Nhìn về tháng ngày xưa cũ: Sài Gòn – Chợ Lớn của giai đoạn 1929 – 1930 đã có những gì? – Phần 1

Những bức ảnh trắng đen ghi lại những dấu ấn khó, nó như những thước phim chiếu chậm gợi lại ký ức trong lòng của biết bao người con Sài Gòn. Từ những cung đường cũ, những cái tên đại lộ tưởng chừng đã đưa vào quên lãng,…cho đến những công trình kiến trúc đẹp mắt,….Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập hiện lên với nhiều dáng vẻ, nhiều ngõ ngách ở nhiều thời điểm lịch sử trước năm 1930.

Doanh trại của RIC thứ 11
Đại lộ Charner, trước đó là kinh Chợ Vải, đến năm 1887 thì được lấp lại và tạo thành đại lộ – Mãi đến năm 1956 thì chính thức đổi tên thành đường Nguyễn Huệ và cái tên được giữ cho đến tận ngày nay.
Cửa hàng bách hóa GMC nằm trên đại lộ Charner
Kho bạc Nhà nước
Tòa Thị Chính được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 – Tên tiếng Việt là Dinh xã Tây. Dưới thời VNCH, nó được gọi là Tòa đô chánh Sài Gòn vì là nơi làm việc và hội họp của chính quyền thủ đô.
Sau ngày giải phóng, Tòa Đô Chánh Sài Gòn được trưng dụng thành nơi làm việc của UBND Thành phố, HDND Thành phố và một số cơ quan khác.
Tòa nhà Công ty tài chính thuộc địa và Pháp (SFFC) góc Hàm Nghi – Hải Triều – Hồ Tùng Mậu
Nhà có mái củ hành góc Hàm Nghi – Công Lý, từ năm 1970 – 1971 được cải tạo thành Việt Nam Công Thương Ngân Hàng
Đây là đoạn giữa Charner (đường Nguyễn Huệ) và Catinat (đường Đồng Khởi), sau này được xây dựng thành Bến Bạch Đằng
Kinh Chợ Vải khi chưa được lấp thành đại lộ Charner, hai con đường dọc hai bờ kinh là đường Charner bên trái kinh và đường Rigault de Genouilly bên phải kinh. Phía xa xa chính là vị trí của Tòa Hòa Giải.
Đường Rigault de Genouilly bên phải kinh Chợ Vải
Trụ sở của Justice of the Peace hay còn gọi là Tòa Hòa Giải nằm trên đại lộ Charner (sau này là đường Nguyễn Huệ)
Khu chợ cũ đường Hàm Nghi
Đường Nguyễn Văn Thinh, nay chính là đường Mạc Thị Bưởi. Người chụp đứng ở góc Nguyễn Huệ nhìn về Tự Do, chổ cây me lớn.
Góc đường Rue d’Ormay (sau này là đường Nguyễn Văn Thinh) -đường Nguyễn Huệ. Nhà may TUY’S.
Bồn phun nước ở vòng xoay Nguyễn Huệ và Lê Lợi hay còn gọi là bùng binh Bồn Kèn. Phía xa là Tòa Đô Chánh Sài Gòn, sau này là UBND Thành phố.
Đường Rue Catinat (sau này là đường Tự Do, nhưng đến sau năm 1975 thì đổi thành đường Đồng Khởi) – Trước mặt là vườn hoa trước tòa Trụ sở Quốc Hội.
Không ảnh Nhà thờ Đức Bà, thời điểm này phía trước nhà thờ vẫn chưa có bức tượng Đức Mẹ Hòa bình.
Góc chụp khác của nhà thờ Đức Bà
Hướng chính diện của nhà thờ, góc chụp này ta có thể thấy rõ cánh của chiếc trực thăng.
Không ảnh từ máy bay – Dinh Độc Lập hay Hội trường Thống nhất (tên gọi trước đây là dinh Norodom)
Giai đoạn từ năm 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền.
Mãi đến sau năm 1955, người Pháp rút khỏi Việt Nam, vua Bảo Đại bị phế truất, Ngô Đình Diệm lên chức Tổng thống nơi đây mới chính thức đổi tên thành Dinh Độc Lập.
Khu nhà hát thành phố nhìn từ máy bay. Trước năm 1975, nơi đây bị trưng dụng thành Tòa Trụ sở Quốc hội – Nhà Văn Hóa – Trụ sở Hạ Nghị Viện. Cột khói bóc lên rõ nhất ở phía trái bức hình bắt nguồn từ xưởng nấu thuốc phiện số 74 Paul Blanchy (đường Hai Bà Trưng ngày nay).
Những tòa nhà trên đại lộ Charner chụp từ máy bay
Không ảnh đại lộ Charner (sau này là đường Nguyễn Huệ), tòa nhà màu trắng ở giữa hình là Tòa Đô Chánh Sài Gòn, xa xa tòa nhà với hai ngọn tháp chuông là Nhà Thờ Đức Bà.
Không ảnh đại lộ Charner, điểm tròn màu trắng gần nhất trong bức ảnh chính là bồn phun nước vị trí bùng binh Bồn Kèn
Không ảnh Sài Gòn của những năm thập niên 1930
Không ảnh đại lộ Charner, góc chụp hướng từ Bến Bạch Đằng về Tòa Đô Chánh Sài Gòn
CLB Thể thao Sài Gòn, sau năm 1975 thì chính thức đổi tên thành CLB Lao Động.
Trại lính Trung đoàn 11 Bộ binh Thuộc địa. Trước năm 1963 là Thành Cộng Hòa. Khoảng đất trống phía trước nay là sân Hoa Lư, Tòa nhà dài phía trước sau này được phá bỏ đoạn giữa để kéo dài Đại lộ Cường Đế nối liền với Đại lộ Đinh Tiên Hoàng. Trong ảnh cũng nhìn thấy tòa nhà nhỏ hai tầng thuộc khu vực trại lính BB, sau này là tòa nhà Tương trợ Đại học Quốc tế, bị đánh bom năm 1968.
Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse trong Thào Cầm Viên
Dòng thánh Phaolô và trường Sư phạm
Phòng Thương mại Saigon, trước năm 1975 là Trụ sở Thương viện, và trước đó là Hội trường Diên Hồng. Nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Trực diện là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, bên trái là cầu Móng. Cầu Mống thẳng ngay đầu đường Pellerin (nay là đường Pasteur) nên Tây gọi là cầu Pellerin. Cầu có dạng vồng lên ở giữa như cầu vồng nên người mình gọi là cầu Mống, tức là mống trời (rainbow).
Khu vực quận 1 và quận 4 được chụp từ máy bay
Cây cầu đầu tiên là cầu Quay (nay là cầu Khánh Hội), tiếp đó là cầu Móng và tòa nhà thứ hai ở góc phải tấm hình là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.
Văn phòng và công xưởng Hải quân (xưởng Ba Son)
Xưởng Ba Son hiện đã trở thành một di tích lịch sử mang nhiều ý nghĩa – dấu tích cổ còn lại của một công trường thủ công lớn, một ngành công nghiệp quan trọng ra đời sớm nhất của Sài Gòn xưa.
Một cửa hàng chuyên bán xe hơi, chủ yếu là Citroën trên đường Nguyễn Huệ, kế Thương xá TAX còn có Garage Charner, cạnh tranh với Etablissement Bainier và đại diện cho hãng Renault.
Cầu Ông Lãnh – trong hình là chân cầu xuống đường Bến Vân Đồn bên Khánh Hội
Mặt trước của Tòa Án
Mặt sau Tòa Án
Phòng xử án
Dòng Chúa Hài Đồng, sau này là Dòng Thánh Phao Lô, công trình do Nguyễn Trường Tộ thiết kế và trông coi xây dựng. Bức ảnh được chụp năm 1866
Ụ nổi để sửa chữa tàu thuyền năm 1866
Đồn Cây Mai và binh lính đồn trú năm 1866 – Ngày nay ở khoảng khu vực góc Hồng Bàng – Nguyễn Thị Nhỏ, phía trước Chợ Bình Tây khoảng 500m.
Dinh Thượng thơ Nội vụ năm 1909, trước năm 1975 là trụ sở Bộ Kinh Tế
Góc Tự Do – Gia Long (Rue Catinat và LaGrandière), nay là góc Đồng Khởi – Lý Tự Trọng
Nhà thờ Đức Bà, thời điểm này, hai tháp chuông vẫn chưa được xây dựng
Đường Rue Catinat năm 1890, sau này là đường Tự Do mãi đến năm 1975 thì đổi thành đường Đồng Khởi
Mái ngói lớn phía trước là tại góc Nguyễn Du – Đồng Khởi, nơi ngày nay là cao ốc Metropolitan Building, ngã tư kế tiếp là Đồng Khởi – Lý Tư Trọng (trước đó là đường Tự Do – Gia Long), với mái tòa nhà Dinh thượng thơ Nội Vụ (Bộ Kinh Tế trước năm 1975)
Chợ trung tâm hay còn gọi là Chợ Bình Tây, nơi ngày nay là Bưu điện Chợ Lớn
Tòa Hành chánh thành phố Chợ Lớn, tại vị trí trường Đại học Y Khoa Sài Gòn ngày nay
Tòa Dinh Tỉnh trưởng Chợ Lớn
Đội ngũ bác sĩ và nhân viên Bệnh viện Thành phố Chợ Lớn cho người bản xứ năm 1909, nay là Bệnh viện Chợ Rẫy
Nhà Bảo sanh viện Chợ Lớn, nay là Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương. Phía trước là đường rầy xe lửa Saigon – Mỹ Tho
Đường Rue Gia Long, nay là đường Trịnh Hoài Đức – Quang cảnh đường phố năm 1909

Ban nhạc của học sinh trường khiếm thị thuộc hội Nguyễn Văn Chí
Nhà máy Nước và Điện Chợ Lớn, cạnh ga xe lửa Saigon – Mỹ Tho

Viết một bình luận