Sài Gòn xưa qua những tấm postcard cũ vẫn được lưu giữ đến ngày nay (Phần cuối)

Phần cuối cùng của bộ sưu tập ảnh của những tấm bưu thiếp xưa cũ, lưu giữ kỷ niệm một thời Sài Gòn trong ký ức của biết bao con người.

Thường là những tấm bưu thiếp có một mặt là hình ảnh, và mặt còn lại để ghi địa chỉ và ghi một thông điệp nào đó. Chi phí tem thư để gửi một bưu thiếp bằng đường bưu điện thường là thấp hơn để gửi một bức thư.

Cậu bé bán bong bóng trên đường phố Sài Gòn với nụ cười tươi rói trên môi

Sạp bán sách báo trên đường phố

Xe đồ ăn của người Hoa với cách trang trí chiếc xe đẩy vô cùng độc đáo nhưng cũng rất bắt mắt.

Một khu chợ tự phát của những người dân Sài Gòn

Thợ đóng móng ngựa dạo đang làm công việc của mình

Cầu quay Khánh Hội được xây năm 1904 – Ngoài cái tên “cầu quay Khánh Hội”, người Sài Gòn còn gọi bằng cái tên thân thuộc là “cầu Bắc Bình Vương”.

Cầu 3 cẳng ở Chợ Lớn, gần phía sau chợ Kim Biên, nhưng đáng tiếc là ngày nay cây cầu này đã không còn nữa. Cầu ở đầu đoạn Rạch Bãi Sậy, nay lấp thành đường Bãi Sậy và Phạm Văn Khoẻ, Quận 6. Đoạn cầu 3 cẳng nằm là ở khúc rẽ phải ra kênh Tàu Hủ.

Một khung cảnh đồng quê ở vùng ngoại ô Sài Gòn

Hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài duyên dáng và thanh lịch

Hội trường Diên Hồng, phía trước là công viên với bức tượng đài An Dương Vương cùng với con rạch Bến Nghé

Đại lộ Nguyễn Huệ, hướng chụp từ sông Sài Gòn nhìn về tòa Đô Chánh, trước đó đại lộ này có tên là Charner – tên của một vị Thống đốc sau khi kênh Kinh Lớn được lấp lại. Vị trí lúc xưa của tòa nhà IMEXCO bên phải của hình.

Đường Tự Do (sau năm 1975 đổi tên thành đường Đồng Khởi, trước năm 1954 còn có tên là đường Rue Catinat), bên trái hình là Thương xá EDEN nhưng bây giờ đã không còn nữa, bên phải là khách sạn Continental.

Khách sạn Caravelle SaiGon là khách sạn 5 sao nằm trên đường Công trường Lam Sơn – Tiền thân của khách sạn là quán Grand Cafe de la Terrasse, một trong những quán cà phê đầu tiên và nổi tiếng của Sài Gòn từ cuối thế kỷ XIX.

Bến tàu Sài Gòn

Công trường Quách Thị Trang, phía trước chọ Bến Thành, chính giữa công trường là nơi từng đặt bức tượng Quách Thị Trang và Trần Nguyên Hãn. Nhưng đến năm 2017 thì nơi đây đã bị phá bỏ để thi công nhà ga ngầm Bến Thành

Dinh Độc Lập – hay còn được gọi là Hội trường Thống nhất (tên gọi trước đây là dinh Norodom)

Đại lộ Nguyễn Huệ (trước đó là đại lộ Charner), hình chụp từ tòa Đô Chánh nhìn về hướng Bến Bạch Đằng và sông Sài Gòn

Đại lộ Nguyễn Huệ, tòa nhà bên trái hình là Tòa Đô Chánh Sài Gòn (hiện nay là Trụ sở UBND Thành phố, là nơi làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và một số cơ quan khác)

Bồn phun nước ở Bùng binh Bồn Kèn (vòng xoay Lê Lợi – Nguyễn Huệ), tòa nhà chính giữa hình là Thương xá Eden nhưng hiện tại đã bị tháo dỡ.

Chợ hoa Nguyễn Huệ

Đường Rue Catinat năm 1946, sau năm 1954 thì được đổi thành đường Tự Do và giữ tên đó đến năm 1975 thì đổi thành đường Đồng Khởi. Bên phải của hình là tiệm Thái Thạch.

Kiosk Argenterie chuyên bán các mặt hàng đồ bạc, được đặt trên đường Nguyễn Huệ – Hình ảnh của những năm thập niên 1950.

Công viên Đống Đa phía trước của Tòa Đô Chánh Sài Gòn, dưới thời Pháp thuộc nơi đây được gọi là Dinh xã Tây, sau này thì trở thành Trụ sở UBND Thành phố. Nằm trên đường Lê Thánh Tôn, đầu đường Nguyễn Huệ, hướng nhìn ra sông Sài Gòn và Bến Bạch Đằng.

Hình ảnh của một đáng tang ở Sài Gòn ở những năm thập niên 1950

Xe ngựa hay còn gọi là xe thổ mộ – Một trong những phương tiện phổ biến ở vùng Sài Gòn – Gia Định vào những năm 50 của thế kỷ XIX.

Trụ sở công ty Hỏa xa Đông Dương, gần với chợ Bến Thành hay còn được gọi vắn tắt là Sở Hỏa Xa

Gánh hàng rong là hình ảnh quen thuộc của Sài Gòn, đã in sâu trong ký ức của những người con đô thành

Một hình ảnh điển hình được ghi lại những năm 1950 trong khu chợ Sài Gòn

Rach Bến Nghé nơi chợ cầu Ông Lãnh – Khoảng trống giữa 2 dãy phố lầu bên trên hình là đường Đề Thám, bức ảnh được chụp khi cầu Ông Lãnh vẫn chưa được xây dựng, xóm ghe lúp xúp trước mặt phố sau này chính là vị trí của Cầu Ông Lãnh. Sau này được giải tỏa để xây nên Đại lộ Đông Tây (chính là đường Võ Văn Kiệt).

Góc chụp đối diện của bức hình trên vào những năm thập niên 1950

Đường Tự Do năm 1950, bên trái hình là thương xá Eden, bên phải là khách sạn Continental, phía xa là hình ảnh tháp chuông nhà thờ Đức Bà

Dinh Độc Lập, trước đó là Dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.

Đại lộ Lê Lợi năm 1950 – trước đó là đại lộ Bonard, chính giữa hình là Nhà hát Thành phố từng bị trưng dụng làm Trụ sở Quốc Hội dưới thời Đệ nhất Cộng hòa và Trụ sở Hạ Nghị viên dưới thời Đệ nhị Công hòa.

Đường Pasteur năm 1950, đoạn gần ngã tư đường Pasteur – Lê Thánh Tôn

Tấm bưu thiếp lưu niệm khi được ghép những bức ảnh khác về Sài Gòn xưa

Rạp Trung Hưng năm 1951 nằm ngay góc ngã tư Đồng Khánh – Mạnh Tử, nay là ngã tư Trần Hưng Đạo B – Dương Tử Giang. Rạp hát đối diện với đền thờ Tổ nghề Thợ Bạc (số 586 trần Hưng Đạo, Quận 5). Trong hình trên gánh hát Năm Châu đang lưu diễn tại rạp này.

Chợ Cầu Ông Lãnh năm 1951, chuyên bán rau, củ, quả. Phía xa nơi góc trái thấy bảng hiệu nhà máy thuốc lá Bastos trên bến Vân Đồn, bên kia rạch Bến Nghé.

Dinh Gia Long được khởi công xây dựng năm 1885 và hoàn thành năm 1890 với mục đích sử dụng ban đầu là  làm Bảo tàng Thương mại để trưng bày sản phẩm Nam Kỳ. Nhưng sau đó lại trở thành nơi ở và làm việc của Phó Thống đốc Nam Kỳ. Nơi đây từng là nơi ở của gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm sau khi Dinh Độc Lập bị ném bom năm 1962. Hiện tại, nơi đây là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Tòa Đô Chánh Sài Gòn với hình Tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1956, nằm trên đường Lê Thánh Tôn, đầu đường Nguyễn Huệ, hướng nhìn ra sông Sài Gòn.

Đại lộ Nguyễn Huệ năm 1962, vị trí bùng binh Bồn Kèn (khúc giao giữa đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ)

Viết một bình luận