Sài Gòn thanh lịch và sang trọng với loạt ảnh Saigon 1963 của Folklore Atelier

Một Sài Gòn 1963 thanh lịch với các tà áo dài, sang trọng với những công trình kiến trúc độc đáo dưới ống kính của nhiếp ảnh gia Folklore Atelier.

Đường Tự Do, Thương xá EDEN, khách sạn Continental Palace & QUỐC HỘI
Khách sạn Continental Palace – Tòa nhà Quốc Hội

Khách sạn Continental là một khách sạn lịch sử nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở số nhà 132 – 134 đường Đồng Khởi. Khách sạn bắt đầu xây vào năm 1878 dưới thời Pháp thuộc

Vườn hoa Công trường Lam Sơn

Công trường Lam Sơn là một khu vực công cộng nằm ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, bao quanh phía trước và phía sau Nhà hát Thành phố. Chạy ngang công trường là đường Đồng Khởi nổi tiếng. Ngoài Nhà hát, xung quanh công trường còn có một số khách sạn lâu đời như Khách sạn Continental và Khách sạn Caravelle Sài Gòn.

Những cô gái thanh lịch trong tà áo dài trước tòa nhà Quốc Hội

Năm 1898, Nhà hát Thành phố bắt đầu được xây dựng và hoàn thành hai năm sau đó. Nhà hát mở cửa lần đầu tiên vào ngày 17-1-1900. Năm 1944, Nhà hát Thành phố bị máy bay Đồng minh ném bom làm khán đài và sân khấu đều sụp đổ. Năm 1955, Nhà hát được tu bổ lại. Từ năm 1956 dùng làm trụ sở Quốc hội Sài Gòn. Đến năm 1964 đổi thành Nhà Văn Hóa, nhưng năm 1965 trở lại làm trụ sở Quốc hội Sài Gòn, năm 1967 là trụ sở của Hạ Nghị Viện. Sau năm 1975, Nhà hát được trả lại chức năng ban đầu của nó là tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Nay là Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn).

Chợ Saigon, ngã ba Phan Bội Châu-Lê Thánh Tôn
Chợ Saigon, ngã ba Phan Bội Châu-Lê Thánh Tôn
Cửa Đông chợ Saigon, đường Phan Bội Châu
Cò đờn cò – Những người bán đờn cò cho khách Mỹ. Họ thường “giới thiệu sản phẩm” bằng cách kéo thử cho khánh nghe và chỉ khách Mỹ cách chơ đờn cò.

Đờn cò hay còn gọi là đàn nhị – là một loại nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ, do đàn có 2 dây nên gọi là đàn nhị (nhị hồ), có xuất xứ từ Ấn Độ và vùng Trung Á, được du nhập vào Trung Quốc từ thế kỷ I đến thế kỷ III sau công nguyên từ người Hồ (tên gọi được người Hán dùng để chỉ các dân tộc sinh sống tại vùng giáp giới giữa tây bắc Trung Quốc với các nước Trung Á) trong thời kỳ thịnh đạt của “Con đường tơ lụa”. Đàn xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ X. Ngoài người Kinh, nhiều người dân tộc thiểu số trên thế giới cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này như Thái Lan, Campuchia,Nhật Bản,Hàn Quốc,…

Tuy phổ biến tên gọi “đàn nhị”, nhiều dân tộc tại Việt Nam còn gọi đàn bằng tên khác nhau. Người Kinh gọi là líu hay nhị líu (để phân biệt với “nhị chính”), người Mường gọi là “Cò ke”, người miền Nam gọi là Đờn cò. Hình dáng, kích cỡ và nguyên liệu làm đàn nhị cũng khác nhau đôi chút tùy theo tộc người sử dụng nó.

Cò đờn cò
Đường Lê Lợi năm 1963 dưới ống kính Folklore Atelier
Xe xích lô hay lui tới trước cổng chợ Sài Gòn ngày ấy
Một cửa hàng tạp hóa Ngâu Giang Số 253A đường Công Lý

Viết một bình luận