Sài Gòn năm 1962 – 1967 thật yên bình qua góc nhìn của Anton Cistaro

Bỏ qua những khó khăn, góc khuất của những số phận hẩm hiu giữa lòng Sài Gòn phồn hoa, chúng ta hãy thử ngắm nhìn một Sài Gòn của những năm 1962 – 1967 được bao phủ bởi màu sắc yên bình, người người luôn thường trực trên môi nụ cười, cảnh vật cũng đằm thắm và rực rỡ. Dưới đây chính là những hình ảnh về Sài Gòn được Anton Cistaro sưu tầm:

Bên góc trái hình chính là thương xá TAX và hình ảnh chụp ngay ngã tư của Đại lộ Nguyễn Huệ và đường Lê Lợi.

Đường Nguyễn Huệ, phía đối diện chính là thương xá TAX – được xây dựng từ năm 1880.

Không phải lúc nào cũng nhộn nhịp xe cộ, Sài Gòn cũng có một con đường được trồng đầy hoa như Đà Lạt, người người nô nức ngắm cảnh, yên bình và vui vẻ!

Đường hoa Sài Gòn.

Tượng đài hai quân nhân Thủy quân Lục chiến (TQLC) được xây dựng dưới thời Đệ nhị Cộng hòa, trước Hạ viện, hay còn gọi là tòa nhà Quốc hội, nay là Nhà hát Thành phố. Tượng hai người lính TQLC có độ cao 9 mét, trong tư thế xung phong, mũi súng hướng về trụ sở Hạ viện.

Quang cảnh thành phố tấp nập người xe qua lại.

Một góc chụp trên đường Tự Do. Thời Đông Dương thuộc Pháp, đường này có tên là Rue Cartinat, thời Việt Nam Cộng hòa đổi thành đường Tự Do từ năm 1954 đến 1975. Sau năm 1975, chính quyền Việt Nam đổi tên đường Tự Do thành đường Đồng Khởi, cùng với đường Công Lý thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Phía trước chính là ngã tư – khúc giao giữa đường Tự Do và đường Lê Thánh Tôn.

Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, Quận 1 ngày nay. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886 – 1891 với phong cách châu Âu theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách phương Tây kết hợp với nét trang trí phương Đông.

Hình ảnh được chụp trên đường Lê Duẩn ngày nay, đối diện ở phía xa xa chính là Dinh Toàn quyền, sau năm 1954 được đổi tên thành Dinh Độc Lập.

Sẽ có những ngày Sài Gòn vắng lặng, ít người xe!

Tòa Đô Chánh Sài Gòn chính là trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay tọa tại số 86 đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, nằm ngay đầu đường Nguyễn Huệ hướng ra sông Sài Gòn.

Trước đó, đây chính tòa Opera House được Pháp xây dựng để biến thành khu trung tâm giải trí dành riêng cho những nhân vật sang trọng và người dân gọi nó là Nhà Hát Tây do chỉ phục vụ cho người Tây. Năm 1955, nhà hát được tu bổ cải tạo nhưng lại được sử dụng với chức năng tòa Trụ sở Quốc hội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (sau đó dưới thời Đệ nhị Cộng hòa lại được đổi thành tòa Hạ nghị viện). Mãi sau năm 1975, Nhà hát được trả lại chức năng ban đầu là tổ chức biểu diện nghệ thuật.

Chợ Bến Thành, góc chụp ngay khúc bùng binh Quách Thị Trang.

Những người ngoại quốc đang ngồi xích lô ngao du thành phố Sài Gòn, ảnh được chụp lúc những người này dừng tại Đại lộ Nguyễn Huệ.

Hình ảnh được ghi lại tại vỉa hè của Đại lộ Nguyễn Huệ và Nguyễn Tiệp, những quầy hàng được bày bán rất nhiệt tình và khách ghé chọn mua hàng cũng rất đông đúc.

Một quầy hàng được cho phép bán, bên kia thì được trưng bày những lá cờ nhiều màu của các nước.

Phía sau chính là Ma Cabane Nightclub @ 108 Trương Công Định (thuộc góc đường của đường Trương Công Định và đường Nguyễn Du).

Một góc chụp khác của Bưu điện trung tâm Sài Gòn.

Nhà thờ Đức Bà.

Những đứa nhỏ đang tụ tập chơi đùa trước một chiếc “taxi con cóc”, ngay ngã ba Bến Bạch Đằng và Đại lộ Hàm Nghi, góc bên trái khung hình chính là Nha Thương Cảng Saigon (Commercial Port Directorate) @ 1 đại lộ Hàm Nghi.

Phía trước của Thảo Cầm Viên ngay góc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và đường Thống Nhất những hàng quán được bày bán rất đông, họ thậm chí còn lấn xuống cả lòng đường.

Phía trước của Đền Kỷ niệm.

Lịch sử ngôi đền bắt đầu vào năm 1926, khi nhà cầm quyền Pháp cho xây dựng cạnh cổng chính trong khu vực Thảo Cầm Viên một ngôi đền mang tên Đền Kỷ niệm (Temple de Souvenir), để tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất.

Sau năm 1954, đền được đổi tên là Đền Quốc Tổ Hùng Vương, và thờ thêm một số nhân vật lịch sử khác, như: Lê Văn Duyệt, Trần Hưng Đạo… Năm 1975, đền đổi tên là Đền Hùng Vương và mang tên gọi này cho đến nay.

Tòa nhà Viện Bảo Tàng (nay là Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh) trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

Những cô cậu nhóc đang cười thật tươi, làm duyên trước khung ảnh.

Những tà áo dài phấp phới trên những chiếc xe đạp cũ, đây chính là nét duyên dáng được ghi dấu trong tâm trí của nhiều người.

Tổng Nha Quan Thuế nằm ở góc đường Đại lộ Hàm Nghi và Bến Bạch Đằng.

Tượng Hai Bà Trưng tọa lạc tại Công trường Mê Linh, Sài Gòn – Nằm gằn với Bến Bạch Đằng.

Trước đó, tại vị trí này, chính quyền đã đặt một bức tượng của viên đô đốc – thống đốc Rigault de Genouilly. Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam được một khoảng thời gian, thì năm 1962, chính quyền Ngô Đình Diệm mới cho xây dựng lại và thay bằng tượng Hai Bà Trưng để vinh danh hai nữ tướng đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

Sau cuộc đảo chính 1963 diễn ra, tượng Hai Bà Trưng đã bị người dân Sài Gòn giật sập, do họ cho rằng đó là được mô phỏng theo hình tượng của mẹ con bà Trần Lệ Xuân. Sau đó, cũng tại vị trí này, tượng đài Trần Hưng Đạo được dựng lên và tồn tại đến ngày nay.

Con sông lớn của Sài Gòn, xa xa là những ngôi ngà xập xệ được dựng tạm bợ của người dân nghèo.

Cảnh sông nước thật thanh bình!

Hình ảnh một chuyến đò bắc sang sông, chở người thì bên này sang bên kia sông.

Người đò, trong thật nhỏ bé giữa một khoảng sông lớn.

Một góc chụp khác trên sông, người chèo thuyền đưa khách sang sông.

Khúc ngã ba đường Lê Văn Duyệt và đường Nguyễn Du.

Hình ảnh chụp trên đường Tôn Thất Đàm, phía trước chính là ngã tư – khúc giao giữa đường Tôn Thất Đàm và đường Hàm Nghi. Góc trên bên phải về sau (khoảng 1966 – 1967) sẽ xây dựng trụ sở Ngân hàng Việt Nam Thương Tín nay là Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank).

Một chiếc ảnh được chụp trên đường Trần Văn Thạch, phía bên phải khung hình có một tòa nhà đang xây lúc trước chính là rạp Kinh Đô, nó nằm bên hông chợ Tân Định.

Những đứa trẻ nghèo với nụ cười vô tư!

Đường Phan Bội Châu, cạnh vườn hoa Quách Thị Trang.

Ty Bưu điện Pleiku nằm ngay góc đường Hoàng Diệu và đường Trình Minh Thế – Ảnh chụp năm 1962.

Khoảng thời gian rãnh rỗi của những người lính bên một trận “gà”!

“Đá gà” trở thành thú vui tiêu khiển.

Ngã tư Đồng Khánh và đường Tổng Đốc Phương. Trước đó, trên bờ của rạch chảy qua trước nhà của ông Tổng đốc (Tổng đốc Đỗ Hữu Phương, gốc người Minh Hương) có một con đường gọi là “Phố xếp” (rạch này cũng gọi là rạch Phố Xếp), sau này được lấp đi thành đường Tổng đốc Phương.

Vẫn là khúc ngã tư Đồng Khánh và đường Tổng Đốc Phương, nơi nhà có tháp cao ngày nay là nhà hàng Ái Huê.

Giàn giáo phía bên phải là của khách sạn Phượng Hoàng góc Đồng Khánh – Tổng Đốc Phương đang xây dựng.

Đường Đồng Khánh.

Đường Đồng Khánh của khu vực Chợ Lớn khá đông đúc, người người qua lại nơi đây mỗi ngày rất nhiều.

Thêm một chiếc ảnh được chụp từ đường Đồng Khánh.

Người chụp đang đứng trên đường Đồng Khánh để chụp hình. Phía sau của họ chính là ngã tư của đường Đồng Khánh và đường Tổng Đốc Phương.

Khung cảnh của con kinh Tàu Hủ, góc chụp nhìn từ cầu Xóm Chỉ.

Đây cũng là hình ảnh của kinh Tàu Hủ được chụp từ góc cầu Xóm Chỉ, nhưng nó là hình ảnh phía sau lưng của người chụp bức ảnh trên.

Kinh Tàu Hủ được chụp từ góc cầu Xóm Chỉ.

Chợ Bình Tây, đường Tháp Mười. Bên phải là đường Chu Văn An

Góc chụp trực diện cổng chợ Bình Tây ở khu vực Chợ Lớn.

Chợ Bình Tây được chụp khi đứng trên đường Tháp Mười.

Chợ Bình Tây, trên đường Tháp Mười – Dù không gian lòng chợ rất rộng và lớn, tuy nhiên, phía trước cổng chợ và những mặt của chợ vẫn tụ tập khá đông tiểu thương buốn bán, phần lớn là những người bán hàng rong.

Chợ Bình Tây là một ngôi chợ thuộc khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn (nay là Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh), tọa lạc trong khu vực gọi là Chợ Lớn nên chính bản thân nó cũng thường được gọi không chính thức là chợ Lớn.

Chợ Bình Tây là đầu mối sỉ hàng hóa lớn của Thành phố Hồ Chí Minh. Hàng hóa ở đây được đưa đi phân phối khắp nơi trong cả nước, thậm chí bán sỉ sang thị trường Campuchia và nhiều nước khác. Ngôi chợ có tuổi đời lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh này là nơi thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tham quan.

Chợ Bình Tây do một thương gia người Hoa là Quách Đàm (còn gọi là Thông Hiệp) bỏ tiền ra xây dựng vào năm 1928 rồi tặng cho chính quyền thành phố lúc bấy giờ, khánh thành năm 1930 và pho tượng nằm vị trí trung tâm khu chợ chính là tượng ông Quách Đàm.

Nửa đầu thế kỷ trước, ở Sài Gòn – Chợ Lớn làm ăn, Huỳnh Văn Hoa và Quách Diệm được thương giới nghiêng mình nể phục, liệt vào hạng thượng thừa “Bạch thủ thành gia” (tay trắng nên nhà).

Những chiếc bánh mì không dài dài này đã chẳng còn xa lạ! Nó đã trở thành nét đặc trưng của người Sài Gòn – Chợ Lớn.

Bến xe đò trong khu vực Chợ Lớn.

Bến xe Chợ Lớn cũng là một trong những bến xe được dựng nên dưới thời kỳ Pháp thuộc, Pháp đã sử dụng một số xe chở khách nhỏ lớn trong phạm vi thành phố sang các vùng phụ cận khác. Nơi đây thường tập trung khá nhiều gánh hàng rong của người dân, chủ yếu là bán cho khách đi xe.

Bến xe đò Chợ Lớn.

Những người đi xe đang tìm kiếm đúng chuyến để lên đường đến nơi cần đến.

Ngoài chở người, những chiếc xe khách cũng chở theo hành lý  của khách như rau cải, xe cộ,…

Cập hai bên đường là những chiếc xe đò đang bắt đầu chờ khách để khởi hành.

Trong một khu chợ của khu vực Chợ Lớn.

Góc ngã tư đường Hiền Vương và đường Hai Bà Trưng.

Một cửa hàng đang những thứ đồ gia dụng ở Chợ Lớn.

Trước quầy hàng tập hóa!

Hình ảnh chụp hai đứa nhỏ trước một rạp hàng, nếu ai biết về rạp Đại Quang thì sẽ biết nơi này!

Một pa – nô giới thiệu bộ phim mới được treo trước rạp Đại Quang, trên đường Tổng Đốc Phương.

Bảng hiệu Lưu Thăng Hưng trên Đại lộ Khổng Tử ở Chợ Lớn.

Những chiếc lồng chim được móc đầy ở cửa sổ nhà.

Những cậu trai trẻ đang tạo dáng trước khung ảnh của người nhiếp ảnh.

Nghề mộc của người Hoa

Đây liệu có phải là thầy bói bên vệ đường?

Những đứa trẻ con tụ tập lại với nhau để đọc những quyển truyện được thuê.

Một quầy nước giải khát

Tiệm bán vịt quay ở Chợ Lớn, đây là món ăn đặc sản của người Hoa, được bổ sung vào thực đơn của người Việt.

Những nụ cười ngây thơ của bọn trẻ.

Những gánh hàng rong trước cổng chùa Ông Bổn nằm trên Đại lộ Khổng Tử (nay là đường Trang Tử và Hải Thượng Lãn Ông), những đứa trẻ cũng vì quà vặt mà tụ tập tại đây đông đúc.

Trong một ngôi miếu nhỏ ở Chợ Lớn, phần lớn là được xây dựng bởi người Hoa.

Người ta ngủ trưa trên một góc phía trước của chùa Ông Bổn. Chùa ông Bổn còn có tên là miếu Nhị Phủ hay Hội quán Nhị Phủ, được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 18, do các đồng hương người Hoa từng di dân qua VN từ lâu đời, của hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến cùng đóng góp tiền bạc, công sức xây dựng ngôi đền miễu này trên mảnh đất Đề Ngạn (Chợ Lớn), có diện tích 2500m2, nay là đường Hải Thượng Lãn Ông, P. 14, Q. 5 (TpHCM), gần Bưu Điện Q. 5 và chợ Bình Tây

Nơi chính điện thờ của Nhị Phủ miếu, ngoài việc được trang trí nhiều câu đối, hoành phi, bình phong thời cổ đại, nơi đây còn lưu giữ một số hiện vật quý như : trống chầu, chuông cổ, tượng kỳ lân bằng đá …… tạo sự tò mò, thích thú cho khách du lịch phương xa, nên đã được Bộ VH/TT công nhận là một di tích văn hóa, lịch sử cấp QG.

Kiến trúc nhà ngày xưa

Nhà đông con, đây cũng được cho là gia đình khá giả của những năm 1962 – 1967

Sài Gòn – Chợ Lớn của những năm 1962 – 1967

Viết một bình luận