Nhớ mãi những nét độc đáo của khu Chợ Lớn chẳng thể nào quên (Phần 1)

Sau bao nhiêu năm của quá trình hình thành và phát triển, Chợ Lớn là khu vực duy nhất của Sài Gòn còn bảo tồn nguyên những giá trị văn hóa, kiến trúc và tôn giáo. Những mái nhà lợp ngói ở dãy phố, được phủ thêm lớp bụi thời gian, phảng phất chút gì đó nét đẹp cổ điển khiến người ta nhớ mãi chẳng quên.

Các nhà máy xay lúa dọc hai bên kinh Tàu Hủ. Đây là góc chụp từ Quận 8 hướng vê nhà máy xay lúa Bình Tây nên thấy được đường Phạm Văn Chí ngày nay.

Không ảnh một khu vực nhà máy xay lúa dọc kênh Tàu Hủ. Cạnh bốn dãy kho dài song song với bến Bình Đông là cầu chữ U.  Con kênh lớn nhìn rõ trong hình là kênh Đôi và kênh ngang số 2.

Bến Bình Đông, cầu chữ U, đường Phạm Phú Thứ, đường Bình Tiên.

Những ngôi nhà lá xây tạm dọc bên kênh Tàu Hủ ở Chợ Lớn

Gian nhà lá cập một nhánh kênh nhỏ

Nơi rạch Bến Nghé chảy ra sông Sài Gòn

Cầu trên rạch Lò Gốm (le Canal des Poteries)

Dãy nhà dọc hai bên kênh Tàu Hủ

Những chiếc ghe thuyền cập bến trên kênh Tàu Hủ

Route de Cholon ngày nay là đường Nguyễn Khoái, Quận 4, nằm gần phía cù lao Nguyễn Kiệu, nối hai con đường bến Vân Đồn và Tôn Thất Thuyết.

Tàu thuyền đánh cá trên kênh lớn

Ghe thuyền trên Kinh Tàu Hủ, kinh Vạn Kiếp ở phía rẽ bên trái, rạch Xóm Củi rẽ bên phải.

Đông Dương Ngân Hàng Đông Ngân hàng Đông Dương thuộc địa phận bến Chương Dương, trước năm 1975 là Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam – Ra đời tại Sài Gòn năm 1875, trong thời điểm nền kinh tế Nam Kỳ đang gặp nhiều khó khăn và sự túng thiếu về mặt tài chính của Chính phủ Pháp.

Ghe thuyền ở hai bên bờ Kênh Tàu Hủ

Xóm nhà thuyền trên rạch Bến Nghé, cạnh bến Chương Dương và chợ Cầu Ông Lãnh

Nơi rạch Bến Nghé đổ vào sông Sài Gòn với cầu quay Khánh Hội ở phía xa trong hình, ở mép bên phải là đường dốc lên cầu Mống, cây cầu đầu tiên để đi qua bến cảng Khánh Hội.

Cầu Kho là cây cầu nằm trên đường Quai de Belgique (bến Chương Dương), bắc qua rạch Cầu Kho nằm cạnh đường Huỳnh Quang Tiên trước năm 1975 (nay là đường Hồ Hảo Hớn).

Những ngôi nhà tạm bợ ven kênh và ghe thuyền cập bến

Đường dọc kinh Tàu Hủ

Bên phải hình là đường Xóm Củi (tên trên bản đồ năm 1923), sau này khi có cầu Chà Và thì đường này được nối vào đường Cần Giuộc.

Cầu nấc (thang) Gò Công năm 1946 – Bốc dở lúa ở Chợ Lớn nhưng nói đúng ra đây là trấu chứ không phải lúa. Ngôi nhà ở góc phố có chóp nhọn, nay vẫn còn.

Nhìn lan can bằng sắt và độ dốc của của cầu thì thấy giống cầu Quới Đước

Xe bò chở hàng hóa trên đường phố Chợ Lớn năm 1946

Rạch Bãi Sậy phía sau Chợ Bình Tây năm 1946 – Hình chụp từ trên cầu Palikao đường Ngô Nhân Tịnh. Tháp nhọn lớn gần nhất là đường Chu Văn An, kế tiếp là ở đường Trần Bình, Lê Tấn Kế, Nguyễn Xuân Phụng (bị khuất nên không thấy). Hiện nay không còn,chỉ còn sót lại duy nhất một tháp ở đường Gò Công Quận 5.

Một góc chụp của đường thuộc khu vực Chợ Lớn

Nhà máy Thuốc lá MIC và đường ray xe lửa trên đường Hùng Vương năm 1947

Cầu Chà Và năm 1955 – Phía sau Bưu điện trong hình là một công viên nhỏ nhưng bây giờ là chổ bán vật liệu xây dựng hết rồi.

Cầu Khánh Hội và cầu Mống năm 1955

Cầu Ông Lãnh năm 1955

Chợ Bình Tây năm 1955 – Phía sau chợ có một cây cầu nhỏ bắc ngang kênh Hàng Bàng, chắc là Cầu Đò.

Hình trên chụp vào khoảng thập niên 1920 – 1930, có lẽ khi Chợ Cũ đang được cải tạo sửa chữa và Chợ Cá phía trước đã bị tháo dỡ trả lại đường Tổng Đốc Phương với một dải phân cách ở giữa. Sau này, chợ Cũ đã dời về chợ Bình Tây của ông Quách Đàm. Ngay chính giữa giao lộ, ngày nay là vòng xoay có tượng Phan Đình Phùng. Con đường đâm thẳng vô Chợ cũ (sau này là Bưu Điện Chợ Lớn) là đường Tổng Đốc Phương. Con đường bên phải hình nay là đường Hải Thượng Lãn Ông, trước năm 1975 là đường Khổng Tử (xưa kia là một con rạch, một đầu chạy dài tới rạch Lò Gốm và đầu kia thì đổ vào kênh Tàu Hủ. Theo sách “Sài Gòn Năm Xưa” của cụ học giả Vương Hồng Sển, rạch này được gọi là rạch Chợ Lớn và vì khá cạn nên sau này đã được lấp để làm đường. Con rạch này có chỗ phình rộng ra, khi lấp đi làm thành bến xe Chợ Lớn, còn các chỗ phình rộng khác thì thành các dải công viên nằm giữa đường Hải Thượng Lãn Ông ngày nay).

Hai chiếc xe tải đâm nhau trên một con phố ở Chợ Lớn năm 1946

Người nông dân đang cấy lúa

Cánh đồng Mả

Cảnh người nông dân đang cày ruộng, chuẩn bị cho mùa vụ mới

Nhà thờ Cha Tam thuộc Giáo xứ Phanxicô Xaviê, là một nhà thờ cổ nằm trên đường Học Lạc, được xây dựng ngày 3/12/1900 và hoàn thành sau 2 năm, tức năm 1902. Sau đó, vị cha sở Cha Tam cũng đã cho xây dựng thêm ở khu vực nhà thờ một trường học, nhà nuôi trẻ, một nhà nội trú và một số nhà dành để cho thuê. Vào năm 1990, tháp chuông nhà thờ được tu sửa lại và cung thánh được tân trang.

Nhà thờ Cha Tam trên đường Học Lạc, gần cuối đường Đồng Khánh, khoảng năm 1919 – 1926.

Dinh Đốc phủ sứ Đỗ Hữu Phương trên đường Tổng Đốc Phương (nay đã được đổi tên thành đường Châu Văn Liêm)

Đây là nhà của dinh Đốc phủ sứ Tổng đốc Phương – Tòa nhà này nằm ở đường Tổng đốc Phương, nay là khoảng rạp Thủ Đô.

Nhà ông Tổng đốc Phương trên đường Tổng Đốc Phương, nay là đường Châu Văn Liêm.

Tòa Tham biện Chợ Lớn

Một góc khác của Tòa Tham biện Chợ Lớn

Tòa Hành chánh Chợ Lớn – Đây là Dinh Xã Tây của thành phố Chợ Lớn, mà dấu vết ngày nay không còn để lại gì. Chỉ còn một bằng chứng về địa điểm này, đó là cái chợ nhỏ tên là Chợ Xã Tây ở cuối con đường Phù Đổng Thiên Vương, nơi giao nhau với đường Nguyễn Trãi

Tòa Thị sảnh Chợ Lớn, nằm trên khu đất ngày nay là Đại học Y Khoa Sài Gòn, mặt chính tòa nhà nhìn thẳng ra Đại lộ Jaccaréo (ngày nay là đường Tản Đà). Đường bên trái khu đất là Rue des Clochetons (nay là Phù Đổng Thiên Vương) và đường phía sau là Đại lộ Charles Thomson (sau này được đổi tên thành đường Hồng Bàng). Gần bên phải Tòa Thị sảnh Chợ Lớn là tòa nhà của Tòa Tham biện Chợ Lớn mà hình ảnh được lưu lại trên rất nhiều bưu thiếp khoảng đầu thế kỷ 20. Nằm bên kia Đại lộ Hồng Bàng phía sau khu đất Tòa hành chánh Chợ Lớn, ngay góc Hồng Bàng – Lý Thường Kiệt ngày nay (cạnh bên bệnh viện phụ sản Hùng Vương) là vị trí của Chùa Kiểng Phước, mà khi chiếm đóng Sàigòn người Pháp gọi là Pagode des Clochetons (chùa các tháp chuông). Có lẽ nơi này xưa kia là một ngôi chùa Miên mà xung quanh vườn chùa thường có nhiều bảo tháp chứa di hài các nhà sư, có hình dáng như những chiếc chuông.

Tấm bưu thiếp về Tòa Tham biện Chợ Lớn – là nơi đặt dinh hành chánh của hạt, mà người dân thường quen với tên gọi là Tòa bố.

Bệnh viện Lalung Bonnaire năm 1931, sau này là Bệnh viện Chợ Rẫy – Đây cũng là 1 trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất tại Việt Nam.

Bệnh viện Chợ Quán năm 1931 – Là bệnh viện được xây dựng lâu đời nhất tại thành phố, sau năm 1989 thì chính quyền đã quyết định đổi tên bệnh viện thành Trung tâm Bệnh nhiệt đới trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện Drouhet năm 1919 – 1926 (sau nay là Bệnh viện Hồng Bàng – Phạm Ngọc Thạch)

Bệnh viện Phụ Sản Chợ Lớn, sau này là nhà Bảo sanh Hùng Vương

Bệnh viện Drouhet, ngày nay là bệnh viện Phạm Ngọc Thạch – Được xây dựng từ năm 1906, trước năm 1975 thì nơi đây là cơ sở duy nhất của miền nam điều trị nội trú bệnh nhân lao.

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, tiền thân là bệnh viện Drouhet, có một thời gian bệnh viện được đổi tên là bệnh viện Hồng Bàng.

Viết một bình luận