Những bức ảnh lưu dấu bao kỷ niệm về những con Sài Gòn từ thuở ban sơ

Sài Gòn nay là thành phố trẻ, tiềm năng và đầy hứa hẹn nhưng trong ký ức của những người đã đi cùng Sài Gòn thuở ban sơ, Sài Gòn cũng đã “già” đi, những con đường xưa đã thay tên đổi họ, cảnh vật ngày nào cũng dần thay đổi hoàn toàn. Để rồi khi nhìn lại ảnh xưa đường cũ lại nghe lòng bồi hồi bao kỷ niệm…

Buổi khai trương tuyến đường sắt đô thị (tramway) Saigon-Cholon vào ngày 27-12-1881. Trong hình, thống đốc Le Myre de Vilers đang đứng trên chiếc đầu máy hơi nước mang tên ông.
Tuyến tàu hơi nước giữa Sài Gòn và Mỹ Tho 1880-1911
Tàu khởi hành từ Chợ Lớn đi Sài Gòn, đường Trầ Hưng Đạo ngày nay
Tuyến đường của xe lửa năm 1943
Ngã tư Đồng Khách -Tổng Đốc Phương
La Rue des Marins, ngày nay là đường Trần Hưng Đạo
La Rue des Marins, ngày nay là đường Trần Hưng Đạo
La Rue des Marins, ngày nay là đường Trần Hưng Đạo
Đại lộ Tổng Đốc Phương, nơi ngã tư Đồng Khánh-Tổng Đốc Phương (nay là giao lộ Châu Văn Liêm – Trần Hưng Đạo)
Route de Cholon (Rue de Lanessan). Nay là đường Nguyễn Khoái Q4
Cổng chào trên đường Canton (ngày nay là Triệu Quang Phục)
Đại lộ Jaccaréo, ngày nay là đường Tản Đà.

Đại lộ Jaccaréo, ngày nay là đường Tản Đà. Vào năm 1859 khi Pháp tấn công Sàigòn, tàu chiến Jaccaréo của Pháp đã bỏ neo trên Kênh Tàu Hủ, án ngữ ngay đầu con đường này. Sau đó người Pháp đã đặt tên đường này là Avenue Jaccaréo. Hình này chụp từ phía kinh Tàu Hủ nhìn vào. Cuối con đường này là Tòa hành chánh TP Chợ Lớn, ngày nay là khu vực của trường ĐH Y Khoa Sài Gòn.

Route de Saigon. Nay là đường Võ Văn Kiệt chạy dọc rạch Bến Nghé và kinh Tàu Hủ
Chợ Xã Tây – đường Phù Đổng Thiên Vương
Chợ Xã Tây – đường Phù Đổng Thiên Vương
Đường dọc kênh Tàu Hủ chạy qua Nhà đèn Chợ Quán
Đường dọc bờ kênh Tàu Hủ
Rue de Canton – nay là đường Triệu Quang Phục

Đường Triệu Quang Phục có khá nhiều nhà cổ trước đây của người Hoa. Hầu hết kiến trúc tại đây được xây theo phong cách kiến trúc độc đáo của người Hoa đầu thế kỷ 20, tương tự như các công trình kiến trúc có lịch sử trên 100 năm của người Hoa trên các đường Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông tại Chợ Lớn. Đó là sự pha trộn giữa kiến trúc Pháp và Hoa, mà có nhà nghiên cứu cho rằng mô phỏng chủ yếu theo kiểu nhà của người Hoa tại Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc).

Đường Triệu Quang Phục

Đường Triệu Quang Phục nằm đối diện trường THCS Hồng Bàng quận 5, kéo dài từ đường Hùng Vương ra đến bến Trần Văn Kiểu, cắt ngang Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông. Ngay góc Triệu Quang Phục – Hải Thượng Lãn Ông, chủ yếu kinh doanh đông dược, có một khối nhà cổ vẫn còn giữ được tổng thể tương đối nguyên dạng đến ngày nay. Khối nhà cổ này gồm những căn nhà một trệt hai lầu khá đồ sộ. Một trong những nét đặc trưng của các nhà cổ là “mặt dựng” ở đầu diềm mái nhà, được trang trí theo nhiều mô típ khác nhau. Riêng “mặt dựng” nơi đầu mái của khối nhà cổ này có hình long mã độ hà đồ – biểu tượng cho điềm lành, thái bình an lạc. Lan can nhà cổ được làm bằng sắt có hoa văn riêng của một thời kỳ và dày đặc. Một số nhà cổ khác nằm rải rác trên suốt con đường.

Ngoài giá trị kiến trúc, đường Triệu Quang Phục còn nổi tiếng vì có các chùa lớn của người Hoa nằm chung quanh, nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển gọi là phố ba chùa. Nếu tính từ thời gian lập chùa, con đường này có lịch sử gần 300 năm. Trên đường Triệu Quang Phục ngay góc Nguyễn Trãi có hội quán Tam Sơn của người Phúc Châu (Phúc Kiến), lập năm 1839. Nơi đây thờ bà chúa Trú Sanh, chuyên coi việc sinh đẻ, phụ nữ hiếm muộn thường đến để cầu con. Chữ viết trong chùa sử dụng chữ Hán từ trong ra ngoài. Góc đường Nguyễn Trãi – Triệu Quang Phục, hướng đông có chùa Ông của người Triều Châu, hướng tây có chùa Bà của người Quảng Đông có kiến trúc đẹp, mái chùa bằng sành sứ công phu, tranh khắc tường là những tuyệt tác nghệ thuật. Tuy nhiều kiến trúc chùa chiền được trùng tu, sử dụng trần xi măng thay thế cho trần đất sét và rơm… không giữ nguyên vẹn kết cấu như phố cổ Hội An được bảo tồn ngay từ buổi ban đầu, nhưng trong chừng mực nào đó vẫn giữ được nét xưa.

Đường Triệu Quang Phục nhìn về phía kênh Tàu Hủ
Chợ trên đường trước trường đua ngựa (nay là đường Cách Mạng Tháng 8)
Đường Lương Nhữ Học khi xưa
Đường Võ Văn Kiệt thuở xưa, những năm 1930-1954
Chùa Bà Thiên Hậu trên Bến Chương Dương, gần cầu Ông Lãnh
Rue de Gia Long, nay là đường Trịnh Hoài Đức.
Chợ Cầu Ông Lãnh
Chợ cầu Ông Lãnh, bến Chương Dương khoảng 1950
Khu vực bán đồ sành sứ của người Hoa trên bến Chương Dương
Route basse là con đường cặp mé kênh Tàu Hủ, gồm các đoạn mang tên khác nhau: Quai de Belgique là Bến Chương Dương, Quai de Mytho là bến Trần Văn Kiểu sau này.
Les Quais (nhìn thấy cầu Quới Đước, cầu Malabars)
Bên trái là đầu đường Gò Công
Cầu chữ U nối hai bờ kênh Tàu Hủ: bên trái là Bến Lê Quang Liêm, sau 1975 là bến Trần Văn Kiểu và nay là Đại lộ Đông Tây, bên phải là bến Bình Đông.
Bán hàng ăn uống gần chân cầu chữ U
Một vòi nước công cộng bên đường xưa
Le Théâtre Chinois – Mặt tiền và lối vào nhà hát Annam từ phía đường Ký Con
Rạp hát Trung Hoa, đường Phùng Hưng – Những Năm 1970-1975 là KHO BẠC QUẬN 5
Rue de Paris ngày nay là đường Phùng Hưng, gần khu vực chợ Kim Biên.
Rạp hát của người Việt trên Bến Chương Dương (tại vị trí Chùa bà Thiên Hậu)
Rue du Marché bên hông Chợ Cũ (chợ trung tâm của Chợ Lớn xưa), nay là đường Mạc Cửu, nhìn về phía Chợ cá trên đường Tổng Đốc Phương

Viết một bình luận