Triển Lãm Kỹ Nông Công Thương 1970 tại Sài Gòn

Có thể nói triển lãm, hội chợ (thuở trước thường gọi đấu xảo) là một trong những phương thức cần thiết để quang bá, giới thiệu sản phẩm của đến người tiêu dùng một cách có hiệu quả nhất. Tại Việt Nam, cuộc đấu xảo lần đầu tiên diễn ra tại Sài Gòn từ ngày 25-2-1866 đến ngày 3-3-1866.

Trong thời gian miền Nam bị tạm chiếm ấn tượng nhất vẫn là Hội chợ Kỹ nông công thương được tổ chức quy mô tại khu vực Trường Đại học Dược khoa và Nông Lâm súc Sài Gòn (nay nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng), từ ngày 3-10-1970 đến 18-10-1970. Có tất cả 105 gian hàng bố trí thành 4 khu vực: kỹ nghệ; thương mại; tiểu công nghệ; nông lâm ngư súc trong diện tích 30.000m2. Tổng chi phí xây dựng hội chợ trên 70 triệu đồng, chưa kể vật liệu xây dựng và nhân công do các xí nghiệp ủng hộ.

Ngoài biểu ngữ, băng rôn treo khắp mọi ngả đường phố ta thấy còn có cả ca khúc Việt Nam cường thịnh (không rõ tác giả) cũng được phát liên tục trong những ngày diễn ra hội chợ: “Khuếch trương chất lượng cao, kỹ nông công thương tiến mau. Hội chợ công thương tháng mười, đề cao năng suất đương thời. Thịnh cường đem tăng tiến, người Việt Nam thêm sáng tươi đời đời. Mọi ngành đua tăng tín nhiệm nhiều, làm cho năng suất gia tăng đều cường thịnh cho quê thắm, cho đồng lúa ngát hương chiều…Thịnh cường tăng lên mãi từng ngày, làm cho non nước xinh tươi này người người thêm sung túc, từ nay Việt Nam thêm yên vui mai đây”.

Mời các bạn đọc cùng ngắm nhìn lại Hội chợ Kỹ nông công thương năm 1970 qua loạt ảnh sau:

Triển Lãm Kỹ Nông Công Thương 1970 tại trường ĐH Nông Nghiệp, khai mạc ngày 3-10-1970, góc Đinh Tiên Hoàng-Hồng Thập Tự, phía trước Đài Truyền Hình
Tổng thống Thiệu cắt băng khai mạc Triển Lãm Kỹ Nông Công Thương ngày 3/10/1970
Triển Lãm Kỹ Nông Công Thương 1970
Triển Lãm Kỹ Nông Công Thương 1970
Triển Lãm Kỹ Nông Công Thương 1970
Triển Lãm Kỹ Nông Công Thương 1970
Triển Lãm Kỹ Nông Công Thương 1970
Triển Lãm Kỹ Nông Công Thương 1970
Triển Lãm Kỹ Nông Công Thương 1970 – xe LaDalat máy của Pháp (hãng Citroen) đóng thùng tại Việt Nam
Triển Lãm Kỹ Nông Công Thương 1970
Chuyên viên đục lỗ phiếu xử lý dữ liệu cho máy điện toán
Sử dụng máy tính để hỗ trợ công việc, ảnh lớn dưới cùng thấy có chữ IBM trên máy Thời đó có gọi bằng danh từ siêu máy tính như bây giờ cũng không ngoa, vì số lượng quốc gia sở hữu và sử dụng loại này chắc chỉ ở con ố trên đầu ngón tay của một bàn tay! Gọi là siêu máy tính có lẽ vì kích thước của nó chỉ cỡ lấp đầy một toà nhà thì hơi quá nhưng nếu là một căn phòng không phải loại nhỏ chắc không sai!
Máy đánh chữ khi xưa

Một số hình ảnh về nền công nghiệp năm 1970 khi xưa ở Sài Gòn:

Sản xuất ống nhựa cứng cho ống thoát nước và mảng xối
Sản xuất ống nhựa cứng cho ống thoát nước và mảng xối
Sản xuất máy tôn
Sản xuất máy tôn
Công nhân làm việc ở xưởng đóng tàu CARIC bên Thủ Thiêm đối diện với công trường Mê Linh
Công nhân làm việc ở xưởng đóng tàu CARIC bên Thủ Thiêm đối diện với công trường Mê Linh 2-
Công nhân làm việc ở xưởng đóng tàu CARIC bên Thủ Thiêm đối diện với công trường Mê Linh 3
Hạ thủy sà lan từ xưởng đóng tàu CARIC, tòa nhà màu trắng bên kia sông là Bộ tư lệnh Hải quân VNCH (Trại Bạch Đằng)
Công nhân làm việc ở nhà máy đóng tàu
Một chiếc tàu được đóng bởi nhà máy đóng tàu của Hải quân Việt Nam tại Sài Gòn. chiếc tàu thám sát bờ biển bằng xi măng Ferro này là một trong năm chiếc Ferro, tàu xi măng do nhà máy đóng, đã sẵn sàng hạ thủy
Kỹ thuật viên nhà máy xi măng Hà Tiên ở Thủ Đức

 

Viết một bình luận