Nhiếp ảnh của Dick Lee đã khắc họa vẻ đẹp Sài Gòn – Biên Hòa năm 1965 như thế nào?

Biên Hòa là cửa ngõ vào Sài Gòn của tất cả các tỉnh miền Trung và miền Bắc, là một địa phương cách Sài Gòn khoảng 30km về hướng Đông Bắc, tiếp giáp với địa phận Dĩ An của tỉnh Bình Dương. Trước năm 1975, Biên Hòa chỉ là một tỉnh, còn Đồng Nai lại là tên gọi cũ khi nhắc đến nguyên vùng Nam Bộ. Mãi đến những năm sau 1975 thì chính quyền mới tiến hành sáp nhập Biên Hòa – Long Khánh – Phước Tuy thành tỉnh Đồng Nai và tỉnh lỵ thì đặt tại Biên Hòa. Tuy nhiên, đến năm 1991 thì Phước Tuy đã tách ra thành một tỉnh riêng, cũng chính là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay. 

Trong loạt ảnh đăng lại những khoảnh khắc của các khu đô thị xưa, Góc Xưa xin gửi đến quý bạn đọc bộ sưu tập của nhiếp ảnh gia Dick Lee về hình ảnh của Sài Gòn – Biên Hòa năm 1965 vô cùng xinh đẹp, sôi động, đa màu sắc với nhịp sống sôi nổi cùng những con người đôn hậu và hiền hoà.

Cô bé bán mía ghim tại Bến Bạch Đằng

Hai chiếc dương vận hạm LST-848 và LST-566 trên sông Sài Gòn, cập bến Bạch Đằng

Sông Sài Gon

Thuyền chở khách sang sông Sài Gòn – phía xa là dãy nhà lá ven sông

Công trường Mê Linh là một vòng xoay giao thông, nằm kế công viên Bến Bạch Đằng và sông Sài Gòn. Đây là giao điểm của sáu con đường, ban đầu nhà cầm quyền thuộc địa dựng một tháp nhọn dạng hình chóp để vinh danh ông Navaillé. Đến năm 1878 đặt thêm bức tượng Thủy sư đề đốc Pháp Charles Rigault de Genouilly. Đầu thập niên 1890, tháp vinh danh Navaillé được thay bằng tháp vinh danh Ernest Doudart de Lagrée. Giai đoạn 1891-1923, công trường là trạm đường sắt đô thị chạy hơi nước, sau đó ngừng hoạt động và rồi trở thành trạm xe điện trong giai đoạn 1948-1954. Đến năm 1955, chính quyền gỡ bỏ bức tượng Genouilly và đổi tên nơi này thành Công trường Mê Linh.

Năm 1962, người ta cho xây dựng một hồ nước ở khu vực này và dựng lên bức tượng Hai Bà Trưng. Nhưng dân chúng lại cho rằng tượng được lấy nguyên mẫu là mẹ con bà Trần Lệ Xuân và Ngô Đình Lệ Thủy nên khi xảy ra cuộc đảo chính năm 1963, đám đông đã giật đổ tượng này. Đến năm 1967 dưới thời Đệ nhị Cộng hòa thì bức tượng Trần Hưng Đạo được dựng lên ngay vị trí đó. Có một thời gian khu vực này do hải quân quản lý nên còn được gọi là Công trường Bạch Đằng.

Công viên Đống Đa trước Tòa Đô Chánh Sài Gòn, ở đại lộ Nguyễn Huệ

Đoạn đường trước hình là đường Lê Thánh Tôn, hướng chụp từ Tòa Đô Chánh Sài Gòn nhìn ra sông Sài Gòn và Bến Bạch Đằng

Chợ Bà Chiểu tọa lạc tại trung tâm quận Bình Thạnh (thuộc vùng đất Gia Định xưa) – Chợ được xây dựng từ năm 1942 bởi ông Trần Văn Chơi (biệt danh là ông Tư Chơi) nhà ông Trần Văn Chơi hiện nay là ban quản lý chợ Bà Chiểu, nhà ông Trần Văn Chơi giáp ranh với nhà ông Đốc Phủ Sứ Trần Quang Nhã (tỉnh trưởng Gia Định).

Chợ Bà Chiểu là một trong những khu chợ lâu đời của Sài Gòn – Gia Định xưa, sơ khai là chợ Xổm, sau này trở thành chợ trung tâm tỉnh Gia Định. Nhà văn Sơn Nam từng lý giải về cái tên chợ Bà Chiểu rằng Bà Chiểu chính là tên một vùng đất xuất hiện từ thời vưa Tự Đức – Chiểu có nghĩa là “ao nước thiên nhiên”, “bà Chiểu” có nghĩa là “nữ thần được thờ bên ao nước thiên nhiên”.

Bệnh viện Dã chiến III của Quân đội Mỹ, nằm gần sân bay Tân Sơn Nhất

Hang đá nhà thờ Thủ Đức

Hang đá được đặt bên trong khuôn viên của nhà thờ Thủ Đức

Hãng xăng dầu Esso

Cây xăng “tự động” của hãng SHELL – Logo đầu tiên vào năm 1901 là một vỏ hến, nhưng vào năm 1904, ý tưởng vỏ sò màu vàng viền đỏ đã được đưa ra làm hình ảnh đại diện trực quan cho công ty và tên thương hiệu.

Khu vực Biên Hòa – đây vốn là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, là cửa ngõ quan trọng của vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền VNCH đã tiến hành tách đất của tỉnh Biên Hòa để lập thêm 2 tỉnh Long Khánh và Phước Long. Sau đó, các làng thì đổi thành xã, tỉnh lụy Biên Hòa thuộc về xã Bình Trước – Châu Thành. Tận năm 1963 thì Châu Thành mới đổi tên thành Đức Tu, quận bao gồm 15 xã và quận lỵ đặt tại xã Tam Hiệp. Sau năm 1975, 3 tỉnh Biên Hòa – Long Khánh – Phước Tuy mới được hợp nhất thành tỉnh Đồng Nai và tỉnh lỵ đặt tại thị xã Biên Hòa.

Rạp Biên Hùng (sau này đổi tên thành rạp Nam Hà) ở Biên Hòa – Năm 2019 đã chính thức bị tháo dỡ để chuyển đổi mục đích sử dụng tại khu vực trung tâm đắc địa nhất thành phố này.

Đường Đoàn Thị Điểm, Sài Gòn – Trước đó, đường có tên là đường Chu Mạnh Trinh

Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ tại Việt Nam (Naval Forces Vietnam Headquarters) ở đoạn ngã tư Đoàn Thị Điểm – Phan Đình Phùng – Bên trái hình là tòa nhà Naval Support Activity, Sài Gòn (NSA, Saigon) tọa lạc tại số 218 Phan Đình Phùng, ngay góc đường.

Đường Đoàn Thị Điểm

Đường Đoàn Thị Điểm – Chính giữa hình là tòa nhà Naval Support Activity, Sài Gòn (NSA, Saigon)

Đường Đoàn Thị Điểm – Nữ sinh áo dài trắng trong giờ tan trường

Đường Đoàn Thị Điểm – Tòa nhà Naval Support Activity, Saigon (NSA, Saigon)

Nữ sinh trong tà áo dài trắng trong giờ tan trường trên đường Đoàn Thị Điểm

Tòa nhà bên trái là Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ tại Việt Nam ở góc ngã tư Đoàn Thị Điểm – Phan Đình Phùng

Chiếc xe nước giải khát trên đường Đoàn Thị Điểm

Xe xích lô máy trên đường Đoàn Thị Điểm – trong hình là tòa nhà Naval Support Activity, Sài Gòn (NSA, Saigon)(tọa lạc tại số 218 đường Phan Đình Phùng, đoạn gần ngã tư Phan Đình Phùng – Đoàn Thị Điểm). Xe xích lô máy xuất hiện ở Sài Gòn vào những năm thập niên 1940 – 1950, do hãng Peugeot của Pháp chế tạo. Ban đầu chỉ có tác dụng chở hàng, sau này người Việt thiết kế lại có thể chở người. Đến năm 1975, do sự khan hiếm của xăng dầu cộng với sức cạnh tranh khốc liệt cùng xe lam nên xích lô máy dần biến mất trên những nẻo đường Sài Gòn.

Đường Đoàn Thị Điểm, cạnh ngã tư Đoàn Thị Điểm – Phan Đình Phùng. Tòa nhà trong hình là tòa Naval Support Activity, Sài Gòn (NSA, Saigon), tọa tại số 218 đường Phan Đình Phùng. Ở mép phải ảnh nhìn thấy một cửa sổ mái của tòa nhà Bộ Tư lệnh Hải Quân Mỹ tọa lạc tại góc Phan Đình Phùng – Đoàn Thị Điểm (sau năm 1975 là vị trí của khách sạn Hoàng Đế)

Biên Hòa – Cửa ngõ Bắc Trung quan trọng của Sài Gòn

Đường Trịnh Hoài Đức – Biên Hòa

Cậu nhóc học trò giờ tan học đang vẫy tay chào lính Mỹ trên chiếc xe jeep

Một góc chợ buôn bán phụ kiện thời trang nam ở Biên Hòa

Tiệm sửa đồng hồ ở góc chợ Biên Hòa

Những đứa trẻ vô tư cười trước ống kính

Biên Hòa năm 1965

Một góc chợ ở Biên Hòa

Hai cậu nhóc trong chợ

Vẫn là hai cậu nhóc trên nhưng góc chụp khác đi

Chợ nông sản ở Biên Hòa

Góc chợ Biên Hòa

Hình như là một cửa hàng bán vali ….?

Bên trong cửa hàng bán đồ, người phụ nữ trong hình chính là cô chủ của cửa hàng này

Các cô cậu nhóc tạo dáng tạo kiểu trước ống kính

Những đứa trẻ đang chơi đùa ở góc chợ

Cửa hàng bán đồ gia dụng trong khu chợ ở Biên Hòa

Một chiếc xe tang đang di chuyển trên đường

Cô bé chăn trâu – Ở thời nay, việc nhìn thấy những chú trâu cày lúa được thả đi ăn như này thì thật hiếm…

Này không biết nên gọi là con kênh hay là con sông?

Chuồng nuôi lớn của một gia đình nông thôn

Xã Bình Trước thuộc quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa

Tuyến xe đò từ Biên Hòa – Tam Hiệp – Sài Gòn

Chiếc xe lam trên đường phố Biên Hòa – Ngày xưa, ngoài xe xích lô và taxi thì xe lam chính là một trong những đặc trưng trong phương tiện giao thông công cộng miền Nam. Lộ trình của xe lam giăng kín như xe buýt sau này, nhưng điểm khác biệt duy nhất là xe lam không có trạm dừng cố định.

Xã Tam Hiệp – Biên Hòa

Mái nhà ngói nơi vùng ven Biên Hòa, trước nhà chính là máy xay xát lúa gia định

Trường tiểu học và ngôi chùa ở Biên Hòa

Xe lam lưu thông trên đường – Xe có thiết kế độc đáo, chi làm hai toa hẳn hoi, phần đầu là nơi ngồi lái của tài xế, phần sau là thùng xe để chở khách. Ngoài tác dụng chở người, xe lam còn chở hàng, người ta có thể chất hàng trên nóc thùng xe để di chuyển đi khắp nơi.

Những mái nhà là cạnh nhau ở vùng ngoại ô Biên Hòa

Viết một bình luận