Những cung bậc cảm xúc đặc biệt khi nhớ về một Sài Gòn xưa – Phần 2

Sài Gòn đã từng bước qua rất nhiều giai kỳ hoa lệ khác nhau, dù là trước hay sau, dù là thời nào thì cũng tân thời và phồn hoa với nét độc đáo riêng biệt. Nếu ở những thế kỷ trước, Sài Gòn khoác lên mình chiếc áo của người tao nhân mặc khách thì giờ đây Sài Gòn chính là cô nàng tiểu thư sang chảnh với mỹ danh “Hòn ngọc Viễn Đông”. Sở dĩ, Sài Gòn được ưu ái như thế là do nhiều lý do khác nhau: do vị trí địa lý phù hợp trong những cuộc kinh thương quốc tế; do mảnh đất nhỏ xinh nhưng lại ồn ào và náo nhiệt với đầy rẫy những nhà hàng, cao ốc,….; do con người Sài Gòn vừa đáng yêu lạ dễ mến, đặc biệt là nét đẹp duyên dáng của người con gái Sài Thành….Tất cả đã tạo nên một Sài Gòn khiến người nhung nhớ, đã một lần sống thử thì không thể nào rời đi.

Trò chơi đu quay của người dân ở đại lộ Charner (sau này là đường Nguyễn Huệ) trong ngày lễ Quốc Khánh của Pháp 14 tháng 7

Xếp hàng gánh nước máy ở vùng phụ cận Sài Gòn

Bức ảnh tô màu về cảnh nấu cơm ngoài trời

Sạp bán hoa

Bán dạo gần bến xe buýt chợ Bến Thành

Bữa cơm của các phụ nữ thành phố

Bữa ăn của các phụ nữ An Nam

Những đứa trẻ người An Nam

Hình ảnh của những người phụ nữ Sài Gòn năm 1909

Xe tang của người Hoa trên đường phố Sài Gòn năm 1909, người Tây rất tò mò về những chiếc xe nhà vàng này, có nhiều chú thích họ còn nhầm lẫn với “xe hoa Sài Gòn”

Một đám tang trong Chợ Lớn đầu thế kỷ 20. Thởi điểm này xe hơi đã khá phổ biến nhưng vẫn chưa được sử dụng trong đám tang.

Số lượng người khiêng thể hiện gia thế của người đã mất, đám lớn có khi lên đến 50 người khiêng

Đám tang nhỏ của người dân nghèo

Lễ an táng theo phong tục của người Hoa ở Sài Gòn

Chiếc xe tang đang di chuyển trên đường phố Sài Gòn

Khu nhà nghỉ mát trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Chuồng nuôi chim trong Vườn Bách Thú

Con rạch Thị Nghè phía sau Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Đền Kỷ Niệm được xây dựng năm 1926, cạnh cổng chính Thảo Cầm Viên Sài Gòn, đối diện Viện Bảo tàng Blanchard de la Bross (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố. Để tưởng niệm những chiến sĩ tử trận trong Thế chiến Thứ I.

Viện Bảo tàng Blanchard de la Bross, bên cạnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn – Đây là nơi bảo tồn và trưng bày hàng chục ngàn hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước Việt Nam.

Sông Sài Gòn, tòa nhà bên phải hình là Bến Nhà Rồng

Sông Sài Gòn

Cảng Sài Gòn

Cầu Bình Lợi

Đại lộ Rigault de Genouilly, nay là đường Tôn Đức Thắng

Đại lộ Rigault de Genouilly

Văn phòng và cửa hàng của Fluvial Messageries

Hãng vận tải tàu Fluvial Messageries, nằm trên đường Rigault de Genouilly (sau này là đường Tôn Đức Thắng)

Tháp nước xưa ngay chỗ vòng xoay Hồ Con Rùa(những năm thập niên 1920). Vị trí này năm 1790 chính là cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy). Sau cuộc binh biến Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng mới cho phá huỷ thành này, xây thành mới nhỏ hơn góc Đông Bắc thành cũ, gọi tên thành Phụng, mặt hành chánh gọi là Gia Định thành.

 

Những kiosk bán hoa ở đại lộ Charner (đường Nguyễn Huệ sau này)

Nha Quan Thuế nằm ở cuối góc đường Charner (đường Nguyễn Huệ sau này)

Đại lộ Charner (sau này là đường Nguyễn Huệ)

Tháp nước chỗ Hồ Con Rùa ngày nay, bên phải bây giờ là Nhà Văn hóa Thanh niên Quận 1.

Đường nông thôn ở Thủ Dầu Một

Tòa Giám Mục mới ở Sài Gòn

Lăng Cha Cả là ngôi mộ của Giám mục Bá Đa Lộc – Đây là ngôi mộ xưa, thuộc di tích lịch sử của vùng Gia Định. Ngôi mộ đã được giải tỏa trong những năm thập niên 1980, còn nay nơi đây là một nút giao thông cùng mức dưới hình thức một vòng xoay giao thông, ở giữa có đặt quả địa cầu lớn.

Lăng Cha Cả đã bị chính quyền mới ra lệnh giải tỏa năm 1980. Năm 1983, ngôi lăng bị san bằng và việc cải táng hoàn tất. Di hài của Giám mục Bá Đa Lộc được giao lại cho tổng lãnh sự Pháp đưa về Pháp.

Xe bò phía trước Tòa Giám Mục Sài Gòn (đường Nguyễn Đình Chiểu ngày nay)

Nhà thờ Anh giáo trên đường Thống Nhứt – Mạc Đĩnh Chi (sau này là đường Lê Duẩn – Mạc Đĩnh Chi)

Bức không ảnh trường Sư Phạm cạnh bên chủng viện Sài Gòn

Dinh Phó Thống đốc Nam Kỳ (dinh Gia Long)

Dinh được Quốc trưởng Bảo Đại đặt cho tên mới là Dinh Gia Long. Con đường La Grandìere trước mặt cũng được đổi tên thành đường Gia Long. Sau cuộc trưng cầu dân ý phế truất Bảo Đại năm 1955, tổng thống Ngô Đình Diệm dùng tòa nhà này làm dinh Quốc khách.

Dinh Gia Long từng là nơi ở và làm việc của gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm khi Dinh Độc Lập bị ném bom năm 1962.

Chùa Ấn Độ góc đường Pasteur – Tôn Thất Thiệp

Cổng chào trong dịp lễ hội tại chùa Ấn Độ giáo góc đường Pasteur – Tôn Thất Thiệp

Bưu điện Trung tâm Sài Gòn được xây dựng dưới thời Pháp thuộc năm 1886 – 1891 với phong cách phương Tây pha lẫn nét trang trí phương Đông.

Bưu điện Trung tâm đối diện với vườn hoa trước Nhà thờ Đức Bà

Tòa nhà là điểm thu hút khách tham quan cùng với Nhà thờ Đức Bà, nằm trên đường Công trường Công xã Paris

Nhà hát Thành phố được xây dựng dưới thời Pháp thuộc năm 1900, chủ yếu là mời đoàn hát phương Tây để phục vụ cho người Tây nên đây còn được gọi là “nhà hát Tây”. Đến ngay 18/11/1918, buổi biển diễn của người Việt lần đầu mới được diễn ra bằng vỡ kịch pha cải lương.

Nhà hát Thành phố – Nơi đây từng là Trụ sở Quốc hội dưới thời Đệ nhất Cộng hòa và Trụ sở Hạ Nghị viện dưới thời Đệ nhị Cộng hòa và từng có một khoảng thời gian là Nhà Văn Hóa.

Viết một bình luận