Sài Gòn thật năng động qua bộ ảnh của John Rellis năm 1969

“Ngày tôi đi Sài Gòn quyến rũ
Ngày tôi về ủ rủ điện câu
Sài Gòn tráng lệ đèn mầu
Hôm nay tơi tả úa nhàu giáng thơ
Sài Gòn xưa bây giờ đổi khác
Phố tình thân bỏ mặc hoang đàng
Luyến lưu một thủa huy hoàng
Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông đâu rồi…”

Sài Gòn đã không còn là phần đất dành riêng cho người miền Nam nữa rồi, mà nó trở thành miền quê nhà đáng nhớ nhất kể từ khi người Bắc di cư vào Nam năm 1954, người Trung chạy nạn năm 1968….Lớn lên ở vùng đất “Viễn Đông”, bao nhiêu kỷ niệm vui buồn hờn giận đều được gieo trồng nơi đây, để khi chia ly thì nỗi luyến thương chồng chất. 

Trong hình là chiếc xe taxi “con cóc” với gam màu xanh dương và vàng kem đã từng tràn ngập khắp đường phố Sài Gòn những năm 1960 – 1970.

Sài Gòn xưa cho tuổi thơ ta những cái ngọt ngào và thơm mát của nước đá bào, của những gánh chè hàng rong…Sài Gòn xưa đậm đà trong từng ly cà phê vợt, những quán cóc vỉa hè,….Sài Gòn xưa nhộn nhịp những tiếng móng ngựa chạm xuống đường lóc cóc, leng keng của xe ngựa, xe bò,…Sài Gòn độc đáo với những biểu tượng giao thông như xích lô máy, xe lam, taxi “con cóc”, velo solex,….

Âm thanh của những tiếng động hàng ngày như tiếng chuông nhà thờ buổi sáng, tiếng rồ rồ của chiếc xích lô máy, tiếng rao của những gánh hàng rong, tiếng gọi nhau của những người hàng xóm trong hẻm,….Làm lên một Sài Gòn bồng bềnh trong nỗi nhớ.

Giao thông trên đại lộ Thống Nhất, (trước đó con đường này có tên là Norodom trùng tên với Dinh Norodom, nhưng sau 1975 thì chính quyền đổi tên thành đường Lê Duẩn). Tòa nhà phía xa xa là Dinh Độc Lập – Nơi đây đã từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa và bây giờ dinh được Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Một buổi sớm bình minh ở góc ngã tư đường phố Sài Gòn

Chiều tà trên đại lộ Thống Nhất – Con đường này khá dài, nối từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn đến Dinh Độc Lập và có trước khi thực dân Pháp chiếm lấy Sài Gòn. Nối với đường Hoàng thành cũ, trở thành đại lộ trung tâm của khu vực đầu não.

Góc Hồng Thập Tự – Pasteur. Con đường Hồng Thập Tự, sau này được đổi tên thành đường Nguyễn Thị Minh Khai – chính là một trong những tuyến đường quan trọng bậc nhất Sài Gòn từ xưa đến nay. Đây là một trong những con đường cổ xưa nhất Sài Thành, là một trong ba con đường thiên lý (đường Cái Quan) – cũng là đường thiên lý quan trọng nhất đi về phía Bắc thẳng hướng kinh đô Huế, kể từ vùng đất phương Nam được khai phá.

Góc đường Alexandre de Rhodes – Pasteur , trước đó đây là vị trí của Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa được xây dựng năm 1961 (nay là Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh) xây dựng tại vị trí hai tòa nhà của giáo hội tại số 4 và 6 đường Alexandre de Rhodes.

Người ta nói rằng vào sáng ngày 23/9/1945, Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ do ông Trần Văn Giàu (1911-2010) làm chủ tịch đã họp tại trụ sở của họ để hoạch định một chiến dịch kháng chiến vũ trang chống lại các binh sĩ của Tướng Gracy người Anh và những tù binh chiến tranh người Pháp mà trước đó các binh sĩ này đã thả ra và trang bị vũ khí cho họ. Sau khi Hội Truyền giáo Hải ngoại Paris rời Sài Gòn năm 1954, tòa nhà trụ sở trước đây của họ đã được chính quyền Nam Việt Nam tiếp quản và được chuyển thành Học viện Quốc Gia Hành Chánh, trong khi đó tòa nhà giám mục bên cạnh thì trở thành Trụ sở Bộ Ngoại giao VNCH.

Ngã tư Hồng Thập Tự – Công Lý, sau này được đổi tên thành đường Nguyễn Thị Minh Khai – Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Bên trái là Dinh Độc Lập, bên phải là trường THPT Lê Quý Đôn (Đây là trường trung học đầu tiên của Sài Gòn, được thành lập năm 1874, với tên gọi ban đầu Collège Chasseloup-Laubat)

Ngã tư đường Công Lý – Yên Đổ, sau này được chính quyền đổi tên thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lý Chính Thắng

Cô thư ký trong văn phòng Boeing Sài Gòn

Những cô gái Sài Gòn

Những cô gái Sài Gòn trong tà áo dài truyền thống, đầy duyên dáng và thướt tha, vừa tôn dáng vừa xinh đẹp

Đây là kiểu trang phục điển hình của Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung: áo dài truyền thống và đồ bà ba cùng chiếc nón lá.

Những gánh hàng rong ngay góc ngã tư Hàng Xanh – Lý giải về tên gọi, có ý kiến cho rằng phải viết Hàng Sanh bởi vì trước đây, vùng này trồng rất nhiều cây sanh (một cây thuộc họ Dâu tằm), tiếng địa phương phát âm chệch thành Hàng Xanh.

Ngã tư Hàng Xanh – Nhà thờ và trường Nguyễn Duy Khang. Trường Nguyễn Duy Khang sau này đổi tên thành trường THPT Gia Định, hay được gọi đơn giản là trường Gia Định thành lập từ năm 1956. Ban đầu, đây vốn là trường tư thục thuộc Giáo hội Công giáo, cho đến nay trường Gia Định là một trong những trường phổ thông lâu đời và truyền thống nhất thành phố.

Lối vào Đền Tử Sĩ nằm trong khu vực của Nghĩa Trang Quân Đội VNCH tại Biên Hòa, nhưng bây giờ đã bị đổi tên thành Nghĩa trang Nhân dân Bình An, còn được gọi tắt là Nghĩa trang Bình An hay Nghĩa địa Bình An. Nơi đây từng là nơi chôn cất khoảng 16.000 tử sĩ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng như các quan chức, sĩ quan cao cấp của chính thể Việt Nam Cộng hòa. Nhưng sau năm 1975 thì nghĩa trang này được đặt dưới sự quản lý của Quân khu 7, nhiều năm bị bỏ hoang phế do không có người trông coi và chịu trách nhiệm.

Bức tượng đài có tên là Thương Tiếc được đặt trong khuôn viên của Nghĩa trang Quân đội VNCH ở Biên Hòa, tượng có chiều cao 5 m và được đặt trên bệ cao 3 m, do nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu sáng tạo, khắc họa hình ảnh một quân nhân Việt Nam Cộng hòa cầm súng ngồi canh gác, được dựng vào năm 1966.

Chiếc xe lam trên xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa (nhưng đến tháng 10 năm 1984 thì xa lộ đổi tên thành xa lộ Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội)

Cầu Sài Gòn trên xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa

Không ảnh khu vực quận 5 Chợ Lớn – Đường An Dương Vương nhìn về quận 5, nhánh rẽ bên trái là đường Trần Phú, gần đó là bệnh viện An Bình. Chỗ công viên trước bệnh viện AB có bức tượng thiên sứ Micae của Sư đoàn Nhảy dù

Kho xăng dầu Nhà Bè

Nhà thờ Bắc Hà, đường Lý Thái Tổ, Quận 10

Sông Nhà Bè – Phà Bình Khánh đi Cần Giờ

Một bức ảnh về khu vực Biên Hòa

Viết một bình luận