Nhìn lại những cây cầu gắn liền với lịch sử của Sài Gòn thời xưa – Phần

Ngày nay, Sài Gòn có hơn 200 cây cầu lớn nhỏ. Trong đó, có một số ít đã được xây dựng từ rất lâu và gắn liền với những giai đoạn lịch sử của Sài Gòn. 

Cầu Bình Điền

Cầu Bình Điền được xây dựng từ thời Pháp thuộc, là một cây cầu sắt thuộc tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho. Năm 1886, cầu hoàn thành và được đưa vào hoạt động, lúc đầu cầu được dùng chung cho cả đường bộ và đường sắt. Về sau, chính quyền thực dân Pháp cho xây dựng thêm một cây cầu mới dành riêng cho đường bộ nằm ở phía thượng lưu cây cầu sắt (là vị trí của cầu Bình Điền ngày nay). Dấu tích còn sót lại cho đến hiện tại của cầu đường sắt  Bình Điền là hai trụ cầu nằm sát mép sông. Đến đêm ngày 31 tháng 3 năm 1998, cầu Bình Điền bị sập do một sà lan chở cát va đập mạnh vào chân cầu. Sau sự cố đó, cầu đã được triển khai xây dựng lại và hoàn thành sau 6 tháng thi công. Tiếp đó, nhánh cầu thứ hai có quy mô tương tự được xây dựng ngay vị trí cầu cũ bị sập để thành một cây cầu mới hoàn chỉnh rộng 25m như ngày nay.

Cầu Bình Điền – Thời Thuộc Địa
Cầu Bình Điền – Gia Định 1969
Cầu Bình Điền – Bình Chánh 1969
Cầu Bình Điền (Sập cầu) Bình Chánh 1998
Cầu Bình Điền (Sập cầu) Bình Chánh 1998
Cầu Bình Điền (Sập cầu) Bình Chánh 1998

Cầu Bình Phước 

Cầu Bình Phước – An Phú Đông, Gò Vấp, Gia Định
Cầu Bình Phước – An Phú Đông, Gò Vấp, Gia Định
Cầu Bình Phước
Cầu Bình Phước – Sài Gòn

Cầu Bình Lợi

Bắc ngang sông Sài Gòn đầu tiên là cầu Bình Lợi xây năm 1902 cầu sắt , sàn cầu bằng gổ cứng, có cả đường ray xe lửa, đây là cây cầu quan trọng nhất đi Biên Hòa và các tỉnh Miền Đông. Nhịp giữa quay được cho tàu qua, xây dựng bởi công ty Pháp Lavelois Perret (tên của công ty Eiffel do Gustav Eiffel, người kỹ sư xây tháp Eiffel sáng lập).

Cầu Bình Lợi – Sài Gòn. Ảnh được chụp bởi Neighbor
Cầu Bình Lợi
Cầu Bình Lợi
Xe sắp sang Cầu Bình Lợi (Cầu chỉ đi được một chiều, bên được lưu thông thì bên kia phải đợi, khi có xe lửa chạy thì hai bên dừng lại cho tới khi xe lửa rời cầu. Sàn xe lửa xây dựng bằng những tấm phản gỗ to, xe chạy mãi mòn gổ có đoạn bóng loáng khi chạy xe phải cẩn thận vì trơn trợt, nhìn qua khe gỗ trên sàn cầu thấy nước sông Bình Lợi cuồng cuộn chảy. Có lẽ một phần vì có nhiều người đến đây nhảy cầu tự tử, người địa phương có câu “muốn chết nhảy xuống sông cầu Bình Lợi”)
Cầu Bình Lợi (Ngày nay, cầu đường sắt Bình Lợi lưu thông chính cho tuyến đường sắt Việt Nam và một đường phụ lưu thông xe 2 bánh, 2 chiều)
Cầu Bình Lợi nhìn từ trên cao

Cầu Kinh Thanh Đa 

Cầu Kinh Thanh Đa – Gia Định 1967 (Kinh đào Thanh Đa (còn gọi là kinh Bình Quới) xẻ ngang vùng Bình Quới, rút ngắn thời gian lưu thông thương thuyền từ thượng lưu đến rạch Bến Nghé, cắt ngắn 12 km đường sông. Kinh Thanh Đa (Canal de Thanh Đa) đào trong hai năm 1897 và 1898 dài 1km, rộng 40m và sâu 6m. Nối trực tiếp qua bán đảo Bình Quới. Vùng Thanh Đa xưa kia là đồng ruộng bao la, chỉ có một vài cơ xưởng kỹ nghệ nhỏ dựa vào đường sông để vận chuyển. Vùng này thường ngập úng vào mùa mưa khi nước thủy triều sông Sài Gòn dâng lên)
Cầu Kinh Thanh Đa – Gia Định 1967
Cầu Kinh Thanh Đa – Gia Định 1967 – Ảnh được chụp bởi Darryl Henley
Cầu Kinh Thanh Đa – Gia Định 1967 – Ảnh được chụp bởi Darryl Henley
Đường Thiên Lý Bắc Nam – Cầu Kinh Thanh Đa – Gia Định 1967 – Ảnh được chụp bởi Darryl Henley
Cầu Thanh Đa – Gia Định 1969 – Ảnh được chụp bởi Bob Mazon Freelance

Cầu Tân Thuận

Cầu Tân Thuận 1 nối đường Huỳnh Tấn Phát quận 7 với đường Nguyễn Tất Thành – quận 4. Cầu dài 241 m, lòng cầu rộng 8 m, mỗi lề 1,25 m. Cầu được xây từ thời Pháp thuộc sau khi đào kinh Tẻ năm 1905. Cầu được sửa chữa lớn năm 1992. Năm 2005, cầu lại xuống cấp, Sở Giao thông Công chánh thành phố giao cho Công ty Freyssinet International at Compagnie của Pháp tiến hành sửa chữa, nâng cấp cầu. Năm 2008, cầu lại tiếp tục được sửa chữa để nâng tải trọng lên 30 tấn. Hiện nay, cầu cho phép các loại xe lưu thông một chiều từ quận 7 sang quận 4. Cầu Tân Thuận đi xuống Phú Xuân, Nhà Bè chỉ có sau khi kinh Tẻ giáp nối sông Sài Gòn được đào thời Pháp khoảng 1905-1906. Đoạn từ cầu chữ Y được đào song song với rạch Tàu Hủ người Pháp đặt tên là Canal de Doublement, được dịch ra là Kinh Đôi. Thời chưa có cầu, từ Sài Gòn xuống Nhà Bè phải qua đò.

Cầu Tân Thuận
Cầu Tân Thuận 1966
Cầu Tân Thuận 1967 (xưa là Cầu Trịnh Minh Thế) – Bị phá sập một nhịp, đang nối bằng nhịp cầu tạm
Cầu Tân Thuận 1968 – Ảnh được chụp bởi Burt W. Peterson
Cầu Tân Thuận
Cầu Tân Thuận
Cầu Tân Thuận
Cầu Trịnh Minh Thế 1969 (nay cầu Tân Thuận)
Cầu Tân Thuận 1968 – 1969 – Ảnh được chụp bởi Van Oosten & Merideth (xưa là Cầu Trịnh Minh Thế)

Cầu Rạch Chiếc

Cầu Rạch Chiếc là một cây cầu bắc qua Rạch Chiếc trên tuyến đường Xa lộ Hà Nội ở thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh Cầu Rạch Chiếc được xây dựng dưới thời VNCH, cùng với cầu Sài Gòn và tuyến xa lộ Biên Hòa và được đưa vào sử dụng từ năm 1961. Cầu có chiều dài 148 m, chiều rộng 16,5 m. Sau nhiều năm sử dụng, cầu đã xuống cấp, không còn đáp ứng được lưu lượng phương tiện ngày càng tăng trên xa lộ Hà Nội nên vào ngày 19 tháng 9 năm 2009, cầu Rạch Chiếc mới đã được khởi công xây dựng để thay thế cầu cũ. Cầu mới có chiều dài 736 m, chiều rộng là 48 m với 10 làn xe, gồm 3 nhánh cầu riêng biệt với hai nhánh biên mỗi bên rộng 9,8 m, nhánh giữa rộng 26,5 m. Công trình hoàn thành vào ngày 10 tháng 7 năm 2012.

Cầu Rạch Chiếc 1968 – Ảnh được chụp bởi Darrel Lang
Cầu Rạch Chiếc 1967-1968 – Ảnh được chụp bởi Dave De Milner
Cầu Rạch Chiếc 1971 -Ảnh Vincentyip
Cầu Rạch Chiếc (Ngày Trước)
Cầu Rạch Chiếc

Cầu chữ Y

Cầu chữ Y bắt ngang kinh Tàu Hủ và Kinh Đôi. Người Sài Gòn hay nói qua cầu chữ Y là qua miệt Bình Xuyên và lò heo Chánh Hưng, nói là lò heo nhưng làm cả thịt bò, thị ngựa cung cấp cho cả thành phố. Vùng Chánh Hưng nằm giữa các nhánh kinh rạch, phía bắc có cầu chữ Y đi về thành phố trên đường Nguyễn Biểu, phía nam có cầu Xóm Củi Hiệp Ân, chạy thẳng cầu Hiệp Ân dọc theo bến nguyễn Duy sẽ gặp cầu Nhị Thiên Đường thuộc vùng Chợ Lớn. Từ Saigon đi qua cầu, dưới chân cầu chữ Y nhánh phải là đường Hưng Phú, lò Heo Chánh Hưng nằm trên đường này có cửa chánh nằm trên bến Ba Đình (nay Lê Quang Kim) và một bên hông là đường Nguyễn Duy. Đường Hưng Phú chạy dài thẳng xuống có đường Chánh Hưng cắt ngang để gặp Bến Ba Đình, từ Bến Ba Đình có những con đò nhỏ sang sông để qua chợ Hòa Bình. Xưa là vùng đất ruộng, thời VNCH xáng thổi lấy bùn lấp đất biến thành khu nhà ở dân. Nhánh bên trái của cầu là kinh Đôi chảy dài vô Bình An, tiếp ra huyện Bình Chánh, sau đó nhập với kinh Tàu Hủ đổ vào sông Vàm Cỏ ở cầu Bình Điền.

Cầu chữ Y 1968
Cầu chữ Y
Cầu chữ Y

Cầu An Hạ

Cầu An Hạ (Củ Chi 1967)
Cầu An Hạ & QL1 – Tân Phú Trung trên không – Củ Chi, Hậu Nghĩa 1966. Ảnh của Neighbor
Cầu An Hạ nhìn từ trên cao

Cầu Bông

Cầu Bông được xây dựng vào khoảng 1736, lúc đầu đặt tên là cầu Cao Miên (Pháp gọi là cầu Cambodge). Cầu Bông bắc ngang rạch Thị Nghè, nhưng đối với dân địa phương ai cũng gọi là sông Cầu Bông đến ngày nay. Dưới chân cầu Cao Miên có trồng hoa, nên tên cầu dần dần đổi thành cầu Hoa , rồi vì tránh phạm húy nên đổi là cầu Bông ( Hồ Thị Hoa là tên của một hoàng hậu nhà Nguyễn gốc ở Linh Xuân Thôn, huyện Bình An, tỉnh Biên Hòa và là mẹ của vua Thiệu Trị.

Cầu Bông dài chỉ khoảng 50 mét, chiều rộng 15 mét, bằng bê tông là huyết mạch giao thông nối liền Sài Gòn Chợ Lớn và tỉnh Gia Ðịnh ngày xưa cũng như ngày nay. Từ Ða Kao qua Cầu Bông vào trung tâm của tỉnh Gia Ðịnh trước khi đến khu vực cơ quan hành chính, công quyền, đến khu vực Lăng Ông và chợ Bà Chiểu. Riêng Lăng Tả quân là một nơi rất được sùng bái đối với người Tàu khắp nơi , nhất là vùng Chợ Lớn, họ đổ về đây chật cả đường vào những dịp giỗ Ông hoặc Tết Nguyên Đán.

Có thể nói Cầu Bông là cây cầu thân thuộc của dân Sài Gòn Gia Định. Từ Sài Gòn học trò sang Gia Định theo học trường nữ Lê văn Duyệt (bây giờ là Vỏ Thị Sáu) hay trường Nam Hồ Ngọc Cẩn (giờ là trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu) hoặc học trò từ Gia Định sang các trường học ở Đa Kao Sài gòn đều phải qua đây, cộng với số người đi làm ở công tư sở hoặc giải trí ở Saigon Chợ Lớn.

Cầu Bông
Xóm Cầu Bông – Gia Định 1970-1971
Cầu Bông

Cầu Công Lý

Cầu Công Lý nằm trên tuyến đường chính đi từ phi trường Tân Sơn Nhất vào trung tâm thành phố đi ngang qua Dinh Độc Lập (Hội Trường Thống Nhất) chạy thẳng ra Bến Chương Dương. Thời Pháp gọi là Cầu Mac Mahon (Mặt Má Hồng), gần cầu có ngôi chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa kiến trúc theo kiểu chùa Miền Bắc có cổng Tam quan. Chùa bắt đầy xây cất 1964 và xong năm 1971.

Cầu Công Lý nhìn về phía cầu Trương Minh Giảng, toà nhà cao là ĐH Vạn Hạnh
Kênh Nhiêu Lộc – 1967 (Lan can Cầu Công Lý)
Cầu Công Lý, thời Pháp Cầu Mac Mahon – 1972
Cầu Công Lý hướng về thượng lưu
Cầu Công Lý nhìn về phía ĐH Vạn Hạnh

Viết một bình luận