Nhớ về một Sài Gòn của những tháng ngày cũ – Phần đầu

Sài Gòn dù xưa hay nay vẫn khoác lên mình tấm áo năng động và vun vút. Chắc hẳn là có rất ít người chịu bỏ chút thời gian và công sức ra để cảm nhận một cách trọn vẹn Sài Gòn từ quá khứ đến hiện đại qua những thứ “ngày nào cũng thấy”. 

Thời gian rất tàn nhẫn, nó có thể làm lu mờ đi rất nhiều thứ, thậm chí là mất đi. Nhưng, có lẽ vì thế mà tăng phần nào sự quyến rũ cùng với giá trị lịch sử của những công trình kiến trúc xưa cũ. Mang theo nét độc đáo, lộng lẫy một thời từ những công trình kiến trúc lớn như nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố, Bưu điện Trung tâm,…vẫn luôn đậm hơi thở của “‘hồn Sài Gòn”. 

Hãy cùng với Góc Xưa, bỏ qua những định kiến, mang theo một tâm thế thoải mái để ngắm nhìn Sài Gòn của những tháng ngày xưa.

Tòa nhà bên phải hình là Sở Hỏa xa (Công ty Hỏa xa Đông Dương), chính giữa là chợ Bến Thành (được khởi công xây dựng từ năm 1912, hình ảnh đồng hồ ở cửa nam của ngôi chợ này được xem là biểu tượng không chính thức của Thành phố)

Khán đài Câu Lạc Bộ Thể Thao – Công viên Maurice Long (Vườn Tao Đàn)

ng trường xây dựng Ga xe lửa mới

Phông – tên công cộng, những người này đang chờ đợi để hứng nước

Chợ cũ của Chợ (trước khi có khu chợ mới Bình Tây), nằm tại vị trí Bưu Điện Quận 5. Đường bên phải chợ nay là đường Nguyễn Thi, bên trái chợ là đường Mạc Cửu. Phía sau chợ này chưa tới 200m là bến Lê Quang Liêm (ngày nay là Đại Lộ Đông Tây) và kênh Tàu Hủ, là con đường chính để vận chuyển hàng hóa, lúa gạo giữa Sài Gòn và các tỉnh miền Tây bằng đường thủy trong nửa cuối thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, khi vận tải đường bộ chưa phổ biến.

Phía sau nhà thờ Đức Bà trên đại lộ Norodom (sau này là đường Lê Duẩn)

La Maison du Combattant (hay còn được gọi là Nhà cựu binh) – Trước năm 1975 là rạp Xổ Số Kiến Thiết trên ĐL Thống Nhất, bên Phải là tòa ĐS Anh, bên trái là trường Văn Hóa QĐ (nay đã xây Sofitel Plaza Hotel)

Bùng binh Bồn Kèn nhìn từ đường Nguyễn Huệ lúc ban đầu có lợp mái giống như Nhà kèn ở vườn hoa Lý Thái Tổ Hà Nội. Cuối đường là Tòa Đô Chánh Sài Gòn, dưới thời Pháp thì được gọi là Dinh xã Tây, sau này là Trụ sở Uỷ Ban Nhân dân Thành phố.

Đường Tự Do, dưới thời Pháp thuộc là Rue Catinat, sau năm 1975 thì thành đường Đồng Khởi. Cái tên đường Tự Do chỉ được dùng từ năm 1954 – 1975.

 

 

Nhà hát Thành phố nằm trên đường Tự Do, được xây dựng năm 1900. Đến thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa thì bị trưng dựng làm Trụ sở Quốc hội.

Sau khi Đệ nhất Cộng hòa sụp đổ thì có thời gian là Nhà Văn Hóa. Đến khi Đệ nhị Cộng hòa được thành lập thì dùng làm Trụ sở Hạ Nghị viện. Tận sau này mới được trả về đúng công năng nhà hát.

Đại lộ Bonard, sau năm 1955 đổi tên thành đường Lê Lợi. Từ lúc lập thành đại lộ thì con đường này chỉ trải qua 2 lần đổi tên.

Vườn hoa trước nhà thờ Đức Bà với bức tượng Giám mục Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh. Tòa nhà sau chiếc xe đò trong ảnh chính là Bưu điện Trung tâm Sài Gòn được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886–1891 với phong cách châu Âu.

Lối vào chùa Dakao

Đầu đường Rue Catinat (sau năm 1954 là đường Tự Do, sau năm 1975 đổi thành đường Đồng Khởi)

Cổng trại lính Bộ Binh (hay còn gọi là Thành Cộng hòa) – Ngày nay, đây là khu vực tương ứng với diện tích gồm Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Dược Đại học Y Dược, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II và Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

Lăng Cha Cả là ngôi mộ của Giám mục Bá Đa Lộc. Ngôi mộ đã được giải tỏa trong thập niên 1980, còn nay nơi đây là một nút giao thông cùng mức dưới hình thức một vòng xoay giao thông, ở giữa có đặt quả địa cầu lớn.

Lăng Cha Cả là khu đất rộng khoảng 2000 m2, gồm một dãy nhà lợp ngói, cột và vách bằng gỗ quý, ở trước có bia đá lớn.

Hàng nước chè

Cửa hàng “tạp hóa” của người Hoa ở Chợ Lớn

Câu lạc bộ Sĩ Quan

Vòng đu quay của người An Nam, người tụ tập phía dưới rất đông để xem người trong vòng quay thử sức

Rạch Bến Nghé và cầu Mống – do Công ty vận chuyển hàng hải Messageries Maritimes của Pháp bỏ vốn xây dựng vào năm 1893-1894.

Trong Chợ Lớn có Boulevard Armand Rousseau, trước năm 1975 là Đại lộ Trần Hoàng Quân, ngày nay là đường Nguyễn Chí Thanh, đi qua trước Bệnh viện Chợ Rẫy.

Đường Tự Do, trước năm 1954 là Rue Catinat, sau năm 1975 đổi thành đường Đồng Khởi – Đây là một trong những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn dù trước hay sau năm 1975.

Dịp Tết của người Việt xưa cũng rất náo nhiệt

Nhà thờ Đức Bà, ảnh chụp nhìn từ đường Tự Do. Tên chính thức là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, tên gọi Nhà thờ Đức Bà bắt đầu được sử dụng từ năm 1959 bằng việc đặt Tượng Đức Bà Hòa Bình trước khuôn viên.

Đầu đường Catinat phía sông Sài Gòn

Vườn hoa P. Pages nay là công viên Chi Lăng nằm trên đường Catinat (đường Tự Do – Đồng Khởi)

Đại lộ Nguyễn Huệ (trước đó có tên là đại lộ Charner) – nhìn về tòa Đô Chánh Sài Gòn, dưới thời Pháp thuộc, tòa nhà này có tên là Dinh xã Tây, là nơi làm việc và hội họp của chính quyền thủ đô.

Thời Đông Dương thuộc Pháp, đường này có tên là Rue Cartinat, thời Việt Nam Cộng hòa đổi thành đường Tự Do từ năm 1954 đến 1975. Sau năm 1975, chính quyền Việt Nam đổi tên đường Tự Do thành đường Đồng Khởi, cùng với đường Công Lý thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Đường Catinat, sau này là đường Đồng Khởi

Đường Catinat – Dãy xe hơi đang đổ trước tòa Trụ sở Quốc hội (sau năm 1975 thì được trả về đúng công năng nghệ thuật của nhà hát). Tòa nhà bên phải hình là khách sạn Continental, từng có tên tiếng Việt là “Đại Lục Lữ Quán”.

Công trường Lam Sơn, bao quanh phía trước và phía sau Nhà hát Thành phố.

Đại lộ Bonard, hướng nhìn về đường Catinat có Nhà hát Thành phố (từng bị trưng dụng Trụ sở Quốc hội, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa)

Bến xe đò trên Đại lộ Kitchener, nay là đường Nguyễn Thái Học, Quận 1, Sài Gòn

Trường sư phạm, cạnh Tu viện thánh Paul

Trụ sở Thuế Quan

Cơ quan hải quan Nam Kỳ và Tiểu ban giám đốc chính quyền

Cầu Bình Lợi xưa được hoàn thành xây dựng vào năm 1902 dưới thời Pháp thuộc và là cây cầu đầu tiên vượt sông Sài Gòn.

Dinh Norodom – Từ 1871 đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ nên gọi là dinh Thống đốc Nam kỳ. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền.

Bức tượng Thủy sư đề đốc Pháp Charles Rigault de Genouilly được đặt tại nút giao ba con đường (sau là sáu con đường). Năm 1955 thì chính quyền dỡ bỏ tượng Genouilly và đổi tên nơi này thành Công trường Mê Linh và đến năm 1967 dưới thời Đệ nhị Cộng hòa thì khánh thành tượng Trần Hưng Đạo (tượng được đặt ngay vị trí cũ của tượng Genouilly).

Đền thờ Tin Lành ở Sài Gòn

Khu phố mới Khánh Hội – Boy Landry là một công ty xuất nhập khẩu có nhiều chi nhánh ở Đông Dương (như Saigon, Hanoi, Phnom Penh), buôn bán thuốc lá, rượu, dĩa nhạc, radio . Ngoài ra còn có in các cartes postales và sách như Angkor của nhà nghiên cứu Jean Yves Claeys – Hình trên là một nhà kho của công ty.

Đại lộ Charner (đường Nguyễn Huệ sau này) nhìn về phía sông Sài Gòn và Bến Bạch Đằng

Đại lộ Charner, sau này đổi thành đại lộ Nguyễn Huệ. Ảnh chụp hướng sông Sài Gòn nhìn về Tòa Đô Chánh

Đường Catinat – Bên trái hình nơi các người Pháp đứng nhìn là Pharmacie Normale tọa lạc tại số 123 Rue Catinat. Hình chụp từ trước tòa nhà Courtenay et Cie. hướng về quảng trường nhà hát thành phố. Góc đường giữa hình gần 2 xe đậu song nhau là đường Carabelli (Nguyễn Thiệp sau này).

Hồ bơi Câu lạc bộ Thể Thao Sài Gòn, bên cạnh vườn “thượng uyển Sài Gòn” Tao Đàn

Hồ bơi trong Câu lạc bộ Thể Thao Sài Gòn (ngày nay là CLB Lao Động)

Toàn cảnh bên ngoài của Câu lạc bộ Thể Thao Sài Gòn

Viết một bình luận