Những nẻo đường tại khu Chợ Lớn: Từ Khổng Tử xưa chuyển thành đường Hải Thượng Lãn Ông

Đường Hải Thượng Lãn Ông là một trong những con đường lớn và xưa nhất khu vực Chợ Lớn. Dưới thời Pháp thuộc, con đường này được chia làm hai: đoạn đầu là Đại lộ Gaudot, đoạn cuối là Đại lộ Bonhoure. Đến năm 1955 thì hai con đường này được gộp lại thành một và lấy tên là Đại lộ Khổng Tử. Sau năm 1975, chính quyền chính thức đổi tên con đường này thành Hải Thượng Lãn Ông và giữ nguyên đến tận ngày nay. 

Đại lộ Khổng Tử, nay là Hải Thượng Lãn Ông. Không rõ năm chụp ảnh, nhưng ở thời điểm này phương tiện lưu thông chính vẫn là xe thổ mộ.

Từ cuối thế kỷ XIX, một khu phố nhỏ đã được người Hoa xây dựng ngay vị trí ngã tư đường Khổng Tử – Triệu Quang Phục – Phùng Hưng. Người dân ở khu vực này có thói quen dự trữ thuốc Đông y để phòng ngừa đau ốm, ban đầu nơi đây bán rất nhiều mặt hàng nhưng do nhu cầu về thuốc Đông y của người Việt ngày một cao nên dần biến nó thành khu phố thuốc Bắc to nhất Sài Gòn. 

Ngoài ra, con đường này còn có rất nhiều công trình kiến trúc mang dấu ấn văn hóa lịch sử của người Hoa như Miếu Nhị Phủ, Bưu điện quận 5, Chợ Kim Biên,…..Con đường còn gắn liền với tên tuổi của thương nhân người Hoa tên Quách Đàm – Người có công xây dựng nên chợ Bình Tây ngày nay. 

Đường Khổng Tử, sau năm 1975 là Hải Thượng Lãn Ông. Bên phải là ngã tư Khổng Tử – Phùng Hưng

Chợ cũ của Chợ Lớn năm 1920 – 1930 (chợ đã dời về chợ Bình Tây của ông Quách Đàm). Con đường nằm ngang (hơi xiên xiên) là đường Khổng Tử, con đường đâm thẳng vô Chợ cũ (sau này là Bưu Điện Chợ Lớn) là đường Tổng Đốc Phương (sau này được đổi tên thành đường Châu Văn Liêm).

Chợ Lớn của những thập niên 1930

Không ảnh khu vực trung tâm năm 1945. Đường lớn bên trái có các dải cây xanh ở giữa là đường Khổng Tử, nay là Hải Thượng Lãn Ông. Đường gần bìa trái là Đồng Khánh, nơi giáp mép ảnh là Ngã tư Đồng Khánh – Phùng Hưng (ngã tư đèn năm ngọn). Phía bên phải là Kinh Tàu Hủ, cầu Chà Và, rạch Ụ Cây (nối Kinh tàu Hủ với Kinh Đôi). Gần góc dưới phải là kinh Kim Biên với cầu Quới Đước (cầu Ba Cẳng bị khuất trong bóng đen), ngã tư hình quả trám gần đó là giao lộ Phùng Hưng-Trịnh Hoài Đức. Nhìn thấy mái của nhà hát Tàu trong hẻm đường Phùng Hưng.

Vòng xoay giao lộ Khổng Tử – Tổng Đốc Phương (Ngã Năm Chợ Lớn). Bức ảnh bên trái là Chợ Lớn năm 1950 và bên phải là năm 1970.

Vòng xoay giao lộ Khổng Tử – Tổng Đốc Phương (ngã năm Chợ Lớn) thập niên 1950

Không ảnh Chợ Lớn năm 1956

Đại lộ Khổng Tử, gần vòng xoay trước Bưu điện Chợ Lớn năm 1958. Nơi cột điện sắt là ngã ba Khổng Tử – Sanh Hòa (nay là ngã ba Hải Thượng Lãn Ông – Nguyễn An Khương).

Đại lộ Khổng Tử (Chợ Lớn) năm 1959, có chiều đi về, ngăn cách bởi hàng cây thông ngay ngắn.

Giao thông trên đường Khổng Tử năm 1960

Đường Khổng Tử năm 1967 cùng với khu phố với dãy cửa hàng của người Hoa, nay là Hải Thượng Lãn Ông

Đường Khổng Tử năm 1968

Clare Hollingworth – phóng viên quân sự của Daily Telegraph, đang thực hiện công việc của mình trên đường Khổng Tử vào năm 1968

Đường Khổng Tử năm 1968

Đại lộ Khổng Tử năm 1970, nay là Hải Thượng Lãn Ông

Tượng đài Phan Đình Phùng (1847 – 1895), Thánh tổ ngành Quân cụ Quân lực VNCH tại vòng xoay ngã năm Chợ Lớn. Ảnh chụp năm 1970.

Chiếc xe đang di chuyển trên đường Khổng Tử (sau này là đường Hải Thượng Lãn Ông). Phía trên là ngã tư Khổng Tử – Phùng Hưng

Ðường Thượng Lãn Ông năm 1970, căn nhà với ngân hàng công thương trong ảnh bây giờ vẫn còn nhưng đang xuống cấp! và bây giờ là tiệm sửa xe gắn máy.

Tượng Phan Đình Phùng phía trước Bưu Điện Chợ Lớn năm 1970 – Tòa nhà trên đường Khổng Tử (góc Tổng Đốc Phương – Khổng Tử)

Đường Khổng Tử (nay là đường Hải Thượng Lãn Ông) năm 1972

Viết một bình luận