Những cung bậc cảm xúc đặc biệt khi nhớ về một Sài Gòn xưa – Phần 1

Những bức ảnh mộc mạc nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa khi gợi về một đô thị hoa lệ từng đứng bậc nhất Đông Nam Á. Là những con đường xưa với lối kiến trúc cổ điển, là những chiếc xe bò hay xe thổ mộ bon bon trên đường, là những công trình còn mãi với thời gian dù trải qua biết bao thăng trầm cùng biến cố của lịch sử,…tất cả được Sài Gòn giữ gìn một cách trọn vẹn trong miền ký ức.

Tượng Hai Bà Trưng hay còn được gọi là tượng Hai Bà ở Công Trường Mê Linh, được đặt tại đây trước khi có bức tượng đài Trần Hưng Đạo. Sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo chánh thì bức tượng Hai Bà cũng bị kéo đổ, bởi người dân cho rằng, hai bức tượng này được thiết kế giống với hình ảnh của mẹ con bà Trần Lệ Xuân.

Bến xe ngựa phía trước Chợ Bến Thành. “Boite d’Allumette” (hộp diêm) là tên người Pháp gọi xe thổ mộ của Saigon, để phân biệt với “Malabar” là xe ngựa 4 bánh với thùng xe có cửa lắp kính.

Một trong những tấm hình xưa nhất của Sài Gòn, nơi rạch Bến Nghé đổ ra sông Sài Gòn. Khi này chưa có tòa nhà của hãng tàu biển (Nhà Rồng), chưa có các cây cầu qua Khánh Hội…

Đường Catinat, sau này là đường Đồng Khởi – Được xem là một trong những con đường sầm uất nhất của thành phố này vì tập trung các cửa hiệu sang trọng, các khách sạn, trung tâm mua sắm.

Đường Catinat dài khoảng 630 mét, bắt đầu từ Công trường Công xã Paris trước Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, băng qua Công trường Lam Sơn, công viên Chi Lăng rồi kết thúc tại vị trí giao cắt với đường Tôn Đức Thắng, bờ Sông Sài Gòn.

Thời Đông Dương thuộc Pháp, đường này có tên là Rue Cartinat, thời Việt Nam Cộng hòa đổi thành đường Tự Do từ năm 1954 đến 1975. Sau năm 1975, chính quyền Việt Nam đổi tên đường Tự Do thành đường Đồng Khởi, cùng với đường Công Lý thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Đường Catinat – Tòa nhà bên trái hình ngày nay là khách sạn Majestic Saigon. Người bỏ tiền xây dựng khách sạn Majestic là một thương gia Việt gốc Hoa giàu có bậc nhất xứ Sài Gòn – Gia Định lúc bấy giờ là Hui Bon Hoa (hay còn gọi là Chú Hỏa).

Rue Catinat – Đoạn đường này lưu lại một vài nét cổ xưa và riêng biệt của một đô thị thuộc địa ở Đông Nam Á, tuy nhiên đã mất dần từng phần qua các thời kỳ từ năm 1954 khi nhiều tòa nhà cao lớn đang dần mọc lên.

Đường Catinat, sau này là đường Đồng Khởi – Bên trái là “café de la Terrace” và khách sạn Terrace (ngày nay là khách sạn Caravelle). Bên phải theo chữ viết trong hình là văn phòng công ty Cie Coloniale & Exportation mà sau này là cửa hàng bách hóa Lucien Berthuet (ngày nay là cửa hàng Louis Vuitton). Theo niên giám Đông Dương năm 1907 đến năm 1912 thì góc đường Catinat và đại lộ Bonnard, số 159 bis là địa chỉ của công ty “Compagnie Générale exportation” (1907 – 1912), nơi nhà thương gia Edouard Tréfaut và kế toán Gaston Phélyzon trú ngụ. Có thể đây là cùng một công ty. Số 159 là tiệm đổi tiền của người Ấn, Condassamy (1907 – 1911), kế bên ở số 157bis là tiệm tạp hóa và quần áo (epicerie et mercerie) của Soa-a-Pan, Sina et Cie (niên giám năm 1907-1912) và tầng 1 số 157 bis là khách sạn “Grand Hôtel de France” theo niên giám 1905 – 1906 do bà Dabène làm chủ.

Đường Catinat – Ở thời điểm này, phương tiện giao thông chủ yếu là xe lôi và xe kéo, chạy bằng sức người.

Café de la Terrasse trên đường Catinat, nơi ngày nay là Caravelle Hotel

Đường Catinat – Bên phải có lẽ là tòa nhà mà sau này là văn phòng nhà in báo Impartial. Bên phải là đường d’Ormay (trước năm 1975 là đường Nguyễn Văn Thinh, còn ngày nay đổi thành Mạc Thị Bưởi). Hình chụp về phía bến Bạch Đằng, khoảng thời gian cuối thập niên cuối thế kỷ 19 hay đầu1900 vì lúc này chưa có xe hơi mà chỉ có xe ngựa. Để ý hai cột đèn nối nhau ở giữa đường. Điện thắp sáng Sài Gòn bắt đầu từ năm 1896, từ nhà máy phát điện đầu tiên ở vị trí sau Nhà hát thành phố trên đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng ngày nay). Sau đó đầu thập niên 1910 thì nhà máy điện nhà đèn Chợ Quán được xây và đưa vào hoạt động cung cấp cho toàn cả Sài Gòn và Chợ Lớn. Nhà máy phát điện cũ, sau Nhà hát Thành phố, trở thành trạm phụ (sub-station) biến thế cung cấp từ nhà đèn Chợ Quán.

Đường Catinat, trước năm 1975 là đường Tự Do, sau đó là đường Đồng Khởi.

Tòa nhà bên phải hình là Grand Hôtel de la Rotonde – một khách sạn nhỏ nằm trên đường Catinat, gần với khách sạn Grand Hôtel Sài Gòn được khởi công xây dựng tại số 8 rue Catinat năm 1929.

Bức ảnh trực diện của khách sạn Grand Hôtel de la Rotonde nằm trên đường Catinat

Rue Pellerin (đường Pasteur ngày nay). Nhìn thấy hai tháp Nhà thờ Đức Bà mờ mờ phía cuối đường Pasteur.

Kho bạc dưới thời Pháp thuộc, nằm gần cuối đại lộ Charner (sau này là đường Nguyễn Huệ, góc đường Nguyễn Huệ – Ngô Đức Kế), nay vẫn còn. Phía sau lưng nó ngày nay là tòa tháp BITEXCO cao 68 tầng. Hiện nay là Kho bạc Nhà nước TP. Hồ Chí Minh

Đại lộ Charner (sau này là đường Nguyễn Huệ), hướng chụp nhìn từ sông Sài Gòn về phía Tòa Đô Chánh Sài Gòn

Đại lộ Charner – Người đang đi chơi ngày lễ Quốc Khánh 14 tháng 7 (đây là ngày lễ của Pháp)

Đại lộ Charner đông đúc trong ngày lễ Quốc Khánh Pháp

Tổng Nha Ngân Khố thời VNCH nằm trên đường Charner (đường Nguyễn Huệ sau này)

Du Xuân trên đại lộ Charner (sau này là đại lộ Nguyễn Huệ)

Trụ sở Quan thuế cuối Đại lộ Charner, gần với bến Bạch Đằng và sông Sài Gòn

Đại lộ Charner – Vốn ban đầu, con đường này chỉ là một kênh đào dẫn nước từ sông Sài Gòn vào thành Gia Định, mang tên Kinh Lớn, do Nguyễn Ánh cho xây dựng năm 1790. Thời Pháp thuộc, người Phpas gọi là Grand, sau đó đổi tên thành kênh Charner (theo tên của một vị đô đốc địa phận). Hai con đường chạy dọc hai bên bờ kinh lần lượt là Rigault de Genouilly và Charner. Nơi đây tập trung rất đông tiểu thương buôn bán, đặc biệt là vải lụa gấm vóc nên còn có tên gọi khác là Kinh Chợ Vải, thời gian lâu dài, kinh bị ô nhiễm nghiêm trọng nên người Pháp cho lấp lại và trở thành con đường rộng lớn mang tên đại lộ Charner năm 1887.

Đại lộ Charner – Người dân còn gọi đại lộ này với cái tên là đại lộ “Kinh Lấp”. Đến năm 1956, chính quyền cho  đổi tên con đường này thành Đại lộ Nguyễn Huệ và được giữ nguyên tên gọi cho đến ngày nay.

Đền Ngọc Hoàng trên đường Phạm Đăng Hưng – DaKao, nay là đường Mai thị Lựu.

Gia Định năm 1900 – Lăng Ông (mộ Tả quân Lê Văn Duyệt)

Nhà Thờ Đức Bà – Tên chính thứ là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Trong hình là mặt sau của nhà thờ, người chụp đứng từ đường Norodom (sau này đổi thành đường Thống Nhất, ngày nay là đường Lê Duẩn)

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, điểm đến của du khách trong và ngoài nước, nét đặc trưng của du lịch Việt Nam.

Tên gọi ban đầu của nhà thờ là Nhà thờ Sài Gòn, tên gọi Nhà thờ Đức Bà bắt đầu được sử dụng từ năm 1959 bằng việc đặt Tượng Đức Bà Hòa Bình trước khuôn viên.

Không ảnh Nhà thờ Đức Bà, thời điểm này giữa vườn hoa trước nhà thờ vẫn chưa đặt bức tượng Giám mục Bá Đa Lộc nắm tay dẫn Hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long). Bên trái nhà thờ chính là tòa nhà của Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, cũng là một trong những điểm thu hút người than quan.

Nhà thờ Đức Bà với tượng Giám Mục Pigneau de Behaine (hay còn được biết đến với cái tên là Bá Đa Lộc) đã được tháo dỡ để đưa về Pháp.

Ban đầu, hai tháp chuông của nhà thờ chỉ cao 36,6 m và không có mái, hỉ có độc một chiếc cầu thang hẹp chừng 40 cm bề ngang. Vào năm 1895, thánh đường xây thêm hai mái chóp để che gác chuông cao 21m, tổng cộng tháp chuông cao 57m.

Công viên phía trước nhà thờ, hướng nhìn về phía đường Catinat (sau này là đường Đồng Khởi)

Nhà thờ Đức Bà nhìn từ hướng đường Nguyễn Du, bên phải hình là tòa nhà Bưu điện Trung tâm Sài Gòn.

Không ảnh Nhà thờ Đức Bà

Thống chế Joffre tại trường đua cũ trên đường Rue Verdun, nơi sau này người Pháp lấy làm trại lính, vào thời VNCH là trại Lê Văn Duyệt.

Thời Pháp thuộc là Phòng Thương mại, nằm trên Bến Chương Dương. Trước năm 1975 là Trụ sở Thượng viện. Hiện nay là Sở Chứng khoán TP.HCM

Thời Pháp thuộc, tòa nhà này có tên là Hôtel de ville hay còn được gọi là Dinh xã Tây. Đến thời Việt Nam Cộng hòa, nó được gọi là Tòa đô chánh Sài Gòn vì là nơi làm việc và hội họp của chính quyền thủ đô.

Tòa Đô Chánh Sài Gòn được thiết kế bởi kiến trúc sư Femand Gardè, khi mô phỏng từ tòa thị chính Paris theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp.

Đại lộ Charner hướng nhìn về công viên Đống Đa và Tòa Đô Chánh Sài Gòn

Năm 2020, Tòa Đô Chánh Sài Gòn đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Tòa nhà là công trình xây từ năm 1881 đến 1885 thì hoàn tất do Foulhoux và Bourard thiết kế, gọi là Tòa đại hình Sài Gòn nằm trên đường Mac Mahon.

Năm 1898 thì cơ sở này đổi thành Tòa hình sự Sài Gòn kiêm Tòa Thượng thẩm Đông Dương. Năm 1919 thì đây là Tòa Thượng thẩm Nam Kỳ.

Sang thời Việt Nam Cộng hòa thì tòa nhà này giữ chức năng cũ dưới chính thể mới và hoạt động là Tòa Thượng thẩm Sài Gòn, thường gọi là Pháp đình Sài Gòn. Cũng vì vị trí của cơ sở tư pháp này mà con đường thời Pháp thuộc đổi tên thành đường Công Lý (sau này đổi tên thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Luật sư đoàn Sài Gòn cũng đặt văn phòng ở đây.

Tòa Pháp Đình Sài Gòn nằm trên đường Công Lý (sau này là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa)

Nhà của ngư dân ở vùng phụ cận Sài Gòn

Nghệ sĩ đàn tranh Sài Gòn trong đoàn ca tài tử của ông Nguyễn Tống Triều dự hội chợ các nước thuộc địa ở Pháp năm 1906

Vựa mía Chợ Cầu Ông Lãnh

Xe hủ tíu của người Hoa

Viết một bình luận