Thước phim quay chậm về cuộc sống đô thị Sài Gòn năm 1970

“…Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng

Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân…”

Sài Gòn như một thiếu nữ, vui buồn bất chợt, lúc thì nắng nóng nhưng cũng có lúc buồn bã với những cơn mưa nhưng những cơn mưa ấy “nhanh đến nhanh đi” chứ không dai dẳng. Sài Gòn là một thành phố khập khiễng, khi một bên là những biệt thự “kín cổng cao tường”, còn bên kia thì chênh vênh với những con kinh nước đen.

Nhưng dù vậy thì Sài Gòn vẫn đáng yêu lắm! Cuộc sống có phần đơn giản nhưng lúc nào cũng tất bật. Người Sài Gòn không hoa hòe, cứ phóng khoáng mà vẫn kiêu sa. Sài Gòn như một trưa hè với những cơn gió hiu hiu dịu mát cùng những cụm mây trôi lang thang. Sài Gòn có khi lại như đêm mưa, cứ tí tách mãi bên hiên nhà, mang theo những mênh mang trong đêm dài cô quạnh, khiến người ta như trở về những ngày xưa mà hoài niệm.

Hãy cùng với Góc Xưa, quay ngược thời gian, trở về Sài Gòn của năm 1970, để đắm mình vào những đoạn ký ức cũ, để thêm yêu quý hơn những kỷ niệm thuở xưa!

Không ảnh Sài Gòn

Công trường Quách Thị Trang và chợ Bến Thành, tại thời điểm này cây cầu vượt nối từ phía chợ qua bùng binh vẫn còn nhưng được một thời gian sau thì tháo dỡ do làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Góc đường Lê Lợi – Phan Bội Châu, cửa phía Đông chợ Bến Thành

Vẫn là góc chụp đó nhưng lùi về sau đôi chút nên mới có thể nhìn rõ được vạch kẻ dành cho người đi bộ

Đoạn gần với góc đường Phan Bội Châu – Lê Thánh Tôn, bên hông chợ Bến Thành

Góc đường Lê Lợi – Phan Bội Châu, nằm bên cạnh chợ Bến Thành

Đường Lê Lợi – Ngôi nhà trắng bên phải người láy xe máy mặc áo đỏ là Nhà hàng Quốc Tế, kế đó là Nhà sách Khai Trí.

Vỉa hè đường Lê Lợi

Bãi đỗ xe bên hông Khách sạn Brinks (hay còn được gọi là Khu sĩ quan Cử nhân Brink – BOQ) trên đường Tự Do (sau này đổi thành đường Đồng Khởi), phía sau Quốc Hội

Thời điêm này, những mặt hàng bày bán trên đường phố phần lớn có nguồn gốc xuất xứ là ở Việt Nam, Mỹ, Nhật

Đường phố Sài Gòn vào dịp lễ Giáng sinh năm 1970, trên đường được bày bán rất nhiều đồ trang trí cho Giáng sinh như dây kim tuyến, lồng đèn,…

Đường Nguyễn Huệ năm 1970 với dọc con đường được bày bán rất nhiều đồ trang trí cho dịp Giáng sinh

Mùa Noel năm xưa với những lồng đền ngôi sao trang trí được làm thủ công, loại bình thường sẽ được bán để trưng baỳ ở nhà còn loại đặc biệt sẽ dành riêng cho nhà thờ Đức Bà.

Hang động trang trí Giáng sinh

Hàng sạp được bày bán trên đường phố Nguyễn Huệ

Góc chụp đường Nguyễn Huệ rộng hơn so với hình trên

Khung cảnh vui chơi trong vườn “thượng uyển Sài Gòn” Tao Đàn

Đường Trương Công Định giữa vườn Tao Đàn

Đường Trương Công Định và vườn Tao Đàn – Ban đầu đoạn đường này vốn là hai đoạn đường nhỏ tách biệt: phần ở Quận 3 trước năm 1975 có tên là đường Đoàn Thị Điểm và trước năm 1954 là Larégnère; còn bên Quận 1 trước năm 1975 là đường Trương Công Định và trước năm 1954 mang tên là Amiral Roze. Sau này hai đoạn này mới được gộp lại và đổi tên thành đường một chiều Trương Định.

Hội chợ Đồng Tâm diễn ra trong khuôn viên của vườn Tao Đàn

Hội chợ Đồng Tâm nhằm xây cất Bệnh viện Vì Dân, tại Vườn Tao Đàn mặt tiền đường Hồng Thập Tự (sau năm 1975 mới đổi tên thành đường Nguyễn Thị Minh Khai)

Một người Việt Nam đội chiếc nón lá truyền thống khi cô kéo xe đẩy tay miệt mài với công việc trước không khí Tết Sài Gòn đầy nhộn nhịp – Đối với người Việt Nam thì ý nghĩa của ngày Tết rất quan trọng, giống nhue ngày lễ Giáng sinh của phương Tây.

Người phụ nữ đang thắp nhang để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và nguyện cầu một năm mới suốn sẻ tại chùa Lê Văn Tụy ở Chợ Lớn.

Hình ảnh một ngôi nhà khá giả tại Sài Gòn

 

 

 

 

Bệ đá bằng đá hoa cương đỏ giữa vườn hoa trước nhà thờ Đức Bà, tại thời điểm này đã có bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình, nhưng trước đó thì bệ đá này là để đặt tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Bá Đa Lộc) nắm tay dẫn Hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long).

Những đứa trẻ sống trong hoàn cảnh sập xệ, những ngôi nhà có vẻ không được kiên cố, khá nguy hiểm

Dinh Độc Lập, từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, sau này được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Sài Gòn ngày xưa có một tiệm pizza, và chỉ tiệm này thôi. Nó ở trên đường Lê Thánh Tôn chổ La Pagode ngó qua. Ở thời điểm này, những chiếc taxi “con cóc” vẫn còn là phương tiện công cộng phổ biến, nhưng sau đó thì mất dần trên những nẻo đường Sài Gòn.

Đây là những kiosk trước thương xá Tax trên đường Nguyễn Huệ

Cảng Sài Gòn – Bồn nước cao nằm ở ngã ba đường Trịnh Minh Thế – Hoàng Diệu

Công viên trước tòa Trụ sở Hạ Nghị viện, bức tượng đài dựng giữa công viên là tượng hai binh sĩ Thủy quân Lục chiến VNCH đang chỉ súng về hướng trụ sở Hạ Nghị Viện.

Bức không ảnh của giao thông ở vòng xoay Diên Hồng ở trung tâm thành phố Sài Gòn

Bên trái là công viên trước tòa Trụ sở Hạ Nghị Viện, bên phải là thương xá Eden

Cảng Sài Gòn

Góc đường Nguyễn Huệ – Nguyễn Văn Thinh (nay là đường Mạc Thị Bưởi)

Hồ Con Rùa – Hồ phun nước nhân tạo nằm giữa nơi giao nhau của ba con đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân, tạo thành một nút giao thông cùng mức kiểu vòng xoay (bùng binh). Khu vực này có tên chính thức là Công trường Quốc tế.

Đại lộ Lê Lợi, con đường được khởi lập bởi người Pháp từ cuối thế kỷ XIX – Từ thời điểm đó đến hiện tại chỉ trải qua hai lần đổi tên: Đại lộ Bonard dưới thời Pháp thuộc và đại lộ Lê Lợi từ năm 1955 đến nay.

Ngã ba đường Trần Hưng Đạo – Nguyễn Cư Tinh

Chợ Tết Bến Thành

Bên trái hình là thương xá Eden nhưng bây giờ đã bị tháo dỡ, chính giữa là tòa Trụ sở Hạ Nghị viên và sau này được trả về công năng Nhà hát Thành phố.

Bar Apollpo 12

Đại lộ Nguyễn Huệ – Một người mua sắm mang theo hàng hóa mua ở chợ đen là chuyện thường thấy ở Sài Gòn

Vỉa hè Lê Lợi

Rạp Cao Đồng Hưng nằm trên đường Bạch Đằng nối liền với cuối đường Chi Lăng (đến ngã tư Bùi Hữu Nghĩa Gia Định) đoạn qua chợ Bà Chiểu hướng từ Chi Lăng về Hàng Sanh

Bưu điện Trung tâm Sài Gòn nằm cạnh nhà thờ Đức Bà, chính giữa hình là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình

Khách sạn Continental là một khách sạn lịch sử nổi tiếng ở Thành phố, nằm trên đường Đồng Khởi. Khách sạn bắt đầu xây vào năm 1878 dưới thời Pháp thuộc. Xây cất mất 2 năm, và Khách sạn Continental khánh thành năm 1880.

Lăng Cha Cả – ngôi mộ của Giám mục Bá Đa Lộc, từng là di tích lịch sử ở vùng Sài Gòn. Sang năm 1980, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra lệnh giải tỏa lăng mộ. Ngày 2 tháng 3 năm 1983, ngôi lăng bị san bằng và việc cải táng hoàn tất. Di hài của Giám mục Bá Đa Lộc được giao lại cho tổng lãnh sự Pháp đưa về Pháp.

Chợ Tết chợ Bến Thành

Sạp bán xăng lẻ trên đường phố Sài Gòn

Cửa hàng bán hàng xe đạp

Đường Lê Lai, đoạn gần với chợ Bến Thành

Đường Lê Thánh Tôn, đối diện Cửa Bắc Chợ Bến Thành

Đường Trương ng Định, đoạn ngã tư Trương ng Định – Lê Thánh Tôn. Bức ảnh này được chụp từ trên sân thượng chùa Ấn giáo nhìn xuống đường Trương ng Định.

Gánh quà rong

Đường Tự Do, nhìn từ phía trước khách sạn Astor góc Tự Do – Nguyễn Văn Thinh, nay là Khách sạn Hương Sen

Tháp chùa Ấn giáo góc đường Pasteur – Tôn Thất Thiệp

Ngã tư Phó Đức Chính – Hồ Văn Ngà (nay là Lê Thị Hồng Gấm)

Đường Triệu Quang Phục cạnh ngã tư Nguyễn Trãi-Triệu Quang Phục

Góc Công Lý – Phan Đình Phùng

Đường Nguyễn Huệ, gần trụ đồng hồ

Rạp Casino nằm ở góc đường Pasteur – Lê Lợi

Đường Trương ng Định

Kinh Tẻ có bề rộng khoảng 100m, trong khi bề rộng kinh Tàu Hủ chỉ khoảng 50m.

Đoạn đường dẫn hướng đến sân bay Tân Sơn Nhất, ở phía xa bên phải ảnh là Lăng Cha Cả (nơi có mấy cây dừa)

Viết một bình luận