Sài Gòn – Bình Dương những năm 1964 – 1966 dưới ống kính của Tom Langley – Phần 1

Cùng Thời Xưa ngắm nhìn lại những hình ảnh sinh động về địa hình, con người, cuộc sống ở Sài Gòn – Bình Dương của những năm 1964 – 1966 dưới ánh nhìn của nhiếp ảnh gia Tom Langley.

Khu căn cứ chiến đầu ở Phước Vĩnh, Phú Giáo, Bình Dương
Một góc chụp khác của khu căn cứ Phước Vĩnh
Từ năm 1959 đến năm 1965, Phước Vĩnh là tỉnh lỵ của tỉnh Phước Thành. Sau khi giải thể tỉnh Phước Thành, xã Phước Vĩnh trở thành quận lỵ quận Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (sau năm 1975 là huyện Phú Giáo).
Tháng 2 năm 1976, 3 tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long hợp nhất thành tỉnh Sông Bé, huyện Phú Giáo thuộc tỉnh Sông Bé.
Ngày 11 tháng 3 năm 1977, huyện Phú Giáo hợp nhất với huyện Đồng Xoài thành huyện Đồng Phú, xã Phước Vĩnh thuộc huyện Đồng Phú. Tuy nhiên, huyện lỵ huyện Đồng Phú đặt tại xã Đồng Xoài.
Quân đội Mỹ đang trong quá trình làm đường để phục vụ cho cuộc chiến
Họ đang tiến hành phun nhựa đường – là một chất lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao và có màu đen, nó có mặt trong phần lớn các loại dầu thô và trong một số trầm tích tự nhiên.
Sua khi nhựa đường được phun thì trải thêm một lớp đá bi nho nhỏ và chiếc xe trong ảnh tiến hành di chuyển đển cán đều cho nhựa và đá dính vào nhau.
Kỹ sư thứ 46 lát gạch cho đường xá Bình Dương, Việt Nam
Đây là hình ảnh của chiếc xe phun nhựa đường
Một con đập nước ở Phú Giáo, Bình Dương
Cận cảnh khu căn cứ Phước Vĩnh, thuộc Phú Giáo, tỉnh Bình Dương vào những năm 1965 – 1966
Những chiếc xe chiến đấu của quân đội Mỹ, được xếp hàng rất ngay ngắn

Sông Bé xưa, thuộc Phú Giáo, Bình Dương
Xe tăng của quân đội Mỹ đang di chuyển qua Sông Bé, Bình Dương vào những năm 1965 – 1966
Chiếc máy bay đồng hành trên đường di chuyển xe tăng của quân đội Mỹ tại lưu vực Sông Bé xưa
Sông Bé xưa: Đường đất đỏ còn khá lầy lội, mỗi khi mưa sẽ gây nhiều khó khăn trong di chuyển
Vùng ngoại ô, những ngôi nhà còn dơn lẻ và xung quanh thì khá vắng lặng, chủ yếu là ruộng đồng và cây cối
Rừng cao su và người nông dân đang chăm chỉ làm việc
Mặc dù ở thời điểm những năm 1964 – 1966, rừng cao su vẫn chứng minh được vẻ bí ẩn của mình.
Một con đường đất đỏ ở Phú Giáo, Bình Dương – Hai bên đường là rừng cao sư rợp bóng
Một ngôi nhà được xây dựng tạm bợ, che nắng che mưa cho cả gia đình trong đồn điền cao su
Cầu Phước Hoà, Vĩnh Hòa, Phú Giáo, Bình Dương
Cầu Sông Bé (giờ gọi là cầu Phước Hòa cũ), bắc qua Sông Bé, kế Ấp Phước Hòa II. Cầu này do người Pháp xây vào khoảng 1925-1926, sau đó bị đánh sập vào ngày 29/04/1975. Bây giờ đi trên cầu Phước Hòa mới trên tỉnh lộ 741 vẫn thấy cây cầu cũ nằm song song này.
Ảnh chụp ở giữa cầu Sông Bé
Sông Bé là một con sông ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, chạy qua địa phận các tỉnh: Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai.
Cô gái sống trên con thuyền trên sông
Phía xa là khu căn cứ Phước Vĩnh của quân đội Mỹ tại Phú Giáo, Bình Dương
Đường đất đỏ, ngày mauw thì lầy lội khó khăn di chuyển, trời nắng khô ráo thì bụi “ngập đầu”, cả con đường như chìm trong “sương khói” mịt mù
Chiếc xe đang di chuyển trên tỉnh lộ 741 – Sông Bé xưa
Những chiếc xe tăng phá rừng cao su ngang nhiên di chuyển

Xe thiết giáp chuyên chở lính Mỹ trở về khu căn cứ
Nhà cửa ở Phú Giáo, Bình Dương ngày cũ đều nằm cách nhau khoảng rất xa, gần như bị bao phủ bởi cây cối
Gian nhà trên tỉnh lộ 741 – Sông Bé xưa – Phía trước nhà là những luống rau “tự cung tự cấp”
Trực thăng của quân đội Mỹ di chuyển trên Sông Bé
Cả bức hình được bao phủ bởi một màu xanh mướt của những cánh ruộng thênh thang và bát ngát.
Ảnh chụp từ chiếc xe chuyên dụng của Mỹ
Những đứa trẻ cảm thấy tò mò với những người nước ngoài
Và thậm chí là cảm thấy mới lạ với những chiếc máy ảnh có hình thù kỳ lạ
Ở trần không còn là hình ảnh xa lạ với người đàn ông Việt Nam và ngày xưa, chuyện ở trần đối với những đứa trẻ cũng là chuyện bình thường
Những đứa trẻ không biết sợ người lạ là gì!
Bé gái vô tư không mặc áo, thời điểm đó, chuyện giáo dục giới tính trẻ em vẫn chưa được chú trọng

Ôi ký hiệu tay của những cậu nhóc này, chắc là được học từ người lớn…
Cậu nhóc này đang muốn bắt tay…..hay đang muốn xin thứ gì đó?
Cậu trai nhỏ vô tư không mặc quần áo mà tắm sông – Sông Bé (cầu Phước Hòa)
“Lỗ cốt” (một thuật ngữ thời xưa dùng để chỉ những ô nhỏ để chống đạn cho lính canh)

Viết một bình luận