Thú vị cảnh sinh hoạt của người dân qua những hình ảnh hiếm có về Sapa thập niên 1920

Khung cảnh buôn bán nhộn nhịp ở chợ Sa Pa, những dinh thự của người Pháp, các thiếu niên địa phương múa khèn… là loạt ảnh tư liệu quý về Sa Pa thập niên 1920 do người Pháp thực hiện.Những hình ảnh hiếm có về Sapa thập niên 1920

Khu chợ trung tâm Sa Pa thập niên 1920.
Người dân địa phương buôn bán nhộn nhịp ở chợ.
Những người phụ nữ dân tộc thiểu số ở chợ Sa Pa.
Những chú ngựa thuần Việt được bán ở chợ.

Tại Sapa, về mặt hành chính được đặt cho một huyện của tỉnh Lào Cai và cũng cho thị trấn của huyện lỵ huyện này. Tại sao Sapa là nơi họp chợ mà không phải là ở những vùng xung quanh khác? Giải thích cho sự việc này là bởi vì Sapa dường như nằm ở điểm nút, trung tâm của các hướng bản làng trong toàn vùng là các thung lũng dưới chân núi Hoàng Liên. Đây là ngã ba của các con đường từ các khu bản làng nằm trong các thung lũng ở phía Bắc như Tả Giàng Phình, Bản Khoang đổ về các bản làng phía Nam như Bản Hồ, Suối Thầu, Tả Van, Lao Chải đi lên. Trong cả một vùng rộng lớn, chỗ nào thuận tiện nhất cho hầu hết mọi vùng tập trung về trao đổi hàng hóa, thì ở đó sẽ xuất hiện chợ.

Khung cảnh phía trước chợ Sa Pa.
Một con đường ở Sa Pa năm 1927. Hình tròn phía trên là bức ảnh bị loang màu chứ không phải mặt trăng.
Những ngôi nhà của người Pháp ở Sa Pa năm 1927.
Bên ngoài trạm khí tượng ở Sa Pa thập niên 1920.
Quang cảnh nhìn từ phía trước bưu điện Sa Pa.
Toàn cảnh thị trấn Sa Pa năm 1927.
Hai nông dân bên những thửa ruộng bậc thang Sa Pa.
Các thiếu niên địa phương múa khèn.

Chiếc khèn khá phức tạp, gồm có ba bộ phận: cán tức ống thổi, thân tức nơi để gắn đút các ống khèn và dĩ nhiên cuối cùng là ống khèn. Cán được làm bằng gỗ vót tròn, trên nhỏ dưới to, và ở đầu nhỏ quấn lá đồng làm đầu ống thổi, từ đây lui xuống chừng 40 – 60 centimét là chỗ thân khèn, được đục sáu lỗ chia làm ba hàng để đút sáu ống khèn là sáu đốt trúc ngắn dài khác nhau và cũng được đục lỗ đặt lưỡi gà tạo nên các âm vực, mỗi ống một âm vực, và các lỗ trên đó cũng góp phần giúp âm thanh được đa dạng.

Một số hình ảnh khác về Sa Pa thập niên 1920:

Khu chợ vùng cao
Quán ăn ở chợ. Văn hoá ẩm thực tây bắc vẫn là một nét ẩm thực đặc trưng đáng để thưởng thức khi đến đây.
Trao đổi mua bán trong chợ
Hai người phụ nữ dân tộc vùng cao.
Thường họ gùi hàng từ nhà tới bán và mua những vật dụng cần thiết hơn cho gia đình.
Quán ăn bên trong khu chợ vùng cao.
Chàng thanh niên gánh 2 con lợn con phía sau lên chợ bán.
Mỗi lần đi chợ, nếu như con gái H’Mông thích sà vào những hàng bày bán váy xòe hoa, đồ trang sức diêm dúa thì con trai H’Mông lại bận bịu bên những sạp khèn.
Học sinh xếp hàng để giáo viên điểm danh trước khi vào lớp. Ảnh chụp ở Sa Pa (Lào Cai) thời Pháp thuộc vào thập niên 1920.

Viết một bình luận