“Thị Nghè” – Cái tên gắn liền từ cầu, chợ, rạch đi vào lịch sử Sài Gòn

Thị Nghè là cái tên mang theo bề dày lịch sử, gắn liền với vùng đất Sài Gòn – Gia Định. Thị Nghè là tên của một khu chợ có tuổi đời hơn 200 năm, nằm bên bờ kênh Thị Nghè  kết nối với kênh Nhiêu Lộc – từ cầu Nguyễn Văn Trỗi chảy ra sông Sài Gòn. Nó cũng là tên của một cây cầu bắc ngang kênh, nối Nguyễn Thị Minh Khai – Quận 1 với Xô Viết Nghệ Tĩnh – Quận Bình Thạnh. 

Chuyện đọc chệch tên ở Nam Bộ khá là phổ biến, không chỉ tên người mà còn cả tên cầu, tên đường, tên sông,…..Điển hình là cái tên “Thị Nghè”, vốn ban đầu là “Bà Nghè” nhưng chẳng biết từ khi nào mà “Thị Nghè” lại xuất hiện trong trí nhớ của người dân Sài Thành. Tương truyền, Bà Nghè tên thật là Nguyễn Thị Khánh – trưởng nữ của quan Khâm sai Chánh thống Vân trường hầu Nguyễn Cửu Vân. Trong quyển sách “Gia Định thành thông chí” ở mục liên quan đến Trấn Phiên An thì tác giả Trịnh Hoài Đức có viết rằng: “… (bà) có chồng là thư ký mỗ, nên người đương thời gọi là bà Nghè mà không xưng tên. Sở dĩ có tên ấy là do khi đầu bà khai hoang đất ở, cho bắc cầu ngang qua rạch để tiện việc đi lại nên gọi là cầu Bà Nghè, cũng gọi sông ấy là sông Bà Nghè…”. 

Hình ảnh trên quyển tạp chí “The Face of VIETNAM – The Land & The People” (tạm dịch là “Gương mặt Việt Nam – Đất nước & Con người”). Hình Rạch Thị Nghè và nhà lồng bán cá phía sau chợ Thị Nghè

Trong sách, Trịnh Hoài Đức cũng miêu tả khá chi tiết như sau: “Sông Bình Trị, tục gọi là sông Bà Nghè ở địa phận tổng Bình Trị, về phía Bắc Trấn, từ sông Tân Bình quanh sau trấn lỵ đến cầu Ngang, ngược dòng lên tây độ bốn dặm rưỡi đến cầu Cao Miên (tức cầu Bông hiện nay), chảy về tây bắc độ hai dặm đến chợ Bà Chiểu, chảy về nam độ bốn dặm đến Phú Nhuận, sáu dặm rưỡi nữa đến cầu Huệ là cùng nguyên. Nơi đây có nhiều ao vũng…”.

Tuy nhiên, trước khi cái tên “Bà Nghè” xuất hiện thì người Khmer gọi tên con rạch này là Prêk Kompon Lu, sau đó được người Việt gọi lại thành rạch Nghi Giang hay rạch Bình Trị. Còn về cầu và chợ “Thị Nghè” đều do bà Khánh xây nên vào đầu thế kỷ XVIII. Cầu Thị Nghè và chợ Thị Nghè đều do bà Nguyễn Thị Khánh cho xây dựng từ đầu thế kỷ 18. 

Phía sau chợ Thị Nghè

Rạch và chợ Thị Nghè

Đường Hùng Vương – Gia Định, phía trước cầu Thị Nghè

Không ảnh khu vực Rạch Thị Nghè và một phần Quận 1 với năm cây cầu (từ trái qua phải): cầu bộ hành Sở Thú qua Thị Nghè, cầu Thị Nghè, cầu Phan Thanh Giản, cầu Sắt Đa Kao và cầu Bông.

Rạch Thị Nghè và Chợ Thị Nghè xưa

Không ảnh một phần Quận 1 và rạch Thị Nghè năm 1950

Chợ Thị Nghè năm 1950 với cột nhà và đà balcon lầu một dãy nhà phố bên hông chợ nhìn thấy ở phía xa.

Nhà tròn phía sau Chợ Thị Nghè của những thập niên 1950

Không ảnh Sài Gòn và rạch Thị Nghè thập niên 1950 – Phía dưới ảnh là chợ Thị Nghè và cầu Thị Nghè

Cầu Thị Nghè năm 1960 – Từ thời Pháp có lan can bằng sắt

Người phụ nữ với gánh hàng rong bên cạnh rạch Thị Nghè năm 1964

Rạch và hành lang ở cầu Thị Nghè năm 1965 – 1966

Phía sau chợ Thị Nghè nhìn từ đầu cầu Thị Nghè năm 1966

Đường Hùng Vương, gần đầu cầu Thị Nghè

Rạch Thị Nghè năm 1966

Những chiếc thuyền đang cập bến ở rạch Thị Nghè năm 1966

Chợ Thị Nghè năm 1967, phía bên kia rạch Thị Nghè là Sở Thú – Ảnh chụp nhìn từ trên đầu cầu Thị Nghè

Cầu Thị Nghè và khu vực phía sau Chợ Thị Nghè năm 1967

Cầu Thị Nghè năm 1968

Cầu Thị Nghè khi đang xây dựng vào năm 1968. Trong hình là cầu tạm cạnh bên cầu cũ.

Đường Hùng Vương, gần đầu cầu Thị Nghè năm 1968

Cầu Thị Nghè được xây mới vào năm 1969

Cậu bé bán bong bóng bên cạnh chiếc xe tăng do quân Mỹ để lại trên cầu Thị Nghè năm 1975

Viết một bình luận