Qua loạt ảnh màu sắc nét của nhiếp ảnh gia Eaindy cùng ngắm những con phố cũ của Sài Gòn xưa những năm 1967

“Ta ghé ngang một chiều phố cũ
Hoàng hôn buồn vàng võ chân rêu
Tiếng gió gọi mơ hồ xào xạc
Dư hương xưa chợt vướng ngang chiều”

Có bao giờ chợt đi giữa Sài Gòn phồn hoa và hiện đại, nhưng bạn lại chợt nhớ về những con phố cũ của Sài Gòn xưa? Đâu đó trong chúng ta vẫn còn nhớ mãi những góc phố xưa nơi các hàng rong đủ món ngon, nhớ cái vị cà phê sáng ở Sài Gòn, tay cầm tờ báo lật sang trang mà ngắm nhìn dòng người qua lại,…

Mời quý bạn đọc cùng Góc xưa vu vi lại từng con phố cũ, ngắm nhìn lại những kiến trúc xưa qua loạt ảnh về Sài Gòn 1967 dưới ống kính nhiếp ảnh gia Eaindy

Ngã tư Lê Lợi-Pasteur năm 1967
Đại lộ Lê Lợi khi xưa
Rạp Rex năm 1967
Diện mạo Nhà hát Thành Phố khi xưa
Khách sạn Caravelle dưới ống kinh Eaindy năm 1967
Khu chợ trên đường Lê Lợi
Các cửa hàng trên đường Lê Lợi xưa
Đường Tôn Thất Thiệp năm 1967
Ngã tư đường Công Lý – Lê Thánh Tôn khi xưa
Đường phố Sài Gòn năm 1967 vẫn còn nhìn thấy bóng dáng của những chiếc xe ngựa cũ
Nhà hàng – Phòng trà Hòa Bình trước ga xe lửa Sài Gòn
Cảnh chợ Bến Thành xưa
Một poster về Phạm Phú Quốc

Phạm Phú Quốc (1935-1965), là một sĩ quan cao cấp trong Quân chủng Không quân thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, ông xuất thân từ những khóa đầu tiên tại Trường đào tạo Hoa tiêu Quan sát của Quân đội Pháp ở một Quốc gia thuộc miền cực bắc Châu Phi (thuộc địa của Pháp). Ông là một trong hai sĩ quan Phi công Khu trục cơ đánh bom Dinh Tổng thống Việt Nam Cộng hòa trong vụ Đánh bom Dinh Độc Lập ngày 27 tháng 2 năm 1962 nhằm ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu.

Tượng Trần Nguyên Hãn và Quacsh thị Trang khi xưa ở vòng xoay chợ Bến Thành nay đã được di dời
Tượng Trần Nguyễn Hãn khi xưa
Đường Nguyễn Văn Thinh năm 1967
Góc Nguyễn Văn Thinh-Phan Văn Đạt (nay là góc Mạc Thị Bưởi-Phan Văn Đạt)
Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh khi xưa

 

Khu tháo dỡ, chuyền dời hàng hóa ở bến cảng sài Gòn xưa
Sài gòn xưa với những chiếc thuyền trên sông
Cận cảnh một chiếc thuyền trên cập bến cảng ở Sài Gòn xưa
Cầu Công Lý nhìn về phía Đại học Vạn Hạnh năm 1967
Một cửa hàng bán quà lưu niệm ở sài Gòn
Một poster dán trên cây ở đường Tự Do xưa
Đường Tự Do ngày ấy
Dinh Độc Lập năm 1967
Tư thế của một người lính canh trước Dinh Độc Lập
Diện mạo của Chùa Vĩnh Nghiêm vào năm 1967
Chùa Vĩnh Nghiêm khi đang xây dựng năm 1967
Caltex Station cây xăng góc Võ Tánh-Cách Mạng 1-11 (nay là góc Hoàng Văn Thụ – Nguyễn Văn Trỗi)
Phòng Nhì Bộ Tổng Tham Mưu ở gần sân bay Tân Sơn Nhứt
Cổng vào Bộ tư Lệnh không quân của Sài Gòn xưa
Đường vào sân bay Tân Sơn Nhứt năm 1967
Lăng Cha Cả năm 1967
Câu lạc bộ Sĩ Quan Không Quân Việt Nam ở Sài Gòn xưa
Đường Cộng Hòa, Tân Bình khi xưa
Tác giả ảnh Eric trên cầu Sở thú qua Thị Nghè
Vẻ đẹp của người phụ nữ Sài Gòn xưa cùng tà áo dài thướt tha trên phố
Cư xá Brink

Cư xá Brinks cao 6 tầng có 168 phòng nằm ở số 103 đường Hai Bà Trưng, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Bộ Chỉ huy Viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam thuê cư xá Brinks làm nơi trọ cho nhiều sĩ quan cao cấp của mình. Năm 1964 nơi đây từng bị đánh bom gây thiệc hại nặng nề.

Cư xá Brinks (hay khách sạn Brinks)
Cư xá Brinks (hay khách sạn Brinks)

Viết một bình luận