Sài Gòn xưa cũ trong bộ ảnh “đẹp lạ mê hồn người” (Phần )

Sài Gòn của bây giờ có gì nhỉ? Những tòa cao ốc mọc lên san sát, đâu đâu cũng là xe cộ tấp nập và người người bận rộn với công việc mưu sinh, những hàng quán ven đường với đủ loại đồ ăn mới lạ,….Còn Sài Gòn của những ngày xưa thì sao? Nhà không được cao nhưng mang theo nhiều nét cổ điển của một nền kiến trúc Á – Âu pha trộn; xe không được nhiều mà hầu hết là người người đi bộ, đi xe kéo xe lôi, tân tiến một chút thì có xe bò, xe thổ mộ,…hàng quán thì không nhiều nhưng lại rất nhiều gánh hàng rong với những tiếng rao thân thuộc như chiếc đồng hồ sinh học – đến giờ là lại vang lên, gọi mọi người “mua sắm”,…

Góc Xưa không phủ nhận sự phát triển vượt bậc và hiện đại của Sài Gòn bây giờ, chỉ là muốn mượn lại những góc phố quen ngày cũ để hoài niệm về một thời hoa lệ của Sài Gòn xưa qua bộ ảnh tuyệt đẹp này!

Tiền thân của rạp chiếu phim Casino Sài Gòn ở góc đường Bonard – Pellerin (sau này là đường Lê Lợi – Pasteur)

Quảng trường phía trước Nhà Hát Thành phố trên đường Catinat

Tòa nhà này ngày nay là Nhà khách Bộ Quốc Phòng

Dãy nhà phố ngang đó trên đường Phạm Ngũ Lão, giới hạn bởi đường Bác sỹ Calmette (bên phải hình) và đường Phó Đức Chính (bên trái hình). Tòa nhà có mái ngói đỏ nhô lên cao là nhà chú Hỏa (Hui Bon Hoa).

Thợ đóng móng ngựa dạo

Quảng trường phía trước chợ Bến Thành, bến xe thổ mộ đang chờ khách

Bán hoa tết trên vòng xoay bùng binh chợ Bến Thành

Hình ảnh những chiếc xe ngựa này khiến ta như được nghe vẳng lại tiếng lọc cọc của vó ngựa trên đường phố Sài Gòn ngày xưa, và hình như bao giờ cũng có cả tiếng leng keng của lục lạc trên cổ những con ngựa nữa…

Chợ Bến Thành – Ngôi chợ được khởi công xây dựng từ năm 1912, hình ảnh đồng hồ ở cửa nam của ngôi chợ này được xem là biểu tượng không chính thức của Thành phố. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định, bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.

Một góc đường Catinat, phía trước Nhà hát Thành phố – Tòa nhà trong hình bây giờ đã là Tòa nhà OPERA VIEW. Thời Đông Dương thuộc Pháp, đường này có tên là Rue Cartinat, thời Việt Nam Cộng hòa đổi thành đường Tự Do từ năm 1954 đến 1975. Sau năm 1975, chính quyền Việt Nam đổi tên đường Tự Do thành đường Đồng Khởi.

Khách sạn Continental, một trong những khách sạn lịch sử nổi tiếng ở Sài Gòn, xây vào năm 1878 và khánh thành năm 1880. Trong những thập niên 1960 – 1970, chánh phủ Sài Gòn bắt các cơ sở thương mại phải dùng bảng hiệu tiếng Việt, vì thế khách sạn có tên là “Đại Lục Lữ Quán”.

Đường Phan Châu Trinh – cửa đông chợ Bến Thành

Góc đường Lê Lợi – Pasteur từ trước năm 1975 có một thương hiệu nước mía Viễn Đông nổi tiếng vô cùng

Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam, bên cạnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn – Đây là nơi bảo tồn và trưng bày hàng chục ngàn hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước Việt Nam. Và năm 2013, chính quyền đã quyết định đổi tên thành Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.

Chartered Bank – Một ngân hàng tư nhân

Rạch Bến Nghé, tòa nhà trắng trong hình là Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam – Là một ngân hàng trung ương, hình thành ngày 31 tháng 12 năm 1954 và hoạt động đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngoài việc phát hành tiền tệ, cơ quan này đảm trách việc quản lý tài chính và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Cảng Sài Gòn và sông Sài Gòn

Cảng Sài Gòn

Bãi tắm ngựa trên rạch Bến Nghé

Cuộc thi đưa xe xích lô ở thời xưa

Grands Magasins Charner de Saigon (viết tắt là SGMC) được xây dựng năm 1914 ở trung tâm Sài Gòn tại góc đại lộ Charner và đại lộ Bonnard, gần tòa thị chính (hôtel de ville). Đến năm 1924 thì khu nhà này được tái thiết và khuếch trương theo phong cách Art Deco đón tiếp khách hàng thượng lưu của đô thị lớn nhất Liên bang Đông Dương. Mãi đến năm 1960 thì nơi đây mới được đổi tên thành Thương xá TAX với địa chỉ số 135 đại lộ Nguyễn Huệ. Tuy nhiên, năm 2016, công trình này đã bị tháo dỡ.

Khách sạn Saigon Palace nằm ở góc đường Catinat – Tên ban đầu của khách sạn này là Grand Hotel Saigon, được xây dựng vào năm 1929 với 68 phòng tại số 8 rue Catinat (nay là đường Đồng Khởi).

Nhà máy rượu Đông Dương hay còn gọi là nhà máy rượu Bình Tây

Một khu chợ ở Sài Gòn

Sạp hàng bán dưa hấu chưng tết của những năm thập niên 1950

Tháp chuông nhà thờ Huyện Sĩ (hay còn gọi là nhà thờ Chợ Đũi) khi đang xây dựng, với giàn giáo bằng tre năm 1902

Cửa hàng bán đồ ăn vặt ở Chợ Lớn

Xem bói

Góc ngã tư đường Catinat năm 1946 – Phía sau là tòa nhà số 213 đường Đồng Khởi ngày nay

Trụ sở Công ty Sữa Nestlé (sữa Con chim) nằm trên đường Công Lý, đoạn giữa Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Văn Sâm (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đoạn giữa Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Thái Bình).

Maison Diethelm nằm trên Quai de Belgique, trước năm 1975 là Ngân hàng Pháp Á trên đường Bến Chương Dương, phía bên phải hình là đầu đường Pasteur. Ngày nay là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VIETCOMBANK)

Hãng bia BGI trong Chợ Lớn trên đường Trần Hoàng Quân, nay là đường Nguyễn Chí Thanh

Tòa nhà nằm ngay góc đường Catinat – Bonard, ngày nay là tòa Union Square (góc đường Tự Do – Lê Lợi). Bức hình được chụp từ hướng Nhà hát Thành phố, con đường nằm ngang là đường Tự Do.

Nhà thuốc Kim Quân ở góc đường Lê Lai – Phan Châu Trinh

Xích lô máy – Đã từng là biểu tượng độc đáo của Sài Gòn. Xuất hiện vào những năm thập niên 1940, nhưng đến năm 1975 thì do sự khan hiếm xăng dầu cùng với sức cạnh tranh khốc liệt với xe làm mà xích lô máy dần biến mất khỏi nẻo đường Sài Gòn.

Tượng Gambetta trên nền chợ cũ

Chợ Cũ, ở hậu cảnh là dãy nhà phố trên đường Hồ Tùng Mậu ngày nay (dưới thời Pháp thuộc thì có tên là Rue d’Adran, trước năm 1975 thì đổi tên thành đường Võ Di Nguy)

Cửa tiệm đổi tiền của người Ấn

Đường ở Khu Boresse nay là đường Yersin Quận 1

Hàng không mẫu hạm Dixmude của Pháp năm 1948

Đường Catinat – trước năm 1975 là đường Tự Do, sau đó đổi tên thành đường Đồng Khởi.

Đường Catinat, sau này là đường Tự Do và bây giờ là đường Đồng Khởi.

Mặt trước của Nhà thờ Đức Bà và vườn hoa nơi đặt tượng đài Giám mục Bá Đa Lộc dắt tay Hoàng tử Cảnh

Phía sau Nhà thờ Đức Bà

Photo-Studio nằm ở đường Catinat – Là cửa tiệm của nhà nhiếp ảnh Ludovic Crespin ở số 136 đường Catinat. Khách sạn Continental (ngay giữa hình) nơi chiếc xe thứ ba phía xa trong hình đậu. Hình chụp hướng về phía quảng trường Nhà hát Thành phố và bến Bạch Đằng. Người chụp ảnh đứng ở khoảng góc đường rue d’Espagne (Lê Thánh Tôn) và đường Catinat (Tự Do) chụp về hướng quảng trường Nhà hát.

Đường Catinat, nhìn về hướng khách sạn Continental

Đường Nguyễn Huệ, nhìn về Tòa Đô Chánh Sài Gòn

Tháp nước chỗ Hồ Con Rùa ngày nay

Giao lộ ở Công trường Chiến sĩ, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế.

Nhà thờ Tin lành ở góc đường Thống Nhất – Mạc Đĩnh Chi

Viết một bình luận