Sài Gòn tạp pín lù – Cuốn sách gột tả Sài Gòn xưa một cách trọn vẹn

Từ xưa đến nay, những nhà báo, nhà văn khi viết về Sài Gòn đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để khai thác những chủ đề xung quanh Sài Gòn – Một nơi đã có từ rất lâu về trước và vẫn luôn phát triển mỗi ngày. Ở đây, ta được gặp những con người thân thiện, hảo sảng. Được chứng kiến một xã hội đã trải qua nhiều chính thể và sự đổi thay của nó. Chúng ta dễ dàng tìm thấy những quyển sách kể về Sài Gòn, cho dù là cuộc sống xa xưa hay đời sống hiện đại cũng được các tác giả chăm chút và kể lại một cách chân thật. Trong đó, ta không thể bỏ qua cuốn Sài Gòn tạp pín lù – Cuốn sách gột tả được Sài Gòn xưa một cách trọn vẹn.

Sài Gòn tạp pín lù – Cuốn sách hay về Sài Gòn xưa được chắp bút bởi học giả Vương Hồng Sển

Tác giả của cuốn sách Sài Gòn tạp pín lù là nhà văn, học giả, nhà cổ ngoạn Nam bộ Vương Hồng Sển. Ông là người có hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hóa Nam Bộ. Ngòi bút của ông “bay lượn” với ý văn nhẹ nhàng. Quả thật không ngoa khi nói rằng ông là nhà văn với tài năng hiếm thấy của thế kỷ XX. Đồng thời, thú chơi đồ cổ của ông cũng rất được nhiều người kính trọng. 

Về cuốn Sài Gòn tạp pín lù, đây là cuốn sách viết về Sài Gòn. “Tạp pín lù” được hiểu là thập cẩm, trộn lẫn giữa nhiều thứ, ý nói cuốn “Sài Gòn tạp pín lù” là cuốn sách viết về nhiều thứ ở Sài Gòn. Sài Gòn tạp pín lù (Sài Gòn năm xưa II, III) là cuốn sách nối tiếp cuốn Sài Gòn năm xưa I đã được xuất bản năm 1962.

Như ông đã nói, khi viết cuốn sách này, ông nhớ điều gì về Sài Gòn thì ông viết cái đó bằng chiếc máy đánh chữ ngày xưa. Vậy nên khi đọc chúng, ta cảm nhận rõ rệt được cái tình, sự chân thành cùng câu từ tự do, phóng thoáng của cụ Vương Hồng Sển. Khi đọc nó, dường như ta thấy hình ảnh một học giả gắn liền với Sài Gòn, là hình ảnh người dân Sài Gòn đã cùng nhau trải qua những năm tháng lịch sử hào hùng của nơi đây, là những con người chia nhau từng miếng bánh hay từng viên thuốc cảm.

Tạp pín lù hay tả pín lù là cách đọc trại xuất phát từ da bin lo của người Trung Quốc. Thông thường khi nhắc đến tạp pín lù, người ta liên tưởng đến một món ăn hổ lốn, lai tạp có trộn lẫn nhiều thứ trong đó. Khi ăn vào, ta cảm nhận được hương vị đậm đà đặc biệt. Và khi đọc cuốn Sài Gòn tạp pín lù, ta cũng cảm nhận được sự đậm đà đặc biệt ấy. Đặc biệt ở đây là người làm ra chúng, dọn lên cho chúng ta món ăn này lại không phải là đầu bếp mà chính là nhà văn, học giả Vương Hồng Sển với bút pháp văn phong không khiên cưỡng.

Khi viết cuốn sách này, cụ Vương Hồng Sển đã nói rằng: “Chỗ nào chưa “êm” nhờ cóc bạn chỉ giùm, nếu tìm cách bổ khuyết càng tốt, gọi giúp lẫn nhau, già thua trẻ không xấu, mác cỡ bậy, hay gì?”.

Cuốn Sài Gòn năm xưa I chủ yếu nói về nguồn gốc và vị trí của Sài Gòn. Còn cuốn Sài Gòn năm xưa II dùng để nói về những vương vấn, khắc khoải của những đôi nam nữ, về sinh hoạt của người dân Sài Gòn khoảng những năm 1970, 1980. Những nỗi nhớ da diết giữa người với người và những rung động đầu đời mà có lẽ khi đã về già thì tình cảm ấy cũng chẳng thể phai nhạt cũng có thể cảm nhận trong cuốn sách này.

Cuốn sách viết về sinh hoạt của người dân Sài Gòn năm 1970, 1980

Nếu như những cuốn sách khác thường kể về các mốc thời gian từ trước cho đến sau thì với cụ Vương Hồng Sển, ông muốn viết một cuốn sách không bị bó buộc và giới hạn về thời gian. Ông muốn tự do nhớ và tự do viết, mình nhớ đến đâu thì mình viết tới đó. Cứ tưởng điều này sẽ khiến cuốn sách trở nên hổ lốn, nhưng với bút pháp của ông, ông đã biến nội dung trở nên mạch lạc với câu từ được trau chuốt kỹ càng.

Những nhân vật xưa quen thuộc với Sài Gòn đã được cụ Vương nhắc lại trong cuốn sách của mình. Cụ kể về cô Ba Trà, cô Tư Nhị, cô Bảy hạt điều,… với cách viết cách viết thân tình, gần gũi làm cho nhiều người phải bồi hồi khi đọc hay nhớ về số phận của những người phụ nữ ấy. 

Qua đây, ta có thể tìm được những thứ đã không còn tồn tại, những thứ đã bị thời gian vùi lắp. Tại cuốn sách này, ta hồi tưởng lại những thứ đã bị chôn vùi, về những món ăn, những thú vui thi vị, những cảm xúc và những kỷ niệm một thời đã xa. Nhớ về món bánh hỏi của ông già Thủ Đức, món bò bung, tô phở thơm nức mũi tại đường Turc (Hồ Huấn Nghiệp) hay tô cháo cá chợ Củ,… Tất cả được cụ Vương Hồng Sển ghi lại bằng tất cả tâm tình của mình, ông gửi tâm tư tình cảm vào câu chữ để những thứ ấy luôn tồn tại với thời gian. 

Sài Gòn xưa được cụ Vương gột tả bằng ngòi bút nhẹ nhàng của mình

Người ta thích đọc Sài Gòn tạp pín lù vì nó gột tả một Sài Gòn xưa cũ, về những thứ đã xa và cũng vì văn phong của cụ. Những câu từ phóng thoáng, cách đặt câu và cách miêu tả của cụ,… Tất cả đã tạo nên một cuốn sách hay viết về Sài Gòn xưa.

Viết một bình luận