Nhớ về một Sài Gòn của những tháng ngày cũ – Phần cuối

Phần cuối cùng của bộ sưu tập những bức ảnh Sài Gòn tháng ngày xưa xin được gửi đến bạn đọc! 

Chắc sẽ có không ít người nhìn ngắm những bức ảnh xưa về Sài Gòn mà rưng rưng đôi dòng nước mắt…Rạp Norodom hay còn gọi là Hý viện Thống Nhất nằm trên đường Norodom (sau năm 1975 được đổi thành đường Lê Duẩn), góc phố cũ khu đường Lê Thánh Tôn –  Tự Do (đường Đồng Khởi bây giờ) với quán cà phê Chùa (La Pagode), xuống xíu là khách sạn Continental cạnh Nhà hát Thành phố và đối diện cà phê Givral cùng rạp ciné Eden,…….Bây giờ hầu như tất cả chỉ còn trong trí nhớ.

Chợ Bến Thành – Thời kì đầu của những năm thành lập, chợ Bến Thành đã có từ trước cả khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành.

Không ảnh chợ Trung tâm Sài Gòn – Chợ Bến Thành và quảng trường Quách Thị Trang

Góc đường Hàm Nghi – Võ Di Nguy (sau này là đường Hồ Tùng Mậu, quận 1) phía sau Chợ cũ

Đường Adran phía sau Chợ cũ (trước năm 1975 là Võ Di Nguy, nay là Hồ Tùng Mậu)

Sài Gòn – Một góc Đồng mồ mả, khu vực nằm trên Quận 10 Sài Gòn ngày nay

Chợ cũ trên Đại lộ Charner (sau này là đường Nguyễn Huệ)

Chợ cũ lúc 6 giờ sáng

Đường D’Adran phía sau Chợ cũ (đường Hồ Tùng Mậu sau này)

Bên trái hình là dốc cầu Mống, ở giữa hình là cầu Quay trên kinh Bến Nghé. Ta nhìn thấy cầu đang quay xuôi theo kinh để ghe thuyền qua lại kinh Bến Nghé ra sông Sài Gòn.

Thủ Đức – Vùng lân cận Sài Gòn – Đường và Chợ

Mặt trước của Đình Thủ Đức, đối diện với chợ Thủ Đức, nhìn từ con đường phía bên trái đình

Tấm bưu thiếp nhà thờ Đức Bà – Bên phải hình là Bưu điện Trung tâm Sài Gòn – Cả hai đều là những công trình kiến trúc nổi bật của Thành phố

Đường Catinat – Trong hình này Thương xá Eden còn đang xây dựng chưa xong và bên phải hình là khách sạn Continental

Khách sạn Grand Sài Gòn được khởi công xây dựng năm 1929 tại số 8 rue Catinat, gần với một khách sạn nhỏ cùng tên là Grand Hôtel de la Rotonde. Đến năm 1958, khách sạn có thêm tên tiếng Việt là Sài Gòn Đại Lữ Quán và tồn tại đến năm 1975.

Khách sạn Majestic Saigon thuở ban đầu xây dựng – Đây là một trong những khách sạn có bề dày lịch sử nổi tiếng của Sài Gòn và cũng là một biểu tượng sự thời xa hoa tráng lệ của người Sài Gòn thời bấy giờ.

Đại lộ Bonard nhìn về Nhà hát Thành phố – được khởi lập từ cuối thế kỷ 19. Ban đầu nơi đây là con kênh Coffyn chỉ dài khoảng 1km, đến năm 1892 thì lấp lại thành đại lộ Bonard.

Bồn phun nước ở vòng xoay Nguyễn Huệ (Charner) – Lê Lợi (Bonard). Tòa nhà lớn bên phải là thương xá TAX – tiền thân là Grands Magasins Charner de Saigon (viết tắt là SGMC), mãi tới năm 1960 mới chính thức sang tên là Thương xá TAX, với địa chỉ 135 đại lộ Nguyễn Huệ.

Chuồng gấu chó trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Dưới gầm cầu Ông Lãnh – cây cầu bắc ngang qua rạch Bến Nghé.

Gành hàng rong bán súp của người Hoa

Không nhận ra chỗ nào ở Sài Gòn, mà trong ảnh lại có mấy phụ nữ người Cambodia-Khmer xưa

Có lẽ đây là Đại lộ Charner, phía trước Chợ Cũ. Ngày xưa người Việt rất lịch sự, những phụ nữ bán hàng rong, dù nghèo cũng đều mặc áo dài…

Trụ sở Công ty Hỏa Xa Đông Dương (hay còn gọi tắt là Sở Hỏa xa) nơi bùng binh chợ Bến Thành

Đào chánh đoàn cải lương Hồ quảng

Tượng Gambetta nằm giữa ng viên Maurice Long (tức Vườn Tao Đàn Sài Gòn)

Trường Collège Chasseloup-Laubat là trường trung học đầu tiên của Sài Gòn, được thành lập năm 1874, sau năm 1975 thì chính thức đổi tên thành trường THPT Lê Quý Đôn. Đây là ngôi trường cổ xưa nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh.

“Bồn kèn” nơi biểu diển nhạc kèn thời Pháp thuộc

Chợ cũ của Chợ Lớn khi chưa xây tháp đồng hồ

Đường Legrand de la Liraye, nay là đường Điện Biên Phủ với cổng chính của Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ngay cuối đường Mạc Đĩnh Chi

Trường đua ngựa cũ

Cổng ban đầu của Hải Quân công xưởng, ảnh được chụp vào khoảng năm 1895

Chợ Cũ Sài Gòn giai đoạn 1899 – 1900

Đường Catinat năm 1905

Nam Kỳ – Chợ Lớn – Một phụ nữ người Hoa năm 1907

Góc đường Charner – Vannier năm 1908, cạnh Chợ Cũ (nay là góc Nguyễn Huệ – Ngô Đức Kế) nhìn về phía Tòa Đô Chánh. Những trẻ em đang chờ lấy nước ở vòi nước máy công cộng và các đống đá dăm để làm đường.

 

 

Chợ Bến Thành năm 1910, trước quảng trường Quách Thị Trang – Chính giữa công trường là nơi từng đặt bức tượng Quách Thị Trang và Trần Nguyên Hãn.

Đại lộ Jaccaréo năm 1911, nay là đường Tản Đà, từ bến Lê Quang Liêm (nay là Đại lộ Đông Tây) chạy thẳng vào phía sau trường Đại học Y Khoa Sài Gòn, khu vực mà trong thời Pháp thuộc là Dinh Xã Tây, tức Tòa thị chánh của Chợ Lớn. Gần khu vực này (góc Nguyễn Trãi – Tản Đà), ngày nay vẫn còn một cái chợ mang tên là chợ Xã Tây.

Toàn cảnh phía trước Nhà hát Thành phố Sài Gòn năm 1915

Đường Catinat và Khách sạn Continental. Dấu bưu điện ngày 25-10-1925. Bên trái là Pharmacie Solirène, nhà thuốc tây đầu tiên của Sài Gòn.

Tiệm tạp hóa của người Hoa – Ảnh chụp năm 1931

Quầy hàng bán đồ ăn của người Hoa năm 1931

Bưu điện Trung tâm Sài Gòn năm 1931 – Tòa nhà được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886–1891 với phong cách châu Âu, kết hợp với nét trang trí phương Đông.

Cổng vào khu công xưởng Ba Son năm 1933

Quầy hàng ăn vặt của người Sài Gòn năm 1934

Nhà thờ Tin lành góc đường Thống Nhất – Mạc Đĩnh Chi năm 1935

Kỷ niệm Hội Chợ – Triển Lãm Sài Gòn vào ngày 20 tháng 12 năm 1942

Gánh hàng rong năm 1947 – Hình ảnh ấy đã chẳng còn xa lạ với người dân Sài Gòn

Chiếc không ảnh Sài Gòn năm 1957 – Chính giữa hình là nhà thờ Đức Bà và vườn hoa trước nhà thờ với bệ đá hoa cương đỏ để trống, bức tượng Giám mục Bá Đa Lộc nắm tay Hoàng tử Cảnh đã bị tháo dỡ.

Viết một bình luận