Tìm lại ngôi trường với 5 lần thay tên trong suốt 100 năm qua – Trường Nữ Sinh Chợ Đủi nay là PTTH Ernst Thälmann.

Nếu những ai đã đi trên đường Phạm Ngũ Lão có lẽ sẽ thấy thấy có dòng chữ École Maternelle de Chodui, ghi trên tường trạm biến điện CEE, phía sau Trường Tôn Thọ Tường, dòng chữ ấy đấp nổi, sau này người ta đục bỏ dòng chữ nổi đi, nhưng vẫn còn dấu vết của dòng chữ kia. Thời gian qua lâu, người ta đã quét những lớp vôi mới, nên chỉ còn thấy có DE CHODUI lờ mờ mà thôi.

Dòng chữ École Maternelle de Chodui, ghi trên tường trạm biến điện CEE, phía sau Trường Tôn Thọ Tường

Chợ Đủi ở ngã tư Trần Quý Cáp – Lê Văn Duyệt, sau năm 1975, người ta đã dẹp hai nhà lồng chợ, để xây cửa hàng bách hóa, rồi đây địa danh chợ Đủi sẽ bị người đời lãng quên qua năm tháng. Câu hỏi, người ta đã đặt chung chung cho mọi người trong một buổi uống cà-phê: “- Nghĩa địa Họ đạo Chợ Đủi nằm cạnh nghĩa địa Đô Thành (nay là Công viên Lê Thị Riêng – đường CMT8), vậy nhà thờ Chợ Đủi ở đâu ?”. Trong Sài Gòn Năm Xưa của Vương Hồng Sễn, cho biết nhà thờ họ Đạo Chợ Đủi là nhà thờ Huyện Sĩ, và dòng chữ trên Trạm biến thế kia là một khẳng định chắc chắn nhứt, nhưng người ta đang bôi xóa nó dần dần.

Ở chợ Đủi khi xưa có một trường Nữ sinh Chợ Đủi, vào thập niên 1950 là trường Nữ tiểu học Tôn Thọ trường, trước năm 1975 là trường Tiểu học Phan Văn Trị và sau 1975 là PTTH Ernst Thälmann.

Trường nữ sinh Chợ Đũi  năm 1920-1929. Sân trước trên đường Phạm Ngũ Lão. Nay là trường Trung Học Cơ Sở Ernst Thälmann (Secondary School) tại số 8 Trần Hưng Đạo.

Thời Đông Dương thuộc Pháp Trường mang tên Ecole des filles de Cho Dui : Nữ sinh Chợ Đũi từ năm 1915 cho tới năm 1950 thời Quốc Gia Việt Nam đổi thành trường Tiểu học Tôn Thọ Tường, cho tới năm 1954 sau khi người Pháp rút khỏi hoàn toàn và Tổng Thống Ngô Đình Diệm khai sinh nền Đệ Nhứt Cộng Hòa sau đó là Tiểu học Phan Văn Trị cho tới năm 1962 và cuối cùng được đổi thành Trường Trung học Cô Giang thời Đệ Nhị Cộng Hòa của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu , sau 1975 thời cộng sản là trường Ernst Thälmann, nằm đối diện trường Nguyễn Thái Học nay và Rạp Đại Nam một thời.

Trường nữ sinh Chợ Đũi – Dãy phòng học, mặt chính phía đường Phạm Ngũ Lão
Sân trong Trường nữ sinh Chợ Đũi. Nay là trường Trung Học Cơ Sở Ernst Thälmann (Secondary School) tại số 8 Trần Hưng Đạo.

Tên trường gắn liền với những nhân vật lịch sử

Tôn Thọ Tường (1825 -1877)

Tôn Thọ Tường là người huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (Sài Gòn sau này), ông sinh năm 1825, mất năm 1877 tại huyện Bình Dương, thân phụ là Tôn Thọ Đức đỗ cử nhân, làm quan dưới triều Thiệu Trị, Tự Đức.

Ngay từ thời trẻ, Tôn Thọ Tường học ở Huế, nổi tiếng văn hay chữ tốt, năm 1840, thân phụ qua đời, nên việc học ông bị dở dang, đến năm 30 tuổi vẫn chưa đỗ đạt gì, năm 1855 ông được tập ấm làm quan, ông ra giúp chính phủ Pháp làm tri phủ Tân Bình, trấn nhậm Sài Gòn, năm 1863, ông được cử làm ký lục trong phái bộ của Phan Thanh Giản sang Pháp và Tây Ban Nha mong chuộc lại ba tỉnh Nam Kỳ khi đó đang rơi vào tay hoàn toàn người Pháp, ông được giao nhiệm vụ thảo các hòa ước giữa chính chiều Nguyễn với Pháp.

Ông cố dùng những danh từ rộng nghĩa để gây trở ngại cho Pháp.

Năm 1868, ông được giao nhiệm vụ xử án vụ người bản xứ, nhờ thế người Đại Việt được vô tội, năm 1874, ông lại lãnh một vai quan trọng giữa cuộc giao hảo Pháp – Nam, tháng 5/1875.

Tòa án Chợ Lớn lên án xử Bùi Văn Đạt về tội theo Thủ Khoa Huân làm loạn. Ông đứng ra bảo lãnh và xin ân xá cho Đạt. Nhiều người Pháp đã nâng cao giá trị của Tôn Thọ Tường vì họ biết rõ phương châm hành động của ông là ”phận sự”, ngoài một quan lại, ông là nhà thơ có tài được thể hiện qua một số bài thơ có hình tượng nghệ thuật như: Đĩ già ra tù, Từ Thứ qui Tào, Cây Mai…,trong thâm tâm ông tha thiết mong mỏi cho những công trình chính đáng mà âm thầm của mình sẽ giúp ích đôi chút cho quê hương.

Hình chụp phía đường Phạm Ngũ Lão năm 1931. Nay là trường Trung Học Cơ Sở Ernst Thälmann (Secondary School) tại số 8 Trần Hưng Đạo.

Phan Văn Trị (1830 – 1910)

Phan Văn Trị quê làng Hưng Thạnh, tổng Bảo An, tỉnh Bến Tre (nay thuộc huyện Giồng Trôm, tinh Bến Tre) sau về cư ngụ ở làng Nhơn Ái, huyện Phong Điền, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc tỉnh Hậu Giang), nhà thơ chào đời đúng vào ngày thế kỷ sụp đổ của chế độ phong kiến Việt Nam, năm Kỷ Dậu 1849 ông đỗ Cử nhân (20 tuổi).

Cảm thời cuộc rối ren ông không ra làm quan, sống đạm bạc ở làng Bình Cách (Tân An).

Vợ là: Huỳnh Thị Nhu, Đinh Thị Thanh, khi Pháp xâm chiếm Gia Định, ông cùng các sĩ phu yêu nước đã xướng phong trào “Tị Địa”, lui về vùng đồng bằng sông Cửu Long, tích cực cổ động nhân dân ủng hộ các nhóm kháng chiến.

Thời gian ở Vĩnh Long ông tới lui hợp tác với Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Hồ Huấn Nghiệp… Đến lúc giặc Pháp chiếm miền Tây, ông dời về Phong Điền, Cần Thơ ở ẩn dạy học, giao du với Huỳnh Mẫn Đạt, Bùi Hữu Nghĩa, cảm hóa Cai tổng Lê Quang Chiểu bỏ quan, giữ tiết tháo trong thời mất nước, nhà thơ đóng vai trò lớn trong dòng văn học yêu nước ở Nam Bộ nữa sau thế kỉ XIX.

Thơ văn ông nay còn lưu truyền rất nhiều, đầy tính chiến đấu, thanh cao, có khí tiết. Lòng yêu nước chan chứa trong bì phú “Thất Thủ Gia Định” và bài thơ “Thất Thủ Vĩnh Long”. Phan Văn Trị đã lên tiếng cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc vùng dậy quật khởi, năm 1910 ông mất, thọ 80 tuổi, phần mộ nay còn ở huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ.

Trường Nữ tiểu học Tôn Thọ Tường, trước 1975 là Tiểu học Phan Văn Trị, sau 1975 là PTTH Ernst Thälmann
Số 6 đường Trần Hưng Đạo Q1 (trước 1975 là Q2)
Trường Nữ Tiểu học Cộng đồng PHAN VĂN TRỊ
Trường Tiểu học Phan Văn Trị, sau 1975 là trường THPT Ernst Thalmann
Cửa sau trường nữ tiểu học Phan Văn Trị trên đường Phạm Ngũ Lão
sau 1975 là THPT Ernst Thälmann, số 8 đường Trần Hưng Đạo Q1 (trước 1975 là Q2)

Cô Giang (chưa rõ năm sinh – 1930)

Cô Giang (…–1930), là tên gọi phổ biến của bà Nguyễn Thị Giang, là con của một nhà nho ở Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang, bà có hai chị là Nguyễn Thị Bắc và Nguyễn Tỉnh sau đều là Đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng trong chi bộ Bắc Giang, năm 1929, bà gặp ông Nguyễn Thái Học, rồi hai bên yêu nhau và bà trở thành người thân tín nhất của Nguyễn Thái Học.

Cô Giang thừong liên lạc các tỉnh: Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Vĩnh Yên… từ đó lập nên binh đoàn Yên Bái, binh đoàn này làm nên tổng khởi nghĩa đêm 9 rạng sáng 10- 2-1930, sau khi cuộc khởi nghĩa Việt Nam Quốc dân đảng thất bại ngày 17-6-1930, chồng của bà là Nguyễn Thái Học bị người Pháp bắt rồi sau xử chém, sau đó bà về nhà trọ viết hai bức thư tuyệt mệnh một để cho mẹ, một để cho những người bạn rồi dùng súng lục mà Nguyễn Thái Học đã giao để tự sát.

Một chiến sĩ vô danh thời Quốc Gia Việt Nam khi đó đã làm bài thơ tặng bà:<

Sống nhục sao bằng sự thác vinh
Nước non cho vẹn kiếp chung tình
Lưỡi dao xử tử chàng không ngại
Tiếng súng quyên sinh thiếp cũng đành
Một tấm can tràng trời đất thảm
Ngàn thu vẹn tiết quỷ thần kinh
Cuộc đời xá kể chi thành bại
Trai đã trung thì gái phải trinh.

Và cũng từ đó cho đến nay để tri ơn những anh hùng này chánh quyền Việt Nam Cộng Hoà thời đó đặt 2 tên đường “CÔ GIANG – CÔ BẮC” và tên một ngôi trường ngay Thủ Đô Sài Gòn khi đó và ngôi trường đó cho tới nay vẫn còn là “Nguyễn Thái Học” .

Nếu tính cho đến năm nay 2021 thì ngôi trường có 5 cái tên thay đổi trong suốt 100 năm qua là “Ecole des filles De Cho Dui – Tôn Thọ Tường – Phan Văn Trị – Cô Giang – Ten Lo Man” ,yêu trường , yêu thầy cô và nhớ bạn bè.

Học trò trường Nữ tiểu học Phan Văn Trị (góc Nguyễn Thái Học-Trần Hưng Đạo, nay là trường THPT Ernst Thälmann)
Học trò trường Nữ tiểu học Phan Văn Trị tan học về trên ngã tư Trần Hưng Đạo-Nguyễn Thái Học năm 1965

Trường Tiểu học Phan Văn Trị góc Nguyễn Thái Học-Trần Hưng Đạo, sau 1975 là Trường THPT Ernst Thalmann

Ngã tư Trần Hưng-Đạo-Nguyễn Thái Học. Trường Nữ tiểu học Phan văn Trị, nay là THPT Ernst Thalmann
Trường Nữ tiểu học Phan Văn Trị, nay là THPT Ernst Thalmann

Viết một bình luận