cần sửa lại cách viết ghi chú cho đúng về Học Sinh trường Lycée Yersin.

    Trả lời
  2. Hi Eric. Đồng ý với bạn. Thấy student thì dịch là sinh viên. VNCH dùng từ sinh viên cho cấp Đại học. Cấp Trung học thì gọi là Học sinh.

    Trả lời

Viết một bình luận