Sài Gòn xưa cũ trong bộ ảnh “đẹp lạ mê hồn người” (Phần 3)

Sài Gòn là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau từ những vùng miền Tổ quốc. Có lẽ, chính từ điều này đã góp phần tạo nên nét độc đáo riêng trong nền văn hóa của Sài Gòn. Dù trải qua bao nhiêu năm tháng thì những điều xưa cũ ấy vẫn còn đó, vẫn bền bỉ theo thời gian, vẫn được lưu giữ mãi trong miền ký ức của mọi người chỉ là nó được thể hiện theo một cách khác. 

Sài Gòn có tốc độ phát triển nhanh, diện mạo của Sài Gòn ngày càng năng động và hiện đại với những công trình kiến trúc mới. Nhưng vẫn còn đó những công trình xưa, những tòa nhà mang vẻ đẹp cổ kính, dù trải qua hàng năm năm lịch sử thì dấu ấn Sài Gòn xưa vẫn được alưu dấu mãi. 

Rạch Bãi Sậy nơi cầu 3 Cẳng – Ngày nay rạch bãi Sậy đã hầu như bị lấp hoàn toàn. Cầu Palikao trở thành đường Ngô Nhân Tịnh. Cầu Ba Cẳng đã sập, không còn và rạch phía sau chợ Kim Biên đã bị lấp. Cầu Palikao được người Pháp đặt tên theo một câu gần Bắc Kinh, gọi là Bát lí kiều (cầu tám dặm), nơi liên quân Anh-Pháp vào năm 1860 đánh với quân nhà Thanh. Gần cuối rạch bãi Sậy, nơi rạch rẽ quẹo phải vào kênh Tàu Hủ có cầu Ba Cẳng (phía sau chợ Kim Biên), hai chân nằm ở bến Bãi Sậy và bến Nguyễn Văn Thành và chân kia ở bến Vạn Tượng. Đoạn cuối rạch này vẫn chưa lấp, và cầu tồn tại đến năm 1990 thì bị sập. Rạch Bãi Sậy hay kênh Hàng Bàng ngày này đã lấp đến 90% trở thành đường Bãi Sậy và đường Phạm Văn Khoẻ, Quận 6. Sau lưng chợ Bình Tây và chợ Kim Biên. Phía sau chợ Kim Biên vẫn còn 1 đoạn rạch rất ngắn khoảng 30m rộng 3m, trước đổ ra thẳng kênh Tàu Hủ.

Quán ăn Tàu trên sân Chợ Cũ, chỗ này nay là cao ốc Bitexco Financial Tower, 68 tầng

Xe tưới nước năm 1905, đường Sài Gòn xưa khi chưa trải nhựa phải tưới nước để bớt bụi

Phi trường Tân Sơn Nhứt

Cảng Sài Gòn năm 1951

Không cảnh Sài Gòn – thời điểm này, Sài Gòn vẫn còn được bao phủ bởi một màu xanh của hàng cây dọc đường. Tòa nhà hiện rõ ở giữa hình là Dinh Độc Lập – Từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.

Bãi tắm ngựa

Cầu của Hãng vận tải biển Messageries Maritimes (cầu Mống)

Vùng ven Sài Gòn – Đường đi Tây Ninh

Vùng lân cận Sài Gòn – đường đi phà Thủ Đức. Nay gần khu vực hãng nước mắm Liên Thành (Thủ Đức) cạnh bến phà qua bán đảo Thanh Đa – khu du lịch Bình Quới Tây.

Tháp nước ở vị trí vòng xoay Hồ Con Rùa ngày nay

Viện Bảo Tàng đầu tiên của Sài Gòn, tại số 12 Lê Duẩn ngày nay (cạnh bên Diamond Plaza ngày nay).

Nơi đây từng là Viện Bảo tàng Quốc gia, nhưng khi Viện Bảo tàng mới được xây dựng cạnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn thì nơi đây đã được trưng dụng cho việc khác

Bữa cơm của một gia đình người An Nam

Bán nước giải khát dạo gần bùng binh chợ Bến Thành

Ga xe lửa Sài Gòn

Đền thờ của người Ấn theo Hồi giáo nằm trên Rue Turc (nay là đường Hồ Huấn Nghiệp, nối từ quảng trường Mê Linh ra Nguyễn Huệ, nằm gần đường Ngô Đức Kế, Quận 1). Nay không còn.

Nhà máy nước Sài Gòn

Nhà hát Thành phố – Chức năng ban đầu là biểu diễn nghệ thuật, nhưng sau đó lại bị trưng dụng vào một số mục đích khác. Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa thì là trụ sở Quốc hội, nhưng khi chế độ sụp đổ thì có một thời gian là Nhà Văn Hóa. Đến khi Đệ nhị Cộng hòa được tái lập thì nơi đây lại trở thành trụ sở Hạ Nghị viện. Mãi đến sau 1975 thì mới được trả về đúng công năng ban đầu.

Xe mì của người Tàu – Chiếc xe này rất đặc trưng với thiết kế độc đáo, nên nhìn vào sẽ biết ngay ông chủ là người Tàu. Bởi phía trước của xe mì là những hình vẽ nhân vật như Lưu Bị, Trương Phi, Quan Công,…trong Tam Quốc diễn nghĩa.

Chợ cũ Chợ Lớn, chỗ Bưu điện Quận 5 ngày nay

Gánh hàng rong trên đường phố Chợ Lớn

Đám rước rồng ở Chợ Lớn năm 1908, bên phải hình trên là Hotel de Ville de Chợ Lớn (Chính là tòa Thị Chánh Thành phố Chợ Lớn hay còn gọi là Dinh Thị trưởng)

Câu lạc bộ dưới nước cạnh cột cờ Thủ Ngữ

Đường Đồng Khánh Chợ Lớn

Vòng xoay Diên Hồng hay còn gọi là vòng xoay Quách Thị Trang, phía trước chợ Bến Thành.

Trạm xe kéo

Xe kính (xe Malabar) chờ khách bên cạnh chợ Bến Thành

Bến tập kết hàng hóa để dưa vào Chợ cũ

Xe điện chạy qua phía đầu đường Charner

Công trường Place Rigault de Genouilly với bức tượng đài Thủy sư đề đốc Pháp Charles Rigault de Genouilly ở chính giữa. Năm 1955, chính quyền dỡ bỏ tượng Genouilly và đổi tên nơi này thành Công trường Mê Linh. Năm 1962, vị trí cũ của tượng Genouilly người ta dựng nên tượng Hai Bà Trưng. Nhưng sau đó, người dân cho rằng đó là hình mẫu của hai mẹ con Trần Lệ Xuân nên đã kéo sập bức tượng vào năm 1963. Và ví trí đó được để trống, đến năm 1967 thì dựng nên tượng Trần Hưng Đạo.

Cầu Avalanche (cầu sắt – cầu Bùi Hữu Nghĩa) và cầu Bông Đa Kao

Trong hình không ảnh năm 1931 này vẫn còn thấy Khám Lớn Sài Gòn cạnh bên khu vực Tòa Án

Những bức hình kỷ niệm về một thời Sài Gòn đã xưa: Chợ Bến Thành – Vùng phụ cận Sài Gòn – Cầu Thị Nghè trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn – Đường Lê Lợi, hướng nhìn về Nhà hát Thành phố ở đường Tự Do.

Những bức hình kỷ niệm về một thời Sài Gòn đã xưa: Nhà hát Thành phố nằm ở đường Tự Do – Công viên phía trước Nhà hát ở Công trường Lam Sơn – Đường Tự Do, hướng hình về khách sạn Continental (bên phải) và thương xá EDEN (bên trái) – Xe tang trên đường phố Sài Gòn

Những bức hình kỷ niệm về một thời Sài Gòn đã xưa: Chuồng voi trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn – Tòa nhà Viễn Đông ở giao lộ Lê Lợi và Pasteur – Cảng và sông Sài Gòn – Vòng xoay Nguyễn Huệ và Lê Lợi (bùng binh Bồn Kèn)

Giấc ngủ ngắn ở Nam Kỳ của một phụ nữ An Nam

Khuôn viên Vườn Bách Thú Sài Gòn, đăng sau đó là cầu Thị Nghè bắc ngang qua con kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Bệnh viện Grall – Tiền thân là Bệnh viện Quân sự của Quân đội Pháp, thành lập từ năm 1862 khi họ mới xâm chiếm Nam Kỳ. Năm 1925 thì chính thức đổi tên thành bệnh viện Grall để vinh danh Giám đốc Y tế Nam Kỳ, bác sĩ Charles Grall. Năm 1978 Bệnh viện Grall đổi tên thành Bệnh viện Nhi đồng II, chấm dứt thời kỳ bệnh viện tổng quát và trở thành bệnh viện chuyên môn nhi khoa.

Nhà hát Thành phố nằm ở đường Tự Do (sau này là đường Đồng Khởi)

Bưu điện trung tâm Sài Gòn, nằm cạnh Nhà thờ Đức Bà, đối diện với vườn hoa có đặt bức tượng Giám mục Bá Đa Lộc dắt tay Hoàng tử Cảnh. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886–1891 với phong cách châu Âu, kết hợp với các trang trí phương Đông.

Rue D’Adran năm 1900 – 1905. Trước năm 1975, chính quyền đổi thành đường Võ Di Nguy và sau này là đường Hồ Tùng Mậu.

Trạm xe điện đi Chợ Lớn phía trước Chợ cũ

Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh hay còn gọi tắt là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn – Ban đầu là Nhà hát phục vụ nhu cầu xem hát của người Tây và chỉ có đoàn hát Tây được biểu diễn tại đây. Nhưng sau đó, người Việt đã được cho phép biểu diễn lần đầu ngày 18/11/1918.

Người phụ nữ An Nam đang gánh nước

Một viên quan trong bộ triều phục

Đường Dưới tức đường chạy dọc kênh Tàu Hủ, rạch Bến Nghé

Nhà thờ Thủ Đức

Hình ảnh Nhà hát Thành phố trong tấm postcard (hay còn gọi là bưu thiếp)

Cận cảnh nhổ mạ ở Nam Kỳ – Vùng phụ cận Sài Gòn

Viết một bình luận