Posters của cuộc bầu cử Tổng Thống miền nam Việt Nam năm 1967 có gì đặc biệt?

Miền Nam Việt Nam trải qua hai nền Cộng hòa, kéo dài 20 năm (từ 1955 đến 1975) đã có những lần người dân cầm trên tay tấm phiếu bầu cử để bầu chọn những lãnh đạo cao nhất và có khoảng 3 lần bầu cử tổng thống năm 1961, 1967 và 1971. Những tấm poster sẽ được treo dán khắp nơi, trên đó là sự hiện diện của những Tổng thống được đề cử cùng những câu nói thúc giục người dân thực hiện nghĩa vụ như “Xây dựng dân chủ – Giải quyết chiến tranh – Cải thiện xã hội”, “Mỗi lá phiếu là một viên gạch hồng”,…..

Vị trí thứ 1 dán những tấm áp phích bầu cử Sài Gòn năm 1967, đây là một trong những khu chợ tự phát của người dân.

Đầu tiên là năm 1961, Tổng thống Ngô Đình Diệm (liên danh với thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ) đã tái đắc cử với số phiếu áp đảo – chiếm đến 88% số phiếu. Tuy nhiên, thời điểm đó, chính trường Việt Nam rời vào hỗn loạn với hàng loạt cuộc đảo chính cho nên nhiệm kỳ Tổng thống của Ngô Đình Diệm chỉ kéo dài được 2 năm, mọi quyền lực rơi vào tay hội đồng quân sự. 

Áp phích dán ở mọi nơi, trước cửa hàng, trước rạp chiếu bóng, trước cổng chợ,….
Những địa điểm có người dân đi qua, hầu hết đều xuất hiện những tấm áp phích thế này

Cuộc tuyển cử năm 1967 dưới thời VNCH vẫn được tiếp tục với 11 liên danh cùng những danh xưng, dấu hiệu,….như sau:

  1. Liên danh Trâu Cầy (trâu cầy dưới bình minh) có Phan Khắc Sửu – Phan Quang Đán
  2. Liên danh Bông Lúa (bông lúa chín) có Hà Thúc Ký – Nguyễn Văn Định
  3. Liên danh Xã Hội Dân Chủ (căn nhà bình dân) có Hoàng Cơ Bình – Liêu Quang Khình
  4. Liên danh Bồ Câu Trắng (bồ câu trắng bay) có Trương Đình Dzu – Trần Văn Chiêu
  5. Liên danh Người Gieo Mạ (người gieo mạ dưới bình minh) có Trần Văn Hương – Mai Thọ Truyền
  6. Liên danh Hoa Lư (hoa sen và lư hương) có Phạm Huy Cơ – Lý Quốc Sỉnh.
  7. Liên danh Cái Lư Hương (lư hương) có Trần Văn Lý – Huỳnh Công Đương.
  8. Liên danh Sĩ Nông Công Thương Binh (ngôi sao trắng) có Nguyễn Hòa Hiệp – Nguyễn Thế Truyền.
  9. Liên danh Dân Chủ (quốc kỳ và bản đồ Việt Nam) có Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ
  10. Liên danh Bó Đuốc (cây đuốc) có Vũ Hồng Khanh – Dương Trung Đồng.
  11. Liên danh Con Trâu (con trâu đen) có Nguyễn Đình Quát – Trần Cửu Chấn.
Dù là cột điện hay thân cây đều được dán áp phích một cách tràn lan, khiến mỹ quan đô thị hầu như bị đánh mất bởi những giấy dán này!

Kết quả cuối cùng của cuộc tuyển cử, với tổng số phiếu chiến 34% hiển nhiên liên danh Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ đã đắc cử Tổng thống và Phó Tổng thống. 

Cảnh tượng này không đẹp chút nào!
Việc dán những tấm áp phích này có người giám sát theo cùng, người mặt áo cảnh sát đội nón đen chính là “White mouse” dưới thời VNCH

Còn ở cuộc tuyển cử năm 1971, Nguyễn Văn Thiệu lại tiếp tục tái đắc cử Tổng thống nhưng vị trí Phó Tổng thống lại thuộc về Trần Văn Hương – Đây cũng là liên danh duy nhất trong đợt tuyển cử này nên kết quả chung cuộc đạt 90% phiếu bầu. 

Điều ngộ nghĩnh xãy ra ở Miến Nam VN trước đây là một số lớn Bác sĩ thích trị quốc hơn là trị bệnh – thích làm chính trị gia hơn là làm thầy thuốc.
Những cô gái này đảm nhận công việc đi dán những câu khẩu hiệu để kiu gọi người dân thực hiện dân quyền trong cuộc bầu cử
Tranh cử Tổng thống năm 967, Liên danh Bồ Câu Trắng của luật sư Trương Đình Du và ông Trần Văn Chiêu. Kết quả về nhì với tổng số phiếu đạt được là 17% số cử tri đi bầu.

 

Liên danh Người Gieo Mạ (người gieo mạ dưới bình minh) của Trần Văn Hương và Mai Thọ Truyền

Những tấm áp phích kiu gọi thì được in màu rất bắt mắt – Trong khi những gương mặt trong cuộc tuyển cử lại in trắng đen và còn dán ở mọi nơi, trông thật “xấu”!
Liên danh dân chủ của Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ năm 1967

Kể cả những xe hàng rong cũng không tránh khỏi số phận, bị dán những tấm áp phích cùng những câu khẩu hiệu kêu gọi hành động

Ứng cử Thượng Nghị Viện năm 1967 có Liên danh Nông Công Binh gồm các ứng cử viên: Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Trần Điền, Phạm Nam Trường, K’sor-rot, Thái Lăng Nghiêm, Hồng Sơn Đông, Trịnh Quang Quỹ, Lê Văn Thinh, Đặng Văn Sung.
Phía xa xa trên bức tường, vẫn thấy được sự hiện diện của những tấm áp phích
Phía tường trước cổng chợ Bến Thành chính là địa thế thuận lợi cho việc dán những tấm áp phích: nhiều người qua lại, không gian rộng rãi (tha hồ dán),….

Hầu như không còn nhìn rõ được diện mạo của những tấm áp phích quảng cáo của những thương hiệu, mà chỉ thấy toàn giấy dán cho cuộc bầu cử

Đường Duy Tân, nay là Phạm Ngọc Thạch – Cả một hàng cây che bóng ven đường đều đặt kín những tấm áp phích
Ảnh ngày 3 tháng 9 năm 1967 – Nó cho thấy một bức tường với áp phích ứng cử viên cho cuộc bầu cử sắp tới ở Việt Nam
Hình ảnh hiếm hoi trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 1961
Cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến năm 1966
Những tấm áp phích trong cuộc bầu cử thành viên Thượng Nghị viện
Những tấm này nối tiếp những tấm khác…..

Viết một bình luận