Nhớ mãi những nét độc đáo của khu Chợ Lớn chẳng thể nào quên (Phần 2)

Lịch sử của Chợ Lớn gắn liền với lịch sử Nam Bộ nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung suốt hơn 200 năm qua. Trong chiến tranh Tây Sơn, một số di dân người Hoa ở vùng Cù lao Phố đã chạy về vùng Đề Ngạn để lánh nạn và lập ra khu chợ rất lớn với cái tên không chính thống là Chợ Lớn (vị trí của Bưu Điện quận 5 ngày nay). Dưới thời Pháp thuộc, khu chợ dần phát triển thành một thành phố tương đương cấp tỉnh. Ngoài ra, Chợ Lớn còn là đầu mối kinh tế lớn nhất miền Nam, thương lái người Hoa ở Chợ Lớn tỏa về khắp các tỉnh để thu mua lúa gạo và xuất khẩu qua các nước như Hồng Kông, Singapore từ rất sớm,….

Bảo sanh viện Chợ Lớn, ngày nay là Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương

Bệnh viện Lalung Bonnaire được thành lập vào năm 1900, với tên tiếng Pháp chính thức là Hôpital Municipal de Cholon (Bệnh viện thị xã Chợ Lớn) tại Sài Gòn. Bệnh viện được xây dựng trên khu nền đất cao, vốn trước đây là chợ mua bán của người Hoa, có tên là chợ Rẫy. Nên người dân vẫn quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay. Trong thời kỳ đầu, bệnh viện trải qua rất nhiều lần đổi tên: Hôpital Indigene de Cochinchine (bệnh viện bản xứ Nam Kỳ) năm 1919, Hôpital Lalung Bonnaire năm 1938, Hôpital 415 năm 1945 (tuy nhiên, sau đó bị tách thành hai phòng khám Hàm Nghi và Nam Việt). Mãi đến năm 1957, hai phòng khám trên sáp nhập lại thành bệnh viện Chợ Rẫy. Đây đánh dấu thời điểm bệnh viện mang tên Chợ Rẫy.

Bảo sanh viện và Trường bà mụ

Bệnh viện Drouhet, sau này đổi tên thành bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, từng có một thời gian bệnh viện mang tên là Hồng Bàng.

Nhà Bảo sanh Chợ Lớn

Ngày nay là bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Lalung Bonnaire năm 1931

Toàn cảnh mặt trước của Bệnh viện Chợ Rẫy ngày xưa

Thống chế Joffre nhận được sự tôn kính từ Notables khi dạo phố Chợ Lớn năm 1921

Đám rước rồng của người Hoa ở Chợ Lớn của những năm thuộc thập niên 1910

Thống chế Marshal Joffre và Gourverneur rời khỏi cung điện năm 1921

Đốt pháo chùa Ông Bổn (hay còn gọi là miếu Nhị Phủ của người Phước Kiến)

Toàn cảnh lễ hội của người Hoa ở Chợ Lớn: đám rước rồng của bang Quảng Đông, được tổ chức mỗi năm vào ngày 15 tháng 8.

Buổi diễn hành lễ rước Rồng năm 1906 – Lễ hội này được tổ chức tại Sài Gòn bởi mỗi bang hội của người Hoa. Những đám rước này rất đáng chú ý bởi sự phô trương của những bộ trang phục, dụng cụ và trang trí đủ các loại.

Các bà chúa thần nữ tôn thờ được đóng bởi các cô gái trẻ, họ mặc những gì mang đặc tính của vai trò mà họ đại diện và gắn kết, có người thì ngồi ở trên kiệu, hoặc có người đứng trên cây, ở những vị trí rất độc đáo.

Cô đầu tiên, một cô gái trẻ được đặt ở cuối một nhánh cây mà không thấy có phương tiện hỗ trợ nào rõ ràng và người thứ hai, một cô gái trẻ cầm ở tay một thanh gậy dọc ngang trước mặt mà ở cuối thanh gậy cân bằng một đứa trẻ; tất cả điều này là hoàn toàn sắp xếp và làm thích thú các khán giả người Á châu.

Ở đầu đám rước rồng có rất nhiều người Hoa mang cờ hiệu hình tam giác và các lộng che hình trụ. Các lộng dù che này là thiêng liêng và chỉ các quan hạng cao nhất mới có quyền được dùng; đi sau những người hầu mang lọng che này là một đám đông chơi âm nhạc cuồng nhiệt mà tôi đã nói ở trên và các kiệu mang đầy đồ ăn, như nguyên cả con heo rô ti để ăn trong chùa, trái cây đủ các loại hoặc bánh mứt.

Đằng sau những lương thực là những người mang vũ khí, đủ các loại vũ khí cũ và mới được dùng ở Trung Quốc như giáo, mâu, cung, tên, dao lớn, chùy, cây đinh ba,….Tất cả đám đi rước này được xen kẽ với các cá nhân luôn tay đốt pháo nổ.

Thạc sĩ Nguyễn Đức Hiệp cho biết đây là Lễ vía bà Thiên hậu, vào 23 tháng 3 âm lịch, kiệu có tượng bà, theo sau là thuyền rồng

Đám rước rồng của người Hoa năm 1910

Đám rước trong sân khu Tòa Hành Chánh Chợ Lớn. Tòa nhà góc trên bên phải hình này là Tòa tham biện (Inspection), ở phía bên phải của Tòa Hành Chính Chợ Lớn.

Một đám tang của người Hoa ở Chợ Lớn

Đường Tổng Đốc Phương, ngày nay được đổi tên thành đường Châu Văn Liêm, bên phải là thương xá Đại Quang Minh

Xe tang đang di chuyển ở đường Tổng Đốc Phương (ngày nay là đường Châu Văn Liêm)

Chiếc xe tang của người Hoa trên đường nhỏ ở Chợ Lớn năm 1909

Đám ma người Hoa trên đường Nguyễn Huệ, gần cả trăm người khiêng cái “xe tang” đi qua phía trước Tòa Hòa Giải (Justice de Paix) trên đại lộ Charner (gần trụ đồng hồ đường Nguyễn Huệ)

Miếu Thất Phủ Chợ Lớn năm 1909 – Miếu Thất Phủ (do 7 bang hợp lại xây), nằm ở góc đường Triệu Quang Phục – Nguyễn Trãi, bên cạnh đền Tam Sơn và cách Chùa Bà Thiên Hậu khoảng 50m. Miếu trong một thời gian không ai chăm sóc, đổ nát và hiện nay không còn. Vị trí hiện nay là nhà in nhỏ của tư nhân.

Chùa Ông Bổn hay còn gọi là Miếu Nhị Phủ, do người Hoa xây dựng trên nền đất Đề Ngạn xưa vào khoảng đầu thế kỷ 18.

Hội Quán Tuệ Thành ở Chợ Lớn (hay còn được biết đến với cái tên là Chùa Bà Thiên Hậu) tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5

Chùa Ông, còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán là một kiến trúc tôn giáo văn hóa của của người Tiều; hiện tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, quận 5. Trong miếu, vị thần được thờ chính là Quan Vũ, một nhân vật thời Tam Quốc. Đối với người Hoa, ông là người tài đức vẹn toàn. Vì vậy, miếu có tên là miếu Quan Đế.

Một ngôi chùa khác ở Chợ Lớn

Ngôi chùa với lối kiến trúc mái hình thuyền, điển hình của người Hoa, đặc biệt là người gốc Phúc Kiến. Hình như đây là Miếu Nhị Phủ tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông, Quận 5?

Chùa Ông (Nghĩa An Hội quán) nằm trên đường Nguyễn Trãi, quận 5

Tượng trong miếu thờ Quan ng

Những sư thầy ở chùa Tháp Phú Thọ

Nội thất phía bên trong của một ngôi chùa ở Chợ Lớn

Chợ Lớn – Nghi lễ Phật giáo

Chợ Lớn – Đại lễ lần thứ 7 tại chùa người Hoa năm 1906

Bản đồ xóm Chợ Quán – Hình ảnh được lấy từ quyển sách “Sài Gòn năm xưa” của cụ học giả Vương Hồng Sển

Một nhà máy xay lúa dọc kinh Tàu Hủ trong Chợ Lớn.

Con kênh phía sau chợ Bình Tây

Con thuyền của người Hoa ở trên kênh Tàu Hủ (điểm nhận dạng thuyền người hoa là hình ảnh 2 ngôi 12 cánh)

Ghe bầu chở lúa đến các nhà máy xay nằm hai bên kênh Tàu Hủ, bên trên là cầu Bình Tây – Ảnh chụp năm 1943

Cầu Bình Tây ở Chợ Lớn – Cầu Máy rượu (Bình Tây) với đặc điểm những ống dẫn nước của thủy cục đặt rất cao,có thể ngồi ngắm cảnh hoặc nghỉ mệt sau khi vác xe đạp lên dốc cầu.

Cầu Bình Tây bắc ngang qua Kinh Tàu Hủ

Cầu Bình Tây – Một cây cầu dành cho người đi bộ, được bắc ngang qua kênh Tàu Hủ

Kênh Tàu Hủ khi nước ròng

Nam Kỳ – Cảnh buôn bán làm ăn của người dân bản xứ bên những bờ kênh.

Quai de My Tho – Bến Mỹ Tho (sau đó được đổi tên thành bến Lê Quang Liêm và ngày nay là đường Võ Văn Kiệt hay còn được gọi là đại lộ Đông Tây) và dốc lên cầu Malabars đầu đường Mạc Cửu

Viết một bình luận