Nhớ lại hình ảnh “Tạp Pín Lù” trong mắt những người xưa

Sài Gòn một thuở được xưng tụng là “Hòn ngọc Viễn Đông”, là một “Paris thu nhỏ” mang theo thứ ánh sáng lấp lánh khắp cõi châu Á. Dù đã được đổi bằng một cái tên khác, nhưng cái danh “Sài Gòn” vẫn in hằn trong tâm trí của những người con thế hệ – Vẫn là một thành phố nhỏ nhưng năng động mãi mãi mang tên “Sài Gòn” – Một thành phố tồn tại vĩnh hằng trong tim người đang sinh sống tại đây hay người lưu lạc khắp năm châu thế giới. 

Có lẽ, chỉ cần một ngày sống tại đây cũng đủ khiến người ta yêu mến cái mảnh đất phóng khoáng nhưng đậm nghĩa tình. Vậy nên, hôm nay Góc Xưa xin được mang mọi người trở lại một Sài Gòn từ khoảng ký ức xa tắp mù khơi – Sài Gòn của những năm thập niên 1960 với những gánh hàng rong trên vai người dân nghèo, những món ăn vặt hay những thứ nước giải khát ngon lành mà ngày nay chẳng thể có được hương vị cũ, những con đường qua bao lần đổi tên nhưng giữ cho mình biết bao ký ức tươi đẹp……

Một hình thức “Bò Bía” của người Hoa

Trên vỉa hề phía Khách sạn Brinks – Phía xa là tòa nhà thương xá EDEN với tiệm café Givral ở góc tầng trệt.

Ngã tư Phú Nhuận, bên trái là Bệnh viện Cơ Đốc – Bảng chỉ dẫn cạnh cột điện nơi góc ngã tư cho biết khoảng cách đường bộ đi Lái Thiêu là 13 km và đi Bình Dương (thị xã Phú Cường) là 24 km.

Xe bán dạo gỏi đu đủ khô bò của người Hoa trên góc đường Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực, bên kia đường là nhà hàng Kim Sơn.

Bán dạo trên bùng binh trước Chợ Bến Thành Sài Gòn

Đại lộ Nguyễn Huệ của những năm thập niên 1960

Sài Gòn năm 1965

Xe thổ mộ trên đường phố Sài Gòn năm 1965 – Đây là loại phương tiện đi lại phổ biến ở vùng Sài Gòn-Gia Định của Việt Nam vào những năm 50 của thế kỷ XIX.

Ngã tư Công Lý – Trần Quý Cáp năm 1965, sau này là ngã tư đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Võ Văn Tần. Dãy nhà xa xa là trường THPT Lê Quý Đôn trên đường Võ Văn Tần.

Ngã tư đường Công Lý – Hồng Thập Tự, sau này là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Thị Minh Khai

Ngã tư Pasteur – Thống Nhất (sau này là đường Lê Duẩn)

Một góc cửa hàng nhìn ra nhà thờ Đức Bà

Đường phố Sài Gòn – Tòa nhà phía bên phải là Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, đối diện bưu điện là nhà thờ Đức Bà.

Hình ảnh đứa bé dễ thương trên chiếc xe giải khát, cùng mẹ đi khắp Sài Gòn

Gánh thạch rau câu trên đường phố Sài Gòn năm 1966 – Có thể nói đây là loại gánh hàng rong coi lịch sự sạch sẽ nhứt ngày xưa do thạch được đựng sẵn trong chén nhôm nhỏ. Không sợ ăn ché……đã qua sử dụng.

Bán sương sâm, thường để trong cái thau, còn lon như lon sữa bò là để đựng đường cát trắng. Mùa hè mà được một chén này thì mát phải biết.

Hình ảnh chiếc xích lô quá đôi quen thuộc trên đường phố Sài Gòn – sự xuất hiện của xích lô là để thay thế cho phu kéo xe vào những năm thập niên 1930, nhưng sau đó do dân số Sài Gòn ngày một tăng nên không còn đủ khả năng đáp ứng nên giảm dần.

Đại lộ Nguyễn Huệ năm 1966 – Xa phía trước là Tòa Hòa Giải, vị trí cao ốc Sun Wah ngày nay.

Bữa ăn sáng của người xưa cũng không khác mấy so với bây giờ, cũng là lề đường và chiếc bàn gỗ cùng ghế đẩu

Xe bò bía phía trước bưu điện. Khi đó Sài Gòn không đâu nhiều xe bò bía đứng như ở bưu điện. Do cạnh tranh nhau rất là gắt nên giá cũng rất là rẻ, có thể ăn chục cái một lúc không sợ lủng túi. Đó cũng là tại sao trong hình một đống được cuộn sẵn vì hiếm khi ai mua một hai cái. Bò bía xưa so với bánh tráng trộn bây giờ phải nói không đẹp mắt bằng, nhưng chắn chắn không sợ ăn phải nhựa cao su dẻo hay dầu ăn thải tái chế.

Đó là nước xi rô cũng như xi rô ngày nay, màu xanh là vị bạc hà. Pha chế như thế này rẻ tiền mới bán cho con nít được…

Nước đá bào ép thêm chút xi rô vào những năm thập niên 1960….phải nói là mê như điếu đổ

Lề đường trước Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, phía đường Nguyễn Du

Đồng hồ Bưu điện Trung tâm cho biết là 5g30 chiều.

Sài Gòn vào một ngày mưa năm 1966, nhưng những người chạy xích lô vẫn miệt mài làm việc, vẫn khoác lên mình chiếc áo mưa củn cỡn để đưa khách đến nơi đến chốn

Hai đứa trẻ đội mưa chạy về nhà sau giờ tan trường

Dù mưa gió những có vẻ những cậu nhóc này khá thích thú…nên vẫn đứng đó để cảm nhận cái lạnh se se sau mưa

Góc đường Tự Do – Nguyễn Du, đường Tự Do sau này được đổi tên thành đường Đồng Khởi, còn Nguyễn Du thì vẫn được giữ nguyên cho đến tận ngày nay.

Khu vực Phường Phan Thanh Giản có hình tứ giác dài nằm ngang, ở giữa bốn con đường: phía bắc là đường Trần Quốc Toản (ngày nay là đường 3 tháng 2), phía nam là Phan Thanh Giản (sau này đổi thành đường Điện Biên Phủ), phía tây là Lý Thái Tổ, và phía Đông là Lê Văn Duyệt (sau năm 1975 là đường Cách Mạng Tháng 8).

Những đứa trẻ đánh giày và người lính Mỹ bên chiếc xe jeep trên đường Lê Lợi, cạnh thương xá TAX

Khách sạn Caravelle năm 1966, bắt đầu xây năm 1957, được khai trương vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh năm 1959 – Trước đó, vị trí này vào thời Pháp thuộc là quán Grand Cafe de la Terrasse, một trong những quán cà phê đầu tiên và nổi tiếng của Sài Gòn từ cuối thế kỷ XIX.

Khu chợ đen trên đường phố Sài Gòn, nơi đây được bày bán khá nhiều thứ

Sở dĩ gọi là chợ đen là nơi đây thường xuất hiện nhiều mặt hàng không chính thống, nói chính xác là hàng ăn trộm,…

Chợ cũ nằm ngay góc đường Hàm Nghi – Tôn Thất Đạm, phía ngoài Việt Nam Thương Tín.

Gia đình đèo nhau trên chiếc xe gắn máy đang bon bon trên đường phố Sài Gòn

Đứa bé được đặt ngồi trên bình xăng của chiếc moto – Chiếc xe đang chạy ngang đoạn bến Bạch Đằng, gần với Công trường Mê Linh.

Cảng Sài Gòn

Toàn cảnh chiếc tàu quân sự trên sông Sài Gòn

Tàu quân sự đang neo đậu ở cảng Sài Gòn trên sông Sài Gòn

Ngã tư đường Nguyễn Đình Chiểu – Công Lý năm 1967, nay đổi tên thành đoạn ngã tư đường Trần Quốc Toản – Nam Kỳ Khởi Nghĩa

Một người đang tựa người bên chiếc xích lô để chờ khách, nghề này khá vất vả bởi nó cần sức người khá lớn nhưng tiền phía cho mỗi chuyến đi lại rẻ. Ảnh chụp năm 1968.

Góc đường Nguyễn Hậu, bên trái Bưu điện Trung tâm Sài Gòn và đối diện cửa hông nhà thờ Đức Bà

Sài Gòn năm 1968 – Bên phải là vỉa hè phía sau Passage d’Eden, bên trái là công viên Đống Đa, phía sau là Tòa Đô Chánh Sài Gòn, phía trước là bùng binh Bồn Kèn (vòng xoay Nguyễn Huệ – Lê Lợi)

Ngã tư Công Lý (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) – Nguyễn Du năm 1968

Vỉa hè phía trước Thương xá TAX, đoạn nằm trên đường Lê Lợi

Đường Phan Châu Trinh, Cửa Tây Chợ Bến Thành năm 1968 – Nhà mái ngói nhô cao ở phía xa là biệt thự của chú Hỏa (Hui Bon Hoa) trên đường Phó Đức Chính, nay là Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Đường Lê Thánh Tôn, Cửa Bắc Chợ Bến Thành năm 1968

Chợ trời đường Hàm Nghi năm 1970, đoạn giữa Pasteur và Công Lý (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa), phía sau chính là trường Kỹ thuật Cao Thắng (cổng chính trên đường Huỳnh Thúc Kháng).

Viết một bình luận