Ngắm nhìn vườn thượng uyển Sài Gòn xưa – Tao Đàn và con đường mang đầy dấu ấn – Trương Công Định (Phần cuối)

Phần tiếp theo của bộ sưu tập ảnh đường Trương Công Định và Vườn Tao Đàn – Vườn thượng uyển của Sài Gòn xưa!

Đường từ đường Nguyễn Du đến Trần Quý Cáp (sau năm 1975 đổi tên thành đường Võ Văn Tần) có công viên Tao Đàn với hàng cây xanh cao vút. Nơi đây còn được mệnh danh là “Vườn thượng uyển Sài Gòn” xưa, bởi khuôn viên rộng lớn cùng với những dấu tích lịch sử xuyên thế kỷ. 

Đoạn đường Trương Công Định chạy giữa vườn Tao Đàn

Đường Trương Công Định, đoạn chạy giữa vườn Tao Đàn – Tòa chung cư màu trắng bên phải hình là khu cư xá Meyerkord BOQ nằm ở góc đường Trương Công Định – Nguyễn Du.

Đường Trương Công Định năm 1966 – Hình ảnh vườn Tao Đàn vẫn còn khá đơn sơ với những khu đất trống

Thiếu nữ trong tà áo dài trắng và chiếc nón lá thanh lịch, duyên dáng chạy chiếc xe đạp trên đường Trương Công Định

Cổng vườn Tao Đàn năm 1966 – Khu vườn được bao bọc bởi 4 con đường: Miss Clavell – Chasseloup Laubat – Verdun – Taberd, sau này được đổi tên thành Huyền Trân Công Chúa – Hồng Thập Tự – Lê Văn Duyệt – Nguyễn Du.

Cư xá Meyerkord BOQ ngay góc đường Trương Công Định – Nguyễn Du. Ảnh chụp năm 1966 bởi John Girardeau

Khách sạn Mai Loan ngay vị trí góc đường Trương Công Định – Nguyễn An Ninh. Ảnh này được tác giả Lloyd đứng ở vách tường ga Sài Gòn trên đường Lê Lai chụp lại

Vườn Tao Đàn năm 1966 – Sau năm 1975, nơi đây còn được tận dụng để mởi ra những buổi trưng bày triển lãm hoa xuân mỗi dịp trước Tết Nguyên Đán.

Hội Kỵ Mã trong vườn Tao Đàn – Bức ảnh được chụp bởi Douglas Ross

Vườn Tao Đàn năm 1966, vẫn còn khá trống trải chứ không nhiều cây xanh như bây giờ!

Sự hồn nhiên của những đứa trẻ khi vui chơi trong công viên Tao Đàn

Hai em Hướng đạo sinh Sài Gòn đứng chụp ảnh trong khuôn viên của vườn Tao Đàn

Vườn Tao Đàn, sau năm 1975 được đổi thành “Công viên Văn hoá Tao Đàn” và xây dựng thêm khu vui chơi dành riêng cho trẻ em.

Ðền thờ nữ thần Maryamanne của Ấn giáo, nằm trên đường Trương Công Định – Ngày nào cũng có khách đến chiêm bái tại ngôi đền này mà dân gian gọi là “chùa Bà Ðen”. Riêng ngày thứ sáu thì đền có đông khách nhất.

Khách sạn Mai Loan ở góc đường Trương Công Định – Nguyễn An Ninh, đối diện với rạp cinéma Long Thuận

Khách sạn Meyerkord (hay còn gọi là cư xá Meyerkord BOQ) nằm ở góc đường Trương Công Định – Nguyễn Du, Sài Gòn. Khách sạn này thường được dành cho R&R quân sự ở Sài Gòn – Ảnh được chụp vào tháng 3 năm 1966, trong bộ sưu tập của Frank Harris từ Phòng Lịch sử Thủy quân Lục chiến.

Cận cảnh khách sạn Mai Loan năm 1967, góc đường Trương Công Định – Nguyễn An Ninh

Vườn Tao Đàn góc ngã tư Nguyễn Du – Trương Công Định, cổng phía đường Nguyễn Du

Cư xá sĩ quan độc thân của Mỹ – Meyerkord BOQ tọa tại số 113 đường Nguyễn Du, ngay góc đường Trương Công Định – Nguyễn Du. Trong hình là mặt tiền phía đường Trương Công Định (nay là đường Trương Định)

Đường Trương Định chạy giữa công viên Tao Đàn, chia công viên làm hai phần. Ảnh chụp năm 1967 bởi Bill Mullin

Đường Trương ng Đinh qua ng viên Tao Đàn

Đường Nguyễn Du, cổng Vườn Tao Đàn – Bên trái là hình ảnh của một ngôi đền khuất sau hàng cây trong khuôn viên của vườn Tao Đàn

Đường Trương Công Định nhìn từ cư xá Meyerkord Hotel góc đường Nguyễn Du – Trương Công Định

Chùa Ấn Giáo nằm trên đường Trương ng Định (nay là đường Trương Định, Quận 1) – Ảnh chụp giai đoạn 1967 – 1969 bởi nhiếp ảnh gia Dave Teer.

Tết Trung Thu năm 1969 được tổ chức trong khuôn viên của Vườn Tao Đàn (sau này đổi thành Công viên Văn hóa Tao Đàn) – Hàng đầu tiên là những người trong bộ máy chính trị, theo thứ tự từ trái sang: Chủ tịch Hạ Nghị viện Nguyễn Bá Lương, vợ chồng Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, vợ chồng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Thượng viện – Thượng Nghị sĩ Nguyễn Văn Huyền, vợ chồng Thủ tướng Trần Thiện Khiêm.

Kỹ năng tự vệ – Hai thiếu niên biểu diển Vovinam, môn võ tự vệ tay không của Việt Nam, trước Tổng thống và Phó Tổng thống Nam Việt Nam trong buổi lễ mừng Tết Trung Thu tại Công viên Tao Đàn ngày 26/9/1969.

Một đoàn múa lân đang đi qua khán đài trong buổi liên hoan mừng tết Trung Thu của thiếu nhi tại Sài Gòn ngày 26/9/1969. Trên khán đài các nhà chức trách đang theo dõi đoàn diễn hành của các thiếu nhi.

Chủ đề hiện đại – Các Hướng đạo sinh Sài Gòn này đã dùng những mô hình phi thuyền và máy bay phản lực để thể hiện nhận thức của mình về thời đại. Hơn 5.000 trẻ em đã họp mặt tại Công viên Tao Đàn ngày 26/9/1969 để mừng tết trung Thu.

Phát quà Trung Thu – Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đang tiến hành phát tặng quà cho một số em trong khoảng 5.000 thiếu niên tham dự buổi liên hoan mừng Tết Trung Thu tại Công viên Tao Đàn ngày 26/9/1969.

Xe bánh cuốn góc Trương Công Định – Gia Long (nay là góc Trương Định – Lý Tự Trọng), nơi đường Trương Công Định hơi bị bẻ gẫy góc về bên trái. Xa phía trước là cổng Vườn Tao Đàn tại ngã tư Trương Công Định – Nguyễn Du.

Những người công nhân đang ngồi trước cửa đền Ấn Giáo đường Trương Công Định – Ảnh được chụp bởi Artzkat vào năm 1970.

Đường Trương Công Định năm 1970, đoạn ngã tư Trương Công Định – Lê Thánh Tôn, nhìn từ sân thượng của chùa Ấn Độ.

Đường Trương Công Định – Trước năm 1975, đây là đường Trương Công Định, chạy xuyên qua giữa Công viên Tao Đàn nối từ Lê Lai đến Hồng Thập Tự. Đi thẳng tiếp qua khỏi Hồng Thập Tự (sau này  đổi tên thành đường Nguyễn Thị Minh Khai) là đường Đoàn Thị Điểm chạy tới đường Kỳ Đồng (gần chỗ nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế).

Vườn Tao Đàn năm 1970

Hội chợ Đồng Tâm được tổ chức tại Vườn Tao Đàn nhằm mục đích xây cất Bệnh viện Vì Dân – Cổng này là ngay chỗ cổng vườn Tao Đàn, trên đường Hồng Thập Tự (sau năm 1975 thì đổi thành đường Nguyễn Thị Minh Khai)

 

Cổng Vườn Tao Đàn phía đường Hồng Thập Tự, ảnh chụp giai đoạn 1970 – 1971 bởi John Aires

Đường Trương Công Định giữa vườn Tao Đàn năm 1970

Hội chợ tổ chức trong khuôn viên của công viên Tao Đàn năm 1970

Cổng vườn Tao Đàn phía đường Nguyễn Du, đoạn ngã tư đường Nguyễn Du – Trương Công Định, được chụp bởi Alan Romanczuk

Bên trong Đền thờ Ấn Độ giáo trên đường Trương Công Định – Ảnh chụp năm 1971

Chùa Ấn Giáo năm 1972 – Trên địa bàn Quận 1 có đến ba đền thờ Ấn Giáo: một ở đường Trương Công Ðịnh (sau này là đường Trương Định), một ở Công Lý (sau này đổi thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) và một ở đường Tôn Thất Thiệp.

Một trong những hình ảnh thần được thiết kế phía trên cổng vào đền thờ Ấn giáo – Ảnh chụp năm 1972 bởi Kemper14

Đền thờ Ấn giáo trên đường Trương Công Định – Ở ngoài cửa đền, hôm nào cũng có rất đông khách ra vào tấp nập. Bên cạnh đó là những người bán nhang, nến thơm, hoa… phục vụ suốt ngày.

Viết một bình luận