Nhớ về những con đường của Sài Gòn xưa: Đường Công Lý, nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Phần 2

Tiếp theo chuỗi bài viết Nhớ về những con đường của Sài Gòn xưa: Đường Công Lý, nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa . Mời quý vị cùng xem tiếp phần 2 của bộ sưu tập những hình ảnh hoa lệ của con đường Sài Gòn xưa.

Góc đường Công Lý và đường Lê Lợi năm1966

Đường Công Lý không có quá nhiều sự thay đổi trong giai đoạn 1965 – 1966
Ngã tư Công Lý – Yên Đổ, nhìn về phía sân bay. Hình trên cho thấy đường Công Lý khi này vẫn còn hai làn đường nhỏ hai bên cho xe hai bánh, giống như đường Pasteur. Biểu ngữ tuyên truyền màu cam được treo là khi Phó Tổng thống Humphrey đến Việt Nam năm 1966.
Sân Phan Đình Phùng, hình chụp góc Công Lý – Trần Quý Cáp. Ở cạnh sân này, phía bên trái hình trên, nơi góc Trần Quý Cáp – Pasteur, đối diện trường Kiến Trúc và Tiểu học Trần Quý Cáp ngày trước là khuôn viên công viên Vạn Xuân. Ngày nay nó bị chiếm gộp chung với khu sân Phan Đình Phùng.
Xe vélo đi trên đường Công Lý, dừng ngay góc đường Công Lý và Yên Đỗ, hướng đi ra Sài Gòn
Đường Công Lý năm 1966 tại ngả tư Nguyễn Đình Chiểu – Công Lý hồi còn lưu thông hai chiều với 2 làn đường dành cho xe thô sơ.
Đường Công Lý cạnh ngã tư Yên Đổ – Xích lô máy chở gà đi về hướng sân bay
Góc đường Hàm Nghi & Công Lý năm 1966. Bên phải trong hình là trường Kỷ Thuật Cao Thắng và Chợ chim, chó. Bên trái hình như là NHA THUẾ TRỰC THÂU.
Đường Công Lý, nhìn về phía sân bay Tân Sơn Nhất – Phía trước là ngã tư Công Lý – Yên Đổ
Đường Công Lý trong tập ảnh của Donald MacKinnon năm 1966, trong ảnh là Cafe J. Martin có địa chỉ của Tổng phát hành là ở số 77 đường Hai Bà Trưng.
Ngã tư Lê Lợi – Công Lý giai đoạn 1966 – 1967, các gian hàng bán sách báo cũ bên phải hình.
Đường Công Lý năm 1966 – 1967, bên trái là Dinh Gia Long, bên phải là Thư Viện Quốc Gia.
Xích lô máy trên đường Công Lý trước Dinh Độc Lập trong bộ ảnh của Rick Parker về Saigon năm 1966 – 1967
DUC Hotel góc Công Lý – Trần Quý Cáp năm 1966 – 1967, nay là Khách sạn Victory góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Võ Văn Tần. Những chiếc áo dài, cùng nón lá, đạp xe duyên dáng quá!
Góc dưới bên phải là ngã ba Công Lý – Tú Xương, đi thêm một chút là tới ngã tư Công Lý – Phan Thanh Giản. Tòa nhà bên trái ngày nay là Công ty CP Du lịch Việt Nam TP.HCM tọa lạc tại số 234 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ảnh Saigon năm 1966 – 1968.
Cầu Công Lý của những năm 1965 – 1966, góc chụp nhìn về hướng Đông (nhìn về hướng Tây thì thấy được tòa nhà ĐH Vạn Hạnh)
Đây chính là cầu Công Lý năm 1966, các dãy nhà ở bên phải hình đen trắng chính là trường Tiểu học SAO MAI. Đến năm 1967, chùa Vĩnh Nghiêm cạnh bên trường Tiểu học Sao Mai còn đang trong quá trình xây dựng.
Cầu Công Lý
Từ cầu Công Lỳ nhìn về phía ĐH Vạn Hạnh. Ảnh Sài Gòn năm 1967.
Cầu Công Lý năm 1967 – Nhà cao phía xa giữa ảnh (khá mờ) là mặt sau trường Đại học Vạn Hạnh
Đường Công Lý phía trước chùa Vĩnh Nghiêm năm 1971
Cầu Công Lý năm 1972
Những ngôi nhà ven sông trên rạch Thị Nghè – Nhiêu Lộc, hướng nhìn từ cầu Công Lý năm 1973
Ngã tư Công Lý – Lê Lợi năm 1967
Ngã tư Công Lý – Nguyễn Đình Chiểu tháng 2 năm 1967, sau này là ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Trần Quốc Toản.
Tòa nhà căn hộ nằm trên góc đường Công Lý – Lê Lợi
Sài Gòn tháng 2 năm 1967 – Góc đường Công Lý và Lê Lợi

Góc giao thông ngay ngã tư Lê Lợi – Công Lý
DUC HOTEL ngay góc Công Lý – Trần Quý Cáp, nay là Khách sạn Victory, đối diện sân Phan Đình Phùng
Ngã tư Công Lý – Trần Quý Cáp (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Võ Văn Tần), bên phải là trường Jean-Jacques Rousseau (nay là trường THPT Lê Qúy Đôn)
Đường Công Lý năm 1967, bên phải là Dinh Phó Tổng Thống (nay là Nhà Văn hóa Thiếu nhi). Welcoming Prime Minister of Japan. Cổng chào “Hân hoan chào mừng Phái đoàn Thủ tướng Nhật Bản” tại ngã tư Công Lý – Hiền Vương, nay là ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Võ Thị Sáu.
Ngã tư Hiền Vương – Công Lý
Bên phải là Phủ Phó Tổng Thống, nay là Nhà Văn hóa Thiếu nhi TP.HCM
Ngã tư Công Lý & Nguyễn Du. Bên phải là tướng rào khuôn viên Dinh Độc Lập, tòa nhà có mái ngói đỏ là Tào Án Pháp Đình Sài Gòn.
Ngã ba giống ngã ba Công Lý và Alexandre de Rhodes, phía trước chính là Dinh Độc Lập
Chùa Vĩnh Nghiêm của năm 1967, vẫn đang trong quá trình xây dựng
Ngã tư Công Lý – Hồng Thập Tự, nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Nguyễn Thị Minh Khai. Bên phải của chiếc xích lô là trường JJR, sau là THPT Lê Qúy Đôn.
Đường Công Lý & Thương xá Tam Đa (Crystal Palace) giai đoạn 1967 – 1968. Thương xá Crystal Palace – Tam Đa là nơi xảy ra vụ cháy lớn vào ngày 29-10-2002 gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng: 59 người chết và 120 người bị thương.
Đường Công Lý trong bộ ảnh của Henry Bechtold về Saigon năm 1967 – 1968.
Những chiếc xe di chuyển trong đợt gió mùa ở Sài Gòn ngày 30/5/1968 ngay ngã tư Lê Lợi – Công Lý
Một trận mưa lớn làm ngập cả đường phố Sài Gòn vào năm 1968
Đường Công Lý năm 1968
Ngã tư đường Hồng Thập Tự – Công Lý năm 1968, sau tường rào bên phải là Dinh Độc Lập
Hình chụp tại ngã tư Công Lý – Yên Đổ năm 1968, nay là ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lý Chính Thắng. Xe tăng & Xe tải của Quân đội Hoa Kỳ.
Chiếc xe được thuê để phục vụ cho một tiệc cưới ngay góc ngã tư Công Lý & Yên Đổ
Ngã tư Lê Lợi – Công Lý, bên trái là nhà hàng KIM SƠN góc Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực
Ngã tư Công Lý – Yên Đổ, hướng ra sân bay Tân Sơn Nhất
Ngã tư Lê Lợi – Công Lý năm 1968 trong bộ ảnh của William Ruzin – Những chiếc Taxi đang dừng chờ đèn giao thông.

Xem lại Phần 1: Nhớ về những con đường của Sài Gòn xưa: Đường Công Lý, nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Phần 1

Xem tiếp Phần 3: Nhớ về những con đường của Sài Gòn xưa: Đường Công Lý, nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Phần 3

Viết một bình luận