Những hình ảnh tuyệt đẹp của một thành phố Thủ Đức vào 90 năm trước

Thủ Đức là một thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Năm 2020, Thủ Đức trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Là một thành phố nằm ở cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ như: Xa lộ Hà Nội, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13, Đại lộ Phạm Văn Đồng – Quốc lộ 1K. Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên chạy dọc theo Xa lộ Hà Nội trên địa bàn thành phố đang trong quá trình hoàn thiện, dự kiến sẽ được đưa vào vận hành từ năm 2022. Hiện nay, thành phố Thủ Đức đang được chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư xây dựng thành một đô thị sáng tạo tương tác cao.

Nhưng trước khi trở thành một  đô thị sáng tạo tương tác cao, vào hơn 90 năm trước, vùng đất này có diện mạo như thế nào?

Chợ Thủ Đức, thập niên 1920

Mà các độc giả cùng Gocxua ngược dòng thời gian nhìn lại một Thủ đức của 90 năm về trước.

Về nguồn gốc tên gọi

Địa danh Thủ Đức được cho là lấy từ tên hiệu “Thủ Đức” của ông Tạ Dương Minh (còn gọi là Tạ Huy). Ông là người Hoa nằm trong phong trào “phản Thanh phục Minh”, bị truy đuổi phải di cư sang Việt Nam và thần phục nhà Nguyễn. Người ta cho rằng ông có công lao với vùng đất này thời mới khai hoang lập ấp khoảng năm 1679–1725

Thủ Đức qua các mốc thời gian

Sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ, năm 1868, chính quyền thực dân Pháp bãi bỏ các đơn vị hành chính phủ, huyện, phân chia lại toàn bộ cõi Nam Kỳ. Các hạt thanh tra về sau cũng được đổi thành hạt tham biện (arrondissement), do các Chánh tham biện (administrateur) người Pháp đứng đầu. Tuy vậy, chính quyền thực dân Pháp vẫn giữ lại cơ cấu hành chính cấp thấp như tổng, thôn.

Trên địa bàn tỉnh Gia Định cũ (đến ngày 16 tháng 8 năm 1867 đổi tên thành tỉnh Sài Gòn), chính quyền Pháp thành lập tuần tự các đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có Khu thanh tra Sài Gòn và thành phố (Ville) Sài Gòn.

Một góc làng Thủ Đức khi xưa

Ngày 29 tháng 10 năm 1866, khu thanh tra Sài Gòn nhận thêm phần đất của khu thanh tra Ngãi An giải thể nhập vào (khu thanh tra này thành lập từ ngày 14 tháng 3 năm 1866, trên địa bàn huyện Ngãi An cũ thuộc phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa; lúc bấy giờ huyện này đã giải thể, địa bàn nhập vào huyện Bình An cùng phủ từ năm 1862). Khi nhập vào khu thanh tra Sài Gòn, huyện Ngãi An còn bốn tổng trực thuộc (An Bình, An Điền, An Thổ, An Thủy); riêng tổng Chánh Thiện giải thể vào ngày 29 tháng 10 năm 1866, địa bàn nhập vào các tổng kế cận. Đến ngày 9 tháng 10 năm 1868, huyện Ngãi An tách ra lập khu thanh tra độc lập, mang tên gọi là khu thanh tra Thủ Đức; nhưng đến ngày 30 tháng 12 năm 1868, lại giải thể tái nhập vào khu thanh tra Sài Gòn.

Một hộ dân ở Thủ Đức năm 1920- 1929

Năm 1871, các thôn đổi thành làng. Năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn (Ville de Saigon). Tòa tham biện hạt Sài Gòn chuyển từ trung tâm thành phố Sài Gòn đặt tại làng Bình Hòa,  tại vị trí ngày nay là trụ sở Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh.

Năm 1911, tỉnh Gia Định được chia thành bốn quận: Thủ Đức, Nhà Bè, Gò Vấp và Hóc Môn.

Chợ và Đình ở Thủ Đức
Đình Thủ Đức

Giao thông đường thủy có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển vùng đất này.

Củi gỗ khai thác ở địa phương được tập kết trên bến trước khi vận chuyển xuống thuyền để vận chuyển vào Sài Gòn và các khu vực lân cận.
Ghe thuyền trên kênh rạch ở Thủ Đức
Những con thuyền vừa là phương tiện đi lại, vận tải, vừa là nhà ở của người dân trên kênh rạch
Thuyền chở củi ở Thủ Đức
Một chợ nhỏ ở Thủ Đức, thập niên 1920
Chợ Thủ Đức, thập niên 1920
Đường Cái Quan, phía Bắc của Thủ Đức
Những chiếc xe bò vận chuyển ngũ cốc và quả dừa trên đường Cái Quan (Quốc lộ 1 ngày nay) ở Thủ Đức. Các chuyến hàng xuất phát từ Sài Gòn, kết thúc ở Phan Thiết.
Cầu Bình Lợi
Ảnh trên cầu Bình Lợi. Cầu do hãng thầu Levalllois Perret thi công, được kết cấu vòm thép, mặt cầu bằng gỗ, có đường ray xe lửa. Cầu dài 276m, gồm 6 nhịp với một nhịp quay.
Đình Linh Chiểu Xã (Thủ Đức)

Viết một bình luận