Những chiếc ảnh hiếm có khó tìm về một Sài Gòn độc đáo của năm 1991

Những chiếc “siêu xe” độc đáo và lạ mắt nơi Sài Gòn xưa, những chiếc taxi cổ ngày nay lại là bình thường đối với ngày trước, dân chơi xe Harley Davidson “sành điệu”, những hoạt động thường nhật của những con người hiền lành và chất phác nơi đất đô thành phồn hoa,….tất cả được nhiếp ảnh gia người Pháp có tên Jean-Claude Labbe tái hiện cực sống động trong bộ ảnh độc về Sài Gòn của năm 1991. 

Cùng ngắm nhìn lại hơn 50 bức ảnh để biết ngày xưa, thành thị của chúng ta lung linh thế nào, năng động như thế nào và cũng đáng yêu như thế nào! 

Giáng sinh là ngày lễ Thiên Chúa giáng sinh, nhiều người cũng hay gọi nó là lễ Nô – en, là một lễ hội hằng năm kỷ niệm ngày Chúa Giêsu ra đời, là một ngày kỷ niệm được tổ chức bởi những tín hữu Kitô giáo. Với họ đây là dịp cả gia đình quây quần bên nhau, ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ, còn đối với những người ngoại đạo, đó cũng được xem là một dịp để người người được vui chơi. Trong ảnh chính là hình ảnh của những gia đình, mọi người đang dạo quanh thành phố và đặc biệt là nơi nhà thờ Đức Bà dịp Giáng sinh năm 1991.

Hình ảnh cả gia đình đang ngồi trên một chiếc xe gắn máy vi vu dạo chơi Sài Thành, hình ảnh mới ấm áp làm sao! Đằng sau chính là chiếc pa-nô quảng cáo được thực hiện bằng song ngữ Anh – Việt của một công ty điện thoại. Không chỉ ngày đó, đến tận thời điểm bây giờ, những tấm biển quảng cáo dù đã hiện đại hơn đôi chút nhưng “thói quen” song ngữ dường như vẫn được duy trì. 

Năm 1991, đất nước đã hoàn toàn giải phóng và chính quyền cùng toàn dân, toàn Đảng đang trong quá trình xây dựng Việt Nam phát triển, hình một em bé gái nhỏ tuổi nhưng lại phải bưng cả rổ cá để bán trên cầu Ông Lãnh khiến người ta nhìn thấy phải xót xa. 

Cầu Ông Lãnh bắc ngang qua con rạch Bến Nghé, nối hai quận của thành phố là quận 1 và quận 4, thời điểm đó cầu vẫn còn sơ sài chứ chưa được nâng cấp hạ tầng rộng lớn như bây giờ. 

Phía xa xa kia chính là cầu Calmette, cũng nối liền hai quận: quận 1 và quận 4, đây là cây cầu cũ nhưng đến năm 2006 thì bị tháo dỡ để dựng lại cầu mới như ngày nay, sau 3 năm (tức 2009) cầu mới chính thức thông xe trở lại. 

Ảnh chụp con Kinh Tàu Hủ và cầu Chà Và, dưới thời kỳ Pháp thuộc, nhịp giữa của cầu đã được nâng lên cao hơn so với thiết kế cầu ban đầu để cho các tàu thuyền lớn dễ dàng di chuyển qua lại. 

Cầu bắc ngang kênh Tàu Hủ nối liền quận 5 và quận 8 với bề dày lịch sử lên đến hơn 100 năm tuổi, cầu cũng là thông thương của hai quận. Cuối những năm 2000, có khá nhiều câu cầu bị tháo dỡ và xây mới để đáp ứng nhu cầu quy hoạch giao thông của thành phố. Năm 2006, Cầu Chà Và bị dừng hoạt động 2 năm để xây mới, tận tháng 5/2009, mới cho lưu thông xe nhưng chỉ từ quận 8 về quận 5 thôi. Đến tháng 6/2009, mới chính thức hoàn thành và cho lưu thông toàn tuyến. 

Một bức không ảnh góc thành phố, dù là những mái nhà bạt màu với những loang lổ đen do được xây dựng quá lâu, nhưng như thế lại càng tôn lên được nét đẹp của một thành phố sự “cổ xưa”, còn thành phố của hiện tại chúng ta chỉ nhìn thấy sự hiện đại của những tòa cao ốc cao ngất và bóng loáng. 

Hình ảnh chụp trong khung cảnh của một siêu thị kiểu Tây, ở thời điểm năm 1991, đây được xem là một mô hình kinh doanh khá hiếm thấy ở Việt Nam. 

Hai người phụ nữ ngồi quạt cho con nhỏ trên vỉa hè

Một cảnh sống rất đỗi bình thường của những người dân trong một con hẻm nhỏ của thành phố Sài Gòn, thời điểm đó, những chiếc chum, vại, khạp, lu vẫn còn được sử dụng khá rộng rãi chứ không như hiện tại, chỉ thấy xuất hiện ở những làng quê xa thành phố. Thường, những chum vại này được người dân dùng để hứng nước trời (nước mưa) dự trữ, có thể là phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, cũng có thể dùng để nấu ăn hoặc làm nước uống. 

Các thiếu nữ con lai Mỹ – Việt sinh ra từ thời chiến tranh Việt Nam ở một vũ trường.

Những tay chơi “sành điệu” bên những con xe Harley Davidson “ngầu” trước chiếc pa – nô cổ động của công cuộc Đổi Mới, đã phản ánh phần nào phong cách thời trang thời đó. Không kém bây giờ là mấy đâu nha!

Ai nói xích lô chỉ để chở người? Họ có thể tận dụng mọi không gian và khoảng trống để có thể kiếm thêm thu nhập cho bản thân và gia đình, điển hình là chở thêm những “chú” vịt trên đường Nguyễn Trãi. 

Không ảnh Đại lộ Nguyễn Huệ vào năm 1991, đã có những thay đổi đáng kể so với trước đó, tuy nhiên vẫn còn mang theo nét xưa thân quen và gần gũi. Mãi đến năm 2015, con đường hoa Nguyễn Huệ mới được cải tạo, được san lấp bằng phẳng hơn và biến thành nơi trình diễn nhạc nước độc đáo của Sài Gòn. Sau đó, năm 2019 tiếp tục được thiết kế và xây dựng lại thành đài phun nước và thêm một hồ nước nhỏ mang hình ảnh của bùng binh Bồn Kèn thu nhỏ. 

Một chiếc gánh hàng rong đơn giản của bà cụ người Hoa ở khu vực Chợ Lớn.

Giấc ngủ có chút vội vàng của những công nhân trên con tàu chở gạo ở cảng Sài Gòn, có thể là quá mệt mỏi hoặc cũng có thể là công việc của họ đã xong rồi nên “ngay lưng” một chút, khi tỉnh sẽ lại tiếp tục mưu sinh kiếm sống. 

Quầy hàng bánh mỳ hấp dẫn quá! Được xếp chồng “nghệ thuật” để tạo sự đẹp mắt cho người mua hàng, ngoài bánh mì bổ đôi dồn các thứ vào trong như thịt, pate, xíu mại,…thì người Sài Gòn đặc biệt ưu ái với món “bánh mì không”. Một các ăn mà không chỉ người nghèo, mà cả người giàu cũng thích, nhâm nhi chiếc bánh mì không có chút vị ngọt mơ hồ càng kích thích vị giác của người ăn hơn. 

Các thí sinh của một cuộc thi hoa hậu.

Bãi gửi xe đạp trên vỉa hè, Sài Gòn năm 1991.

Giáng sinh là một dịp lễ quan trọng của những người Công giáo, là ngày mà vị Chúa Giêsu giáng thế nên họ đặc biệt chú trọng và đầu từ thời gian để trang trí. Đây là một quang cảnh tiêu biểu của việc chuẩn bị cho lễ Giáng sinh tại một cửa hàng dành cho người Công giáo.

Bạn đã thấy được những cái “siêu” thế nào rồi? Còn ở Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn có “siêu” xích lô chở những em học sinh tiểu học đến trường, một chiếc xích lô đạp bé tí thế thôi, chứ cũng chở được những 10 em đấy nhé!.

Trẻ em Sài Gòn.

Công nhân vệ sinh môi trường dọn cỏ trước Dinh Độc Lập.

Với đường phố Sài Gòn dù là ở thời kỳ nào, năm tháng nào vẫn sẽ xuất hiện cụm từ “giờ cao điểm” và “xe đông, di chuyển chậm”. Dường như đó trở thành nét văn hóa không thể xóa của người dân Sài Thành.

Những đứa trẻ bên chiếc taxi có từ thời Pháp đang được tân trang.

Người mẹ cùng những đứa con nhỏ đang mang theo chiếc xe đạp qua sông trên một chuyến ghe nhỏ.

Chân dung một nữ tu Công giáo, người ta gọi là Soeur.

Pa-nô quảng cáo giới thiệu đến mọi người chương trình biểu diễn sắp tới của ảo thuật gia Elvis Công.

Trẻ em tiểu học đến trường bằng xích lô.

Một người lái xích lô chờ khách.

Một chiếc xe ba gác đang chở đầy một xe vịt đem ra chợ để bán.

Nụ cười tươi của một người lái xích lô có thể khiến bạn khi nhìn vào có thể xua tan đi đôi chút mệt mỏi.

Một gia đình vi vu trên xe máy vào buổi tối ngày thứ Bảy.

Hai bé gái trên vỉa hè, bé nhỏ đang ngủ mất rồi, còn cô chị dường như đang cố gắng giữ em và chờ người lớn trên xe.

Hình ảnh này mới đẹp và đáng quý khi cụ ông và cụ bà dù tuổi tác đã lớn nhưng vẫn cùng nhau dạo từng bước nhỏ trên đường phố ngày Chủ Nhật.

Người đàn ông chở những chú chó đến một quán thịt chó trong thành phố.

Những người lái xích lô ngày xưa chẳng quản ngại điều gì cả, họ chỉ muốn cố gắn mà làm việc để kiếm thêm chút thu nhập để trang trải cuộc sống, vậy nên dù trời có đang mưa họ vẫn tiếp tục hành nghề. 

Bé gái sau khi tan trường đang ngồi trên chiếc xích lô quen thuộc để về nhà. 

Các kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại ở bưu điện trung tâm.

Không ảnh một góc Sài Gòn được chụp từ con đường Đông Du, quận 1, ở bên trái khung hình là khách sạn Sài Gòn, bên phải khung ảnh là thánh đường Hồi giáo Musulman (đây được xem là thánh đường lâu đời nhất ở Sài Gòn do người Ấn Độ xây dựng nên từ năm 1935, đây không chỉ là nơi tiến hành những nghi lễ tôn giáo, mà còn là nơi sinh hoạt của cộng đồng bà con).

Pa-nô quảng cáo cho các bộ phim phương Tây với hình ảnh khiêu gợi – điều này chỉ mới được phổ biến ở Việt Nam vào đầu những năm của thập niên 1990.

Người thợ may trên vỉa hè, cái nghề này ở hiện tại dù rất ít người còn làm nhưng vẫn chưa bị mất đi, vẫn có người còn lưu giữ được nét đẹp đơn sơ và bình dị này cho thành phố phồn hoa.

Tại công trường xây dựng một cao ốc.

Mẫu xe Citroen 2Cv nổi tiếng của Pháp bon bon trên đường phố Sài Gòn giờ cao điểm, xung quanh là nhiều dòng xe gắn máy khác nhau.

Ở trên đã có một chiếc “siêu” xích lô với số lượng người đáng nể thì đây chính là một “siêu” xe đạp chở cả chục bao nông sản ở vùng ngoại ô thành phố.

Thật khâm phục khả năng của những con người bình thường nhưng lại rất phi thường, một chiếc vại nước thôi cũng đủ làm người ta thở dốc, thế mà chiếc xe đạp nhỏ này lại có thể chở đến tận 5 vại nước.

Người đàn ông và 4 đứa trẻ trên chiếc Honda Cub.

Hai nhân viên Ngân hàng Thành phố cầm trên tay các chồng tiền Việt Nam đồng và đô-la Mỹ.

Cửa hiệu vịt quay ở khu Chợ Lớn. Đây là món “đặc sản” nổi tiếng của người Tàu – vịt quay Tứ Xuyên hay vịt quay Bắc Kinh, tại miền Nam, đặc biệt là khu Sài Gòn – Chợ Lớn (nơi tập trung đông người Hoa sinh sống), món vịt quay thậm chí là heo quay được người Quảng Đông đưa vào danh sách ẩm thực với những bí quyết gia truyền. 

Người đàn ông mặc chiếc áo thun cổ tròn có in dòng chữ tiếng Anh: “USA – VIETNAM, IT’S TIME” (Tạm dịch: Mỹ – Việt Nam, đã đến lúc). Ở những năm đó, hình ảnh này được chụp với thông điệp: Mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã chính thức trở nên bình thường hóa sau một thời gian chiến tranh khốc liệt.

Tư thế kỳ lạ của một hành khách trên chuyến xích lô chở vại nước. 

Người phụ nữ bán nón lá dạo.

Các nhà sư khất thực đi ngang qua một quầy hàng đồ điện tử trên vỉa hè.

Cậu bé trổ tài bưng hủ tiếu bằng cả tay và đầu tại một ngõ hẻm. Có ai lo sợ tô hủ tiếu trên đầu cậu bé sẽ rớt không nhỉ? 

Hình ảnh những nữ sinh Sài Gòn trong tà áo dài trắng phất phơ trong gió thoảng. Nét đẹp áo dài của phụ nữ Việt Nam là nét đẹp được cả thế giới công nhận, nó tôn lên nét dịu dàng và duyên dáng chuẩn nét Á Đông, đó là quốc phục của Việt Nam ta. Đây cũng là một trong những lý do mà hầu hết những trường học ngày xưa hay thậm chí là bây giờ vẫn lựa chọn chiếc áo dài trắng làm đồng phục cho nữ sinh. Áo dài là biểu tượng của sự duyên dáng và thanh lịch, màu trắng là đại diện cho sự khôi nguyên và trong sáng của độ tuổi học sinh sinh viên.

Viết một bình luận