Quay ngược thời gian, trở về một thời Biên Hòa của những ngày xưa qua những bức ảnh hiếm – Phần cuối

Phần cuối cùng trong bộ ảnh “Ngắm nhìn Biên Hòa của một thời đã xa”!

Biên Hòa không chỉ là một vùng đất năng động và hiện đại, mà đó còn là nơi lưu lại biết bao dấu tích lịch sử. Hãy cùng Thời Xưa, quay ngược thời gian để nhìn lại một Biên Hòa xưa qua bộ ảnh cũ, để nhớ – hoài niệm những điều đặc trưng của từng khu.

Hợp Tác Xã Dệt Bùi Chu năm 1968 – 1969

Trường Minh Đức ở Biên Hoà năm 1968 – 1969

Công ty Thiên Thanh Ceramic thuộc quận Đức Tu, thành phố Biên Hòa

Nhà thờ Giáo phận Tâm An

Nhà thờ Giáo phận Thánh Tâm ở Hố Nai, Biên Hòa

Nhà thờ Giáo phận Sài Quất ở Hố Nai, Biên Hòa

Bến xe ngã ba Vườn Mít năm 1969

Bộ tư lệnh Quân Đoàn III tại Biên Hòa

Ngõ sầm uất trong chợ Tam Hiệp

Cổng vào của một nhà thờ ở Tam Hiệp

Xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, được xây dựng từ năm 1957 đến năm 1961, do Mỹ đầu tư. Con đường này trước năm 1984 được gọi là Xa lộ Biên Hòa, trên xa lộ này có hai cây cầu lớn bắc ngang là cầu Sài Gòn (dài 982 m) bắc qua sông Sài Gòn và cầu Đồng Nai (dài 453 m) bắc qua sông Đồng Nai. Ngày 10 tháng 10 năm 1984, Xa lộ Biên Hòa được đổi tên thành xa lộ Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội.

Cầu Bến Gỗ năm 1969

Quốc lộ 20 năm 1969 – 1970, đoạn thuộc Định Quán, Long Khánh – một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai. Định Quán là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc tỉnh, cách xa trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 80 km, quốc lộ 20 là tuyến giao thông chính trên địa bàn huyện.

Xe bò được sử dụng ở các vùng nông thôn, được sử dụng phổ biến để chở lúa, thực phẩm từ các ruộng. Xe bò ở Việt Nam thường chỉ do một con bò hoặc một con trâu kéo. Xe bò còn là một công cụ để chở hàng hóa đắc lực của nông dân Việt.

Đá Ba Chồng, nằm chênh vênh ngay bên cạnh quốc lộ 20 – Đây là một quần thể di tích thắng cảnh tại thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Cầu La Ngà trên Quốc lộ 20 (nay là Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai), ảnh được chụp vào ngày 26/09/1970

Rừng Giá Tỵ nằm trên đường Quốc lộ 20 năm 1970 – Đây là một nét đặc trưng của Việt Nam, đặc biệt là mảnh đất khai sinh ra loại cây này – Đồng Nai. Theo lịch sử ghi chép lại, khu rừng Giá tỵ do bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu, em trai tổng thống Ngô Đình Diệm, cho trồng ở vùng Tân Phú, Định Quán vào năm 1958 với diện tích 165 hecta. Đến sau năm 1975, Rừng Giá Tỵ bị phá bỏ khá nhiều, phải đến vài năm sau rừng với dần được khôi phục.

Không ảnh Cầu Ghềnh năm 1970

Sông Đồng Nai

Đường Lê Lợi năm 1970 – 1971

Không ảnh Cầu Rạch Cát – Ngày 15 tháng 5 năm 2013, đường bộ trên cầu Rạch Cát bị đóng vĩnh viễn sau khi cầu Bửu Hòa được xây dựng xong. Nhưng sau khi cầu Ghềnh bị đâm sập vào tháng 3 năm 2016, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Bộ GTVT quan tâm đến cầu Rạch Cát nhiều hơn.

Chùa Phật giáo Phúc Lâm ở Biên Hòa

Cận cảnh Cầu Rạch Cát năm 1971

Xa lộ Biên Hòa năm 1971 (đoạn gần Nghĩa Trang Liệt Sĩ Thành phố Đông Hòa, Thị xã Dĩ An, Bình Dương)

Ngã tư Tam Hiệp năm 1971 (nay thuộc Long Bình, Biên Hòa)

Phước Khánh năm 1971

Ngã tư Biên Hùng từ tháng 2 năm 1972 đến tháng 11 năm 1972.

Quán bar Hawaii Thủy Thanh

Cầu Hóa An vào ngày 20 tháng 3 năm 1972 – Cầu Hóa An là cây cầu bắc qua sông Đồng Nai và nằm trên lộ trình của Quốc lộ 1K thuộc địa phận thành phố Biên Hòa.

Viết một bình luận