Ngôi chùa Một Cột phải mất tới 20 năm để xây dựng giữa đất trời phương Nam

Nhắc đến chùa Một Cột chắc hẳn ai cũng từng ít nhất một lần nghe nói hoặc là biết đến ngôi chùa với lối kiến trúc đặc biệt, là địa điểm du lịch hấp dẫn tại thủ đô Hà Nội, tọa lạc ở phía sau phố Ông Ích Khiêm thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Vậy bạn có biết tại Sài Gòn cũng có chùa Một Cột hay không? Đó chính là ngôi chùa mang tên Nam Thiên Nhất Trụ tọa lạc ở quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là có lối kiến trúc tương tự như chùa Một Cột ở Hà Nội, là một đoán sen lớn mọc ra giữa hồ.

Hình ảnh chùa Một Cột ở Hà Nội chụp vào năm 1896

Tọa lạc ở số 100 đường Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Vào ngày 8 tháng 4 năm 1958, Chùa Nam Thiên Nhất Trụ được hòa thượng Thích Trí Dũng (quê Ninh Bình) và đệ tử tục danh Đỗ Thị Vinh trong chùa cùng nhau dựng nên chùa Một Cột ở Sài Gòn và đến năm 1977 thì hoàn tất. Tuy nói rằng chùa được khởi công vào năm 1958, thế nhưng bản vẽ của kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức quá độc đáo nên phải đến khoảng 20 năm sau đó chùa mới được hoàn thành vào năm 1977. Trải qua thời gian lâu năm cùng sự thay đổi của nhiều trụ trì, chùa cũng được tu sửa và kiến tạo trở nên bề thế hơn.

Chùa Nam Thiên Nhất Trụ nhìn từ bên ngoài
Chùa Một Cột tại Sài Gòn được kiến tạo khang trang qua năm tháng
Chùa Một Cột tại Sài Gòn nhìn từ trên cao

Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông. Để giải thích thêm về hệ phái này thì trong quá trình hình thành và phát triển, Ấn Độ Phật giáo đã phát triển Phật giáo ra các nước, trong đó có cả Việt Nam. Sự phát triển được chia thành hai hướng, hướng Bắc là Bắc Tông, mang tư tưởng của Đại thừa. Hướng Nam là Nam Tông mang tư tưởng Tiểu thừa. Cũng phải nói thêm, thật ra Đức Phật không hề có ý định chia hệ phái như vậy mà chỉ là do Tăng đoàn chia ra thôi.

Về phần chùa Một Cột ở Hà Nội, vào năm 1049 đời vua Lý Thái Tông. Trong một đêm say giấc, ông đã mơ thấy Đức Phật Quan Âm đang ẵm trên tay một đứa bé trai và xuất hiện ở hồ nước phía tây thành Thăng Long.Khi tỉnh giấc, ông kể lại giấc mơ kì lạ ấy cho các triều thần. Nghe vậy sư Thiền Tuệ nghĩ rằng đó là điềm báo may mắn nên đã gợi ý cho vua xây chùa ở giữa hồ ở phía Tây thành Thăng Long như đã thấy trong giấc mơ. Quả nhiên, không lâu sau đó, hoàng hậu đã hạ sinh cho vua Lý Thái Tông một vị hoàng tử.

Để thể hiện lòng tôn kính của mình đối với “đóa sen lớn giữa hồ”, hòa thượng Thích Trí Dũng cũng đã xây dựng ngôi chùa Một Cột. Nếu như chùa Một Cột ở Hà Nội được xây bằng gỗ lim thượng hạng thì tại Sài Gòn, chùa được xây bằng bê tông cốt thép để tạo sự chắc chắn lâu dài. Còn về rui kèo, mái ngói, những hoa văn, cách bài trí thì giống như chùa ở Hà Nội, chỉ khác là mái lợp ở chùa Nam Thiên Nhất Trụ có phần thấp và nhỏ hơn so với chùa Một Cột.

Chùa Một Cột ở Sài Gòn được xây bằng bê tông cốt thép để tạo sự chắc chắn lâu dài

Cột chùa Nam Thiên Nhất Trụ cao khoảng 12m, nằm ở giữa hồ Long Nhãn. Diện tích của hồ nằm ở khoảng 600m2, những hoa sen hồng vươn lên khỏi mặt nước được trồng xung quanh hồ, đồng thời những chú cá chép bơi lội vẫy đuôi nhẹ nhàng trong nước dưới sự yên tĩnh của chùa thể hiện cho sự thanh tịnh của chùa. Những ai đến tham qua chùa đều sẽ thấy nhẹ nhõm và bình yên bởi vì được ở trong một không gian yên tĩnh và ngắm nhìn những hoa sen màu hồng phấn với hương thơm thoang thoảng. Với cách xây và bài trí tương tự như ngôi chùa ở Hà Nội cùng với nhiều tượng phật trong chùa nên Nam Thiên Nhất Trụ vẫn là địa điểm thu hút du khách đến khách tham quan và chiêm ngưỡng.

Phải nói rằng hòa thượng Thích Trí Dũng đã rất tâm huyết với ngôi chùa này khi những chi tiết nhỏ nhặt nhất như họa tiết rồng phượng đều được ông xây dựng dường như là giống hệt với chùa Một Cột ở đất trời phương Bắc.

Mái chùa với họa tiết rồng phượng tương tự chùa Một Cột ở Hà Nội

Khuôn viên của chùa rộng khoảng 1 ha và trưng bày nhiều tượng Phật độc đáo. Cụ thể là chùa Một Cột đặt ở giữa hồ. Chánh điện sẽ được bày tượng Phật lần lượt là Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ tát Di Lặc, Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát,… Sau chánh điện là nhà lưu niệm Hòa thượng Thích Trí Dũng, bảo tháp Nam Thiên. Trong chùa còn có một bức tượng Đức Địa Tạng Bồ Tát. Điểm đặc biệt của bức tượng này là toàn bộ được đúc bằng kim loại quý nặng 61kg. Đi xung quanh chùa bạn còn có thể thấy được tượng Phật Thích Ca ngồi thiền,… Tất cả đều được các tăng ni trong chùa gìn giữ và chăm sóc kĩ lưỡng. Bên cạnh đó, khi vào khuôn viên của chùa, bạn sẽ cảm nhận được một sự tươi mát ở đây vì khắp nơi đều là những cây cổ thụ lâu năm với tán lá rộng, che khắp cả sân, chỉ để lại những tia nắng nhấp nháy trên sân chùa.

Địa Tạng Vương Bồ Tát
Tượng Phật Di Lặc
Tượng Đức Phật Thích Ca
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát
Nhà lưu niệm Hòa thượng Thích Trí Dũng
Nhà thờ bên trong chùa Một Cột
Phía sau chùa một cột là các công trình khác của Nam Thiên Nhất Trụ như chánh điện, nhà Tú Ân, giảng đường, nhà lưu niệm,…
Trần mái chùa Một Cột

Vườn cây bên trong chùa
Hồ sen bên trong chùa
Phía sau chùa là khu chánh điện với dòng chữ “Nam thiên nhất trụ tự”

Tóm lại, chùa Một Cột ở Sài Gòn được xem là một kiến trúc mang ý nghĩa đặc biệt đối mọi người. Bởi vì khi vào đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng lối kiến trúc cũng như hiểu rõ về nét đặc biệt của chùa Một Cột ở thủ đô Hà Nội. Khi đến đây bạn sẽ cảm thấy tâm hồn thanh thản nhẹ nhàng, những bực dọc lo âu ở ngoài kia sẽ hoàn toàn được trút bỏ khi bạn bước vào chùa Nam Thiên Nhất Trụ và thả hồn theo tiếng chuông mõ ngân vang.

Viết một bình luận