Nhìn lại một Sài Gòn hoa lệ trước năm 1975 qua bộ sưu tập những bức ảnh đẹp nhất – Phần 3

Mời các bạn đọc cùng Thời Xưa đến với phần tiếp theo của bộ sưu tập ảnh về Sài Gòn trước năm 1975. Được biết, vào giai đoạn trước năm 1975, với sự tiếp thu đa dạng của nhiều nền văn hóa từ Tây sang Đông, Sài Gòn là một trong những khu vực phát triển đứng đầu Đông Nam Á thời đó và được mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông”.

Dinh Độc Lập (Sau khi chiếm xong 6 tỉnh Nam kỳ, năm 1868, chính quyền Pháp bắt đầu cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm Sài Gòn một Dinh thự làm nơi ở cho Thống đốc Nam kỳ. Công trình hoàn thành sau 3 năm xây dựng với tên gọi là Dinh Norodom (tên một vị quốc vương Campuchia). Sau này được Tổng thống Ngô Đình Diệm đổi tên thành Dinh Độc Lập)
Phía trước Dinh Độc Lập
Tháp Thích Quảng Đức cạnh Tòa Đại sứ Cam Bốt ở góc Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng
Quang cảnh đường phố tấp nập xe cộ trước cửa chính chợ Bến Thành
Lăng mộ Trương Vĩnh Ký trên đường Trần Hưng Đạo Sài Gòn. Phía sau là Nữ Tu viện Mến Thánh Giá Chợ Quán
Một góc đường ở Sài Gòn thời đó
Tượng đài Tể tướng Trần Nguyên Hãn trên bùng binh trước chợ Bến Thành
Chợ Xã Tây ở ngã 3 Đồng Khánh – Phù Đổng Thiên Vương, nay là Trần Hưng Đạo – Phù Đổng Thiên Vương
Dinh Xã Tây, sau này được gọi là Tòa Đô Chánh, ngày nay là trụ sở UBND Thành Phố.
Đền Kỷ Niệm trong Thảo Cầm Viên
Một góc khác của Đền Kỷ Niệm trong Thảo Cầm Viên
Chợ Cũ – Đại lộ Hàm Nghi, Sài Gòn
Chợ Lớn – Ngã tư Nguyễn Duy Dương – Hồng Bàng , bên phải là dãy phố lầu có kiến trúc giống như dãy phố trong chợ An Đông
Hình ảnh tại một sạp bán bánh mì ở Sài Gòn ngày xưa
Xe ngựa ở trước hội trường Diên Hồng
Tượng đài An Dương Vương trong công viên nhỏ trước hội trường Diên Hồng nằm cạnh rạch Bến Nghé
Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, Sài Gòn
Khung cảnh xe cộ tấp nập trên một con đường ở Sài Gòn ngày xưa
Hai người lính đứng trước cổng Dinh Độc Lập
Hình ảnh trên xa lộ và tấm biển báo chỉ đường
Ngã ba Võ Tánh – Trương Tấn Bửu, phía xa là ngã tư Phú Nhuận
Tòa Đô Chánh, Sài Gòn
Xe cộ trên đại lộ Nguyễn Huệ
Khung cảnh xung quanh sông Sài Gòn nhìn từ trên cao
Một góc chụp khác xung quanh sông Sài Gòn nhìn từ trên cao
Sài Gòn – Tháng Giêng năm 1968 – Chợ hoa Tết Mậu Thân – Đại lộ Nguyễn Huệ
Rạp Cao Đồng Hưng đường Bạch Đằng, gần chợ Bà Chiểu
Bên trái là dãy nhà phố góc Hàm Nghi – Pasteur
Một góc đường Hai Bà Trưng
Khung cảnh một góc đường Hàm Nghi – Phó Đức Chính
Hình ảnh cảnh sát đang chỉ đạo giao thông trên một con đường ở Sài Gòn – Ảnh của Hugh G. Waite
Công viên Đống Đa trên đại lộ Nguyễn Huệ phía trước Tòa đô chánh Sài Gòn (nay là UBND thành phố)
Một góc khác trên đường Hai Bà Trưng
Một góc đường Đinh Tiên Hoàng
Khung cảnh xe cộ tấp nập phía trước Dinh Độc Lập
Một con phố sầm uất khác ở Sài Gòn
Dưới thời Pháp thuộc, đường này có tên là Rue Cartinat, thời Việt Nam Cộng hòa đổi thành đường Tự Do từ năm 1954 đến 1975. Sau năm 1975, chính quyền Việt Nam đổi tên đường Tự Do thành đường Đồng Khởi, cùng với đường Công Lý thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Rạp Đại Nam, Sài Gòn
Một con đường sầm uất ở Sài Gòn – Đường Phạm Ngũ Lão phía sau bến xe trung tâm
Ảnh chụp một gia đình đông con – Công trường Lam Sơn. Đằng sau là khách sạn Caravelle. Ảnh được chụp bởi Chuck Galloway,
Cầu Sắt Đa Kao nhìn từ cầu Phan Thanh Giản
Cầu Phan Thanh Giản năm 1970, được chụp bởi Mick Smithwick
Ảnh được chụp phía trước Dinh Độc Lập
Chòi nghỉ trong sân của Dinh Độc Lập
Trường Lê Quý Đôn ngày xưa, trước 1975 mang tên Lycée Jean Jacques Rousseau
Một chiếc xe xích lô máy ở huyện Đa Kao
Thương xá Crystal Palace – Đường Công Lý (Dưới thời Pháp thuộc đường này có tên là Mac Mahon (người dân Sài Gòn xưa thường hay gọi vui là Mặt Má Hồng). Sau năm 1975 thì chính quyền đổi tên thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa)
Một góc đường Lê Lợi, tòa nhà ở phía xa xa giữa bức ảnh là nhà hát thành phố
Đài phun nước ở vòng xoay Nguyễn Huệ – Lê Lợi
Người bán hàng rong trên vỉa hè ở huyện Đa Kao

Viết một bình luận