Những cung bậc cảm xúc đặc biệt khi nhớ về một Sài Gòn xưa – Phần 3

Sài Gòn không được lâu đời như Hà Nội nhưng lại có nét đáng yêu và dễ thương trong văn hóa. Qua những cuộc di cư Bắc – Nam suốt hàng trăm năm qua, đến nay Sài Gòn trở thành “đất lành chim đậu”, người người đều đổ xô đến sinh sống và lập nghiệp, điều này không làm Sài Gòn bị mai một mà còn ngày càng xinh đẹp và phát triển hơn. Có thêm người Hoa, người Ấn đến định cư sinh sống, đã tạo nên cho Sài Gòn một nét văn hóa đa sắc tộc vô cùng độc đáo. 

Nhà hát Thành phố nằm trên đường Catinat (trước năm 1975 là đường Tự Do, sau đó đổi tên thành đường Đồng Khởi) – sau năm 1975, nhà hát mới được trả về đúng công năng nghệ thuật ban đầu.

Đường Catinat, đối diện khung hình là khách sạn Continental. Khách sạn bắt đầu xây vào năm 1878 dưới thời Pháp thuộc và được khánh thành năm 1880.

Công trường Lam Sơn, đối diện là công viên trước Nhà hát Thành phố nằm trên đường Catinat

Chiếc xe thổ mộ trước Nhà hát Thành phố – Đây từng là loại phương tiện giao thông phổ biến ở khu vực Sài Gòn – Gia Định của những năm 50 cuối thế kỷ XIX

Đại lộ Bonard (sau năm 1955 được đổi tên thành đường Lê Lợi)

Pharmacie Principale Solirene – Nhà thuốc tây nằm trên đường Bonard, góc đường Bonard – Catinat (sau này là góc đường Lê Lợi – Đồng Khởi)

Đại lộ Bonard (đường Lê Lợi) – Đây là một trong số ít những con đường Sài Gòn chỉ trải qua một lần đổi tên

Chính giữa hình là vòng xoay Bonard – Charner trước Nhà hát Thành phố (sau này là bùng binh Bồn Kèn hay còn gọi là vòng xoay Lê Lợi – Nguyễn Huệ)

Công trường Lam Sơn xung quanh Nhà hát Thành phố. Tòa nhà bên phải hình, sau này là khách sạn Continental

Những người An Nam với binh sĩ thuộc địa Pháp

Một ngày hội ngộ ở trường đua ngựa (trường đua cũ trên đường Rue Verdun, nơi sau này người Pháp lấy làm trại lính, vào thời VNCH là trại Lê Văn Duyệt)

Trại Thủy binh của Pháp trên bến Francis Garnier, sau này là Bộ Tư lệnh Hải Quân VNCH trên Bến Bạch Đằng.

Lính Quân phục La Thuộc địa trên xe kéo năm 1912

Những người giúp việc nhà viếng thăm trại lính Trung đoàn 11 Bộ binh Pháp. Chỗ họ đứng ngày nay là ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Lê Duẩn

Cổng Thành Cộng hòa nằm ở góc đường Lê Duẩn – Đinh Tiên Hoàng ngày nay. Ngày nay, đây là khu vực tương ứng với diện tích gồm Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Dược Đại học Y Dược, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II và Đài Truyền hình Thành phố

Trung đoàn bộ binh hải quân thứ 11 – hay còn được gọi là trại Ông Dèm, nhưng sau khi Ngô Đình Diệm lên nắm quyền Tổng thống thì đổi tên thành Thành Cộng hòa.

Lối vào trại lính bộ binh của Pháp, xây dựng năm 1873 tại vị trí thành cổ Sài Gòn (xây dựng năm 1790). Con đường ở giữa ngày nay là đường Đinh Tiên Hoàng.

Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn cạnh bên Vườn Tao Đàn, sau năm 1975 là CLB Lao Động.

CLB Sĩ Quan Pháp, nay là UBND Quận 1, gần phía sau Nhà thờ Đức Bà, tại số 47 đường Lê Duẩn.

Dinh Toàn quyền hay còn gọi là Dinh Độc Lập nằm đối diện với đường Thống Nhất (sau này đổi tên thành đường Lê Duẩn)

Dinh Độc Lập từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Bây giờ, nơi đây được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt

Đại lộ Norodom nhìn thằng về hướng Dinh Độc Lập (chính là đường Lê Duẩn)

Dinh Độc Lập được chụp từ đường Công Lý (sau này được đổi tên thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa)

Dinh Độc Lập hay còn gọi là Dinh Toàn quyền năm 1907

Cận cảnh phái bậc thềm đi vào Dinh Độc Lập

Cổng vào dinh Độc Lập trên đường Công Lý

Chợ Bến Thành – hình ảnh chiếc đồng hồ trên tháp chuông là biểu tượng không chính thức của Sài Gòn

Bến xe trên đường Nguyễn Thái Học, gần với cầu Ông Lãnh

Rue de Bangkok, sau này là đường Mạc Đĩnh Chi

Đường phố ở khu vực Chợ Lớn

Đường Nguyễn Trung Ngạn, cạnh bên Tu viện Cát Minh (Dòng Kín Carmelites), nằm giữa Tôn Đức Thắng và Chu Mạnh Trinh Quận 1 hiện nay

Rue de Bangkok, nay là đường Mạc Đĩnh Chi

Đường Mạc Đĩnh Chi

Ban đầu là đường số 10, sau đó được đổi tên thành rue de Bangkok. Cuối năm 1920 thì đổi tên thành đường Massiges, đến sau năm 1975 thì chính quyền chính thức đổi tên là Mạc Đĩnh Chi và giữ nguyên đến hiện tại.

Rue de L’eveche, sau này là đường Alexandre de Rhodes

Rue De La Grandière, trước năm 1975 là đường Gia Long và sau này đổi tên thành đường Lý Tự Trọng

Đường Phan Thanh Giản thời Pháp, bên phải là Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi

Rue Paul Blanchy (ngày nay là đường Hai Ba Trưng)

Rue Paul Blanchy năm 1916, ngày nay là đường Hai Bà Trưng

Rue Pellerin (nay là đường Pasteur)

Rue lagrandière, sau năm 1954 thì đổi thành đường Gia Long, sau năm 1975 thì đổi thành đường Lý Tự Trọng

Đại lộ Charner, hướng chụp từ sông Sài Gòn nhìn về Tòa Đô Chánh Sài Gòn

Tượng đô đốc Rigault de Genouilly tại vị trí quảng trường Mê Linh sau này

Thư viện trường Viễn Đông Bác Cổ trên đường De La Grandière (góc Gia Long – Tự Do, sau này là đường Lý Tự Trọng – Đồng Khởi)

Bên hông Nhà thờ Đức Bà, đoạn đường đối diện Bưu điện Trung tâm Sài Gòn

Tháp nước tại Quảng trường Thống chế Joffre

Toàn cảnh Sài Gòn về hướng Tây – Bắc, nhìn từ tháp nhà thờ Đức Bà

Toàn cảnh Sài Gòn về hướng Tây – Nam, nhìn từ tháp nhà thờ Đức Bà.

Không ảnh Nhà hát Thành phố trên đường Catinat

Bến Francis Garnier gần đầu đường Catinat phía bờ sông Sài Gòn

Viết một bình luận