Những nghĩa trang thời Việt Nam Cộng hòa ra sao sau năm 1975?

Nếu xét đến số phận bi thảm nhất giữa những nghĩa trang dưới thời Việt Nam Cộng hòa thì Nghĩa Trang Biên Hòa là bi thảm nhất. Đó là nơi an nghỉ của những binh sĩ Việt Nam Cộng hòa, đến cả những nghĩa trang trên thế giới vẫn dành sự thương cảm cho những binh lính một nơi yên nghỉ vĩnh hằng.

Thang lang nơi của những ngôi mộ cũ nay đã không còn nữa chỉ mong tìm lại chút ký ức xưa, chắc chẳng ai có thể tưởng tượng được cảnh tượng những khu nghĩa trang giải tỏa sau năm 1975. Nằm phía sau Bộ Tổng Tham mưu cũ, đối diện với Trung tâm hành quân, chính là Nghĩa trang của Hội tương tế Bắc Việt. Tuy nhiên, trong quyển bút ký “Hui nhị tỳ I” của Bình Nguyên Lộc, được viết hồi năm 1952 có ghi nhận lại rằng: Đây không chỉ là khu nghĩa trang của những người thuộc Hội tương tế Bắc Việt khi di cư vào Nam qua nhiều thời kỳ, mà còn cả phần mộ của những người miền Trung và người miền Nam. 

Ông viết trong quyển trong quyển ký của mình rằng: “Riêng dân chết của Nam Việt, họ tự trị mỗi tình một ô riêng ngăn ranh giới bằng dây kẽm gai, ý chừng ngừa xâm lăng”. Còn chuyện xâm lăng được Bình Nguyên Lộc nhắc đến chính là ý chỉ những người di cư từ nông thôn lên Sài Gòn vì chiến tranh vào giữa những năm thập niên 1950. 

Thậm chí, ngay cả nghĩa trang tư gia của dòng họ ông Đỗ Hữu Phương khi xưa nằm ở tận vườn Bà Lớn đường Phan Thanh Giản – Đó là một khu đất tách biệt lại vô cùng hẻo lánh cũng bị xâm lấn không thương tiếc. 

Bình Nguyên Lộc có đôi lời nhận xét như sau: “Người sống tràn đến đây đốn rụi lũy tre xanh và cả vườn xoài bên trong, không còn một cây để che mồ. Những con đường mòn trải sạn trắng trong nghĩa địa đã biến thành những lối mòn ngập đất bột và cái ao sen ở giữa ngày xưa liễu rũ soi bóng dưới nước xanh lơ, bây giờ dùng làm hầm đổ rác”.

Khu vực nghĩa trang của Hội tương tế Bắc Việt cũng chính là khu vực toàn doanh trại quân đội, nào là trại đóng quân Trần Hưng Đạo, Trụ sở của Bộ Tổng tham mưu, xéo về hướng tay trái lại là cổng Phi Long dẫn lối vào phi trường Tân Sơn Nhất. phía xéo tay trái là cổng Phi Long vào phi trường Tân Sơn Nhất. Thông thường thì lối này chỉ dành cho những người thuộc đoàn đưa đám, chứ người bình thường sẽ chẳng ai để ý đến. Ngay cả ông Bình Nguyên Lộc khi lang thang Sài Gòn cũng chỉ biết đường vào nghĩa trang là rẻ Ngã ba Ông Tạ, qua chùa thì mới thấy được cổng nghĩa trang. Nhưng trên thực tế, nếu đi đường ngã ba Ông Tạ qua chùa, để đến được phần đất rộng trong khu nghĩa trang Hội tương tế Bắc Việt phải băng thẳng đường Cách Mạng 1 Tháng 11 (sau năm 1975, đường này được đổi tên thành đường Nguyễn Văn Trỗi), nhìn xéo xéo qua công viên rồi thẳng đường Võ Tánh (sau năm 1975 thì đổi thành đường Hoàng Văn Thụ – Quận 1 cũng có một đường Võ Tánh trước năm 1975, sau này chính là đường Nguyễn Trãi) đến sân vận động của quân đội (ngày nay chính là khuôn viên sân vận động của Quân Khu 7), lên một đoạn nữa đi qua con đường không tên mới đến được nghĩa trang. Chính xác là xa hơn cả trăm cây số mới đến nơi. Còn về con đường không tên đó, ngày nay chính là đường Phổ Quang, còn phía trên chút là đường Đào Duy Từ – Đây là một gia cư, phần lớn là những người Bắc sinh sống khi di cư vào Sài Gòn. 

Nghĩa trang của Hội tương tế Bắc Việt xuất hiện từ bao giờ thì chẳng ai có thể biết chính xác được, những năm đến đầu những năm thập niên 1950 thì nơi đây thưa dần dân cư, hầu hết đều thuộc khu đất quân sự. 

Với ông Bình Nguyên Lộc thì: “Qua khỏi chùa, cảnh như cảnh quê miền Ðông với những con đường mòn núp bóng bờ tre, với các cây rơm phơi giữa đám gốc rạ. Rồi thì tới cửa nghĩa địa”. Còn riêng nhà báo Phạm Quỳnh từ Bắc vào Sài Gòn để tham gia chuyến đi Pháp để dự đấu xảo Marseille năm 1922, có dịp ghé thăm nghĩa trang này đã ghi chép lại trong cuốn “Pháp du hành nhật ký” rằng: “5 giờ chiều (ngày 14/2/1922) cùng mấy ông ngoài ta (người Bắc) đi xem vườn Bắc kỳ nghĩa trang, cách thành phố 6 – 7 kilomet. Ðó là nơi nghĩa địa của người Bắc ở Sài Gòn. Số người ngoài ta vào lập nghiệp trong ấy ngày một nhiều, mà hướng lai (từ trước đến nay) không có một khu đất nào riêng để chôn những người bất hạnh mất đi. Nay nhờ có mấy ông hữu tâm xuất xướng lên, mua được một khu đất chừng mười mẫu, kinh doanh làm thành một vườn nghĩa địa, hiện nay đã có vài ba mộ mới chôn. Tình đồng quận, nghĩa tử sinh, thật là một việc đáng khen lắm”.

Tóm lại, cái tên nghĩa trang Bắc Việt chỉ là một tên gọi chung nhất cho khu vực này từ khi có chuyến ghé thăm của ông Phạm Quỳnh năm 1922. Phải tận vài năm sau đó thì Hội tương tế miền Nam mới xin gia nhập hàng ngũ của khu nghĩa trang này. Đến năm 1927 thì lại có thêm nhiều Hội tương tế khác từ Gò Công, Cần Thơ,….rồi Hội tương tế miền Trung. Chỉ sau vài thập niên mà khu nghĩa trang Hội tương tế Bắc Việt có thêm rất nhiều “láng giềng” từ khắp các nơi. Ông Bình Nguyên Lộc còn dí dỏm mà nói rằng: “Những đêm mưa dầm, ma ở đây chắc không lạnh bao nhiêu, vì quanh họ đông đúc những gương mặt thân yêu, tha hồ mà trò chuyện cho ấm lòng. Tỉnh này muốn qua tỉnh kia thăm bạn, chỉ phải bước qua một hàng rào. Gần hai mươi tỉnh sát cách nhau để dựng lên một miền Nam trong cõi âm…”.

Sau năm 1975 thì cả nghĩa trang Bắc Việt lẫn nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi đều bị giải tỏa di dời gần như là cùng một thời gian. Mộ phần của ba anh em Ngô Đình Diệm ở nghĩa trang Bắc Việt bị cải táng về Lái Thiêu. Hội tương tế miền Trung cũng tìm riêng cho mình mảnh đất ở Gò Dưa (Thủ Đức) làm nghĩa trang. 

Còn về nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi thì được xem là nghĩa địa “quý tộc”, bởi nó chủ yếu là những quan chức từ thời Pháp và người trong giới thượng lưu. Lúc giải tỏa di dời, những người thời Pháp không biết có mấy người được hồi hương, còn người Việt giàu có, quyền cao chức trọng thì cải táng hết về quê hoặc số ít thì mang vào chùa. 

Không biết ai còn nhớ khu nghĩa trang dành cho lính Pháp tại Ngã tư Bảy Hiền hay không? Sau này khi giải tỏa thành công, nơi đây chính là Trung tâm triển lãm và hội chợ Tân Bình. Những mồ mả quanh khu Lăng Cha Cả cũng chẳng khá khẩm hơn, tất cả đều bị cải táng khắp nơi. Khu đất Thánh Chà cũng chung số phận, nhớ ngày trước quanh đây có nhiều nghĩa trang nhỏ nhỏ của người gốc Ấn nhưng sau năm 1954 và 1975 thì người Ấn di cư về nước nên khu đất Thánh Chà cũng coi như là đóng cửa vì hiếm khi tiếp nhận đám ma. 

Sau đó là nghĩa địa Đô Thành Chí Hòa bị giải tỏa vào giữa thập niên 1980 – Đây chỉ là một khu nghĩa địa dành cho giới bình dân nên khi những ngôi mộ bị cải táng thì nơi đây bị biến thành công viên. Mà dường như những khu nghĩa trang của giới bình dân đều có chung số phận, là trở thành khuôn viên cho dân Sài Gòn dạo cảnh. Ngày trước, trong khuôn viên của khu nghĩa trang này có dựng một bức tượng Phật Địa Tạng, sau khi giải tỏa, bức tượng này được dời về An Dưỡng Địa ở Phú Lâm để thờ cúng. 

Nhị tỳ Quảng Đông nằm phía trên của trường đua Phú Thọ là một khu nghĩa trang của người Hoa, sau này cũng bị giải tỏa để xây đường và dựng Trung tâm Thương mại kiêm chung cư Thuận Kiều Plaza – Nơi đây cũng được mọi người truyền tai nhiều câu chuyện tâm linh đầy ghê rợn, nên chẳng ai dám mua chung cư ở đây để sinh sống. 

Riêng khu nghĩa trang Biên Hòa hay còn gọi là Nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng hòa – tức nơi chôn cất những tử sĩ VNCH ngày trước, nay chỉ còn lại cái danh lưu truyền chứ tên thì đã đổi hẳn sang thành Nghĩa trang Nhân dân Bình An. Sở dĩ nói số phận của nghĩa trang Biên Hòa là bi thảm nhất là do có quá ít thân nhân của người quá cố vào thăm nom chăm sóc nên dù còn tồn tại nhưng hàng ngàn ngôi mộ lại bị hư hao nặng nề, cảnh quan thì chỉ có thể dùng từ “tiêu điều” để hình dung. Một số người có lòng hảo tâm hoặc những đoàn thể đồng hương sống ở nước ngoài thi thoảng về thắp được nén nhang để tưởng niệm người đã khuất, quyên tiền tu bổ nhưng chỉ được một phần, chẳng thấm thía vào đâu, còn chính quyền thì dường như không mấy quan tâm nên nơi đây giống như “chứng tích chiến tranh”.

Viết một bình luận