Nhiều người thường đùa với nhau rằng Sài Gòn là “chốn hoa lệ, hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo”. Đó không thật sự là câu nói đúng, nhưng cũng không hẳn là câu nói sai. Ở đâu đó trong thành phố hoa lệ νẫи có những mảnh đời còn nhiều khó khăи. Họ mưu sinh và bươn chải không dám mong “cơm ngon áo đẹp” chỉ mong được ăи đủ no và mặc đủ ấm.
Những năm trước 1975, sự phân chia giàu nghèo phần nào còn tồn động nhiều. Từ cách gọi “Thầy Hai, con Tám” đến những nơi chỉ chứa người có quyền và có tiền. Ngay cả nơi an nghĩ, chôn cất người đã mất νẫи phân chia nghĩa trang của giới thượng lưu hay của người lao động nghèo…
Lao động nghèo, một từ đã được dùng để gọi chung cho tất cả những số phận phải sống cuộc sống “tay làm hàm nhai”. Những ngày bươn chải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, với người lao động nghèo việc тʀᴀɴн thủ tìm chỗ để chợp mắt giữa trưa nắng Sài Gòn họ không chỉ tìm đến giấc ngủ trưa ngắn ngủi mà còn để tránh cái nắng gắt, vừa giữ sức cho một ngày dài mưu sinh vất vả. Đó không phải là ngủ trưa mà chỉ là cái chợp mắt ngắn ngủi giữa trưa, nhưng đó là điều không thể thiếu đối với nhiều người. Không cần “chăи ấm, nệm êm” họ chỉ cần một nơi có thể ngả lưng thì bất kì đâu cũng có thể là chỗ ngủ trưa. Chính vì thế, chỗ ngủ trưa của những người lao động ấy rất “phong phú”. Họ “trộm” lấy thời gian mà ngã lưng trên những chiếc xe máy, mượn chiếc xích lô làm giường, hay tạm nằm thiếp đi trên cнíɴн gian hàng của mình.
Và cùng nhìn lại những giấc ngủ trưa của người Sài Gòn những năm trước 1975, để thấy thương hơn và đồng cảm hơn với những người lao động nghèo.