Những cung bậc cảm xúc đặc biệt khi nhớ về một Sài Gòn xưa – Phần 4

Trên những con đường quen thuộc cùng những chiếc xe hơi “con cóc”, xe máy,….cùng với hình ảnh người người ngược xuôi khiến cho Sài Gòn trở nên thật sống động, đường phố sạch sẽ và lịch sự, vừa văn minh vừa thanh lịch. Có chợ Bến Thành – biểu tượng không chính thức của mảnh đất phồn hoa đô hội; có Nhà thờ Đức Bà mang trong mình lối kiến trúc đặc trưng của Pháp; có Nhà hát Thành phố sau bao biến cố lịch sử vẫn được trả đúng về công năng nghệ thuật ban đầu,….Càng ngày, Sài Gòn mất đi càng nhiều nét đẹp thuở sơ, thay vào đó là nét hiện đại của những công trình cao ốc, nhưng dù trước hay sau, dù quá khứ hay hiện tại, Sài Gòn vẫn luôn đẹp trong mắt người dân Sài Thành. 

Rạp chiếu phim Cathay nằm trên đường Nguyễn Công Trứ

Xe ngựa malabar 4 bánh, người saigon hồi đó gọi là “xe kính” để phân biệt với xe ngựa 2 bánh của Việt Nam (vì thùng xe có cửa kính, như trên xe hơi ngày nay)

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn trên đường Lê Lợi

Trấn Nam Quan, nhìn từ phía Trung Quốc

Ải Nam Quan là cửa ải cách tỉnh Lạng Sơn 31 dặm về phía bắc, phía bắc giáp Quảng Tây, chỗ mà người nhà Thanh gọi là Trấn Nam Quan.

Quảng trường phía trước chợ Bến Thành, sau này là Quảng trường Diên Hồng hay gọi là Quảng trường Quách Thị Trang

Không ảnh Quảng trường trưng tâm phía trước chợ Bến Thành, ngày nay quảng trường này đã bị dẹp bỏ để xây dựng tuyến Metrol

Bản đồ Sài Gòn năm 1795

Bản đồ thành phố Sài Gòn, được bố phòng vào năm 1790 bởi Đại tá Victor Olivier. Theo bản đồ lớn do kỹ sư hoàng gia Brun vẽ năm 1795 theo lệnh nhà vua, nay thu nhỏ lại bởi J.M. Dayot, 1799:

A. Palais du Roi = Hoàng cung.
B. Palais de la Reine = Mẫu hậu cung.
C. Palais des Princes = Cung các hoàng tử.
D. Hôpital = Bệnh viện.
E. Magasin des Troupes = Kho quân đội.
F. Arsenal et Forges = Kho võ khí và lò rèn.
G. Charonnerie = Nhà xe.
H. Magasin à Poudre = Kho thuốc súng.
I. Corps de Caserne = Trại lính.
K. Place d’Arme = Võ sảnh.
L. Remises pour les pièces de Campagne = Trại tân tạo võ khí hành quân.
M. Mât de Pavillon = Cột cờ.
N. Maison de l’Evêque = Dinh Tân xá dành cho Bá Đa Lộc (Pierre Foseph Georges Pigneau de Béhaine – Giám mục người Pháp).
O. La Monnaye = Trường đúc tiền.
P. Magasin aux Vivres = Kho lương thực (Kho Quản Thảo).
Q. Bazard = Phố chợ (Đa Kao).
R. Chantiers de Construction = Xưởng Chu sư.
S. Bassin = Bể sửa chữa tàu thuyền.
T. Briqueterie = Lò gạch ngói.
U. Pagode = Chùa (Cây Mai).
V. Bazard chinois = Chợ người Hoa (Chợ Lớn).

Bản vẽ phối cảnh này cho thấy quy hoạch và phạm vi của Sài Gòn vào cuối thế kỷ 19. Đại lộ Charner khi này vẫn còn là một đoạn kinh đào.

Bản đồ Sài Gòn năm 1893 – Trong bản đồ này vẫn còn Chợ Cũ trên đường Charner, và chưa có Chợ Bến Thành mới (xây dựng năm 1912). Hướng bắc về phía bên phải.

Bến xe ngựa phía trước ga xe lửa và Chợ Bến Thành

Bảo tàng bên cạnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn, được xây dựng dưới thời Pháp thuộc. Ngày nay là Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.

Cây cầu bắc ngay qua khu nhà nghỉ mát trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Một góc chụp khác của bức ảnh trên nhưng được chụp vào năm 1906

Một góc vườn trong khu Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Cầu Ông Lãnh, Quận 1

Mộ Tả quân Lê Văn Duyệt, tức Lăng Ông ở Bà Chiểu, Gia Định

Giàn giáo bằng tre dày đặc, khi đang xây dựng tháp chuông Nhà thờ Huyện Sĩ (tức nhà thờ Chợ Đũi)

Nhà thờ Huyện Sỹ, do ông Lê Phát Đạt đã hiến đất để xây dựng

Đường d’Adran phía sau Chợ cũ (năm 1920 đổi tên đường là Georges Guynemer, từ năm 1955 là đường Võ Di Nguy, từ năm 1985 là đường Hồ Tùng Mậu)

Một đám tang ở Sài Gòn

Xe ngựa hay còn gọi là xe thổ mộ – Một loại phương tiện giao thông phổ biến ở vùng Sài Gòn – Gia Định ở những năm thập niên 50 cuối thế kỷ XIX

Ghe bán củi trên sông Sài Gòn

Triển lãm về canh nông trước Nhà hát Thành phố ở Công trường Lam Sơn

Đường Catinat năm 1950, ngay vị trí lối vào của 164 Đồng Khởi ngày nay

Tiệm chụp hình Photo-studio của nhà nhiếp ảnh Ludovic Crespin. Tiệm ở số 136 rue Catinat kế bên khách sạn Continental (132 rue Catinat). Hình chụp hướng về quảng trường nhà hát thành phố và bến Bạch Đằng. Giữa hình là khách sạn Continental.

Cửa hàng bách hóa công ty Mottet, góc ngã ba đường rue Catinat và rue Turc (đường Tự Do – Hồ Huấn Nghiệp trước năm 1975)

Hãng tàu vận tải Messageries Maritimes

Cầu quay Khánh Hội được người Pháp xây dựng lần đầu vào năm 1904, gọi là Le pont tournant, nghĩa là “cầu quay”.

Trong nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi

Đường Catinat, từ năm 1954 đổi thành đường Tự Do và sau năm 1975 thì chính thứ lấy tên là đường Đồng Khởi

Đường Catinat được xem là một trong những con đường sầm uất nhất của thành phố này vì tập trung các cửa hiệu sang trọng, các khách sạn, trung tâm mua sắm.

Viết một bình luận