những hình ảnh cho thấy sự phồn thịnh của “Đô Thành Sài Gòn” từ năm 1954 – 1965 – Phần 1hững hình ảnh cho thấy sự phồn thịnh của “Đô Thành Sài Gòn” từ năm 1954 – 1965 – Phần 3

Phần tiếp theo trong loạt ảnh của Tom Langley khi giới thiệu lại một Sài Gòn – Bình Dương của những ngày tháng cũ.

Một góc khác của khu căn cứ Phước Vĩnh, Phú Giáo, Bình Dương
Một người làm công trong khu căn cứ của quân đội mỹ, đảm nhận công việc dọn dẹp trong khu vực sửa chữa xe

Khu vực sinh hoạt, nghỉ ngơi của những quân lính hoặc công nhân
Nhà canh gác
Khu căn cứ Phước Vĩnh rộng lớn, trải dài với nhiều phân khu tách biệt
Nhà canh gác của quân đội, được đắp lên bởi những bao đất hoặc cát với mục đích chống đạn
Những người nông dân được nhận vào làm công, dọn dẹp vệ sinh cho khu căn cứ
Xa lộ Biên Hòa của những năm 1966 – 1968 (sau này là xa lộ Hà Nội) – Bên sau là các Bungalow Trại lính MỸ AirBorn Special Forces lúc mới thành lập năm 1966, khu vực gần Nghĩa trang Quân Đội Việt Nam Cộng hòa
Xa lộ Biên Hòa năm 1965 – Phía xa xa là Nhà máy Xi măng Hà Tiên
Xa lộ Biên Hòa – là con đường nối liền Sài Gòn với Biên Hòa, được xây dựng từ năm 1957 đến năm 1961. Ngày 10 tháng 10 năm 1984, Xa lộ Biên Hòa được đổi tên thành xa lộ Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội.
Xa lộ Biên Hòa và cầu Đồng Nai – là cây cầu bắc qua sông Đồng Nai, nối thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) và thành phố Dĩ An (tỉnh Bình Dương)
Bên phải là khu chợ cũ trên địa phần Bình Dương
Ở thời điểm năm 1965 – 1966, trên đường phố Bình Dương hầu như đều thấy mọi người di chuyển bằng xe đạp
Xích lô – thứ phương tiện quen thuộc dù ở trước hay sau những năm 1966. Thời ấy, người ta dễ dàng bắt gặp bóng hình xích lô trên mọi nẻo đường, chở đủ mọi tầng lớp.
Chợ gà Sài Gòn, rất nhiều giống gà được bày bán ở đây
Những chiếc xích lô trên đường phố Bình Dương. Ngày nay, xích lô đã lui vào dĩ vãng, người mưu sinh bằng nghề này không còn nhiều, hầu hết đều là những người quá gắn bó với cái xích lô mà không nỡ bỏ.
Một cảnh sống – sinh hoạt thường ngày của người dân
Những quả bưởi tươi rối được bày bán trên những sạp hàng cao cao và những đứa trẻ con tò mò với hình dáng của người nước ngoài
Tom LangLey trước quầy hàng ăn vặt ở Bình Dương
Một người bạn của Tom Langley tạo dáng trước cửa hàng đồ ăn vặt
Ở những năm 1965 – 1966, đường xá cùng nhà cửa ở Bình Dương vẫn chưa được xây dựng khang trang……
Những đứa nhỏ trong một gia đình Việt Nam
Các đứa bé xếp hàng rất ngay ngắn để được chụp ảnh
Đường xá Sài Gòn của những năm 1965 – 1966
Bảo tàng Lịch sử thành phố, bên cạnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Đây là nơi bảo tồn và trưng bày hàng chục ngàn hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước Việt Nam.
Ban đầu nơi đây là Bảo tàng Pacha Đa Lagos, đến năm 1945 thì được đổi tên là Gia Định Bảo tàng viện. Sau đó, năm 1956 đổi tên Bảo tàng là Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam. Phải đến tận năm 1979, ngành chức năng đã cho đổi tên là Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuồng voi trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Những chú voi được nuôi nhốt trong chuồng, để làm “thứ” triển lãm cho du khách
Đồng hồ hoa trong Thảo cầm viên Sài Gòn – Đồng hồ này bị quá nhiều người leo lên chụp hình làm cỏ tan nát nên về sau người ta gắn một bariere ngăи cách có thể tựa lên đó để chụp ảnh chứ không được phép leo lên đồng нồ.
Chú gấu chó đang làm trò trước người tham quan
Những chú hươu sao trong Vườn Sở Thú Sài Gòn – Hay còn được gọi là Hươu đốm hoặc Hươu Nhật Bản, là một loài hươu có nguồn gốc ở phần lớn Đông Á
Chuồng cá xấu – Một con vật khá nguy hiểm nếu đến gần chúng
Lợn rừng hay còn được gọi là lợn lòi – Chúng là tổ tiên của hầu hết các giống lợn nhà và là một loài thú săn trong nhiều nghìn năm.
Tom Langley trước chuồng voi ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Cậu Thị Nghè là một trong những cây cầu có kiểu dáng đẹp nhất Sài Gòn, nằm trong sở thú bắc ngang qua rạch Thị Nghè.
Đền Kỷ Niệm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn, để tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất. Năm 1975, đền đổi tên là Đền Hùng Vương
Khu vực tập trận trong căn cứ quân đội Mỹ

Nơi tập kết trong khu căn cứ Phước Vĩnh, Phú Giáo, Bình Dương
Ngôi nhà được xây bằng những miếng gỗ giữa đồng trống
Phía trước ngôi nhà lá là đường Tỉnh lộ 741 – Sông Bé xưa.
Người nông dân đang chăm chỉ làm việc ngoài đồng
Cổng dẫn vào ngôi làng nhỏ ở Bình Dương
Cánh đồng sau mùa gặt đã trở thành “mảng thức ăn” ngon nghẽ của những chú bò

Người nông dân đang cho hai chú trâu ăn bữa no nê cỏ
Tịnh xá là cách gọi của người Ấn Độ Phật giáo nói về các tịnh thất trong các ngôi chùa. Đó là một nơi riêng biệt dành cho những ngày ẩn dật ngồi thiền của các thầy tu.
Bãi tha ma ở giữa đồng

Viết một bình luận