Ngắm nhìn trang phục thiện chiến của quân lính thời Tây Sơn – Đánh đâu thắng đó

Nhà Tây Sơn (chữ Nôm: 家西山, chữ Hán: 西山朝 / Tây Sơn triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung hưng (1533–1789). Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại tại Việt Nam thì “nhà Tây Sơn” được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra, “Tây Sơn” cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn.

Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, người anh cả, lên ngôi năm 1778. Tới năm 1788, Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho em là Nguyễn Huệ, chính là Quang Trung hoàng đế.

Quang Trung Hoàng Đế

Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc –Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ (1428–1527) bị sụp đổ, đồng thời triều đại này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân Xiêm La và quân nhà Thanh) bằng những chiến dịch quân sự thần tốc. Tuy nhiên, năm 1792, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ, người kế vị là Quang Toản còn quá nhỏ (9 tuổi) đã khiến nhà Tây Sơn không có lãnh đạo đủ năng lực, ưu thế dần chuyển sang Nguyễn Ánh, một hậu duệ của dòng họ Chúa Nguyễn nắm quyền trên đất Đàng Trong trước kia.

Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập nhà Nguyễn. Đối với nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản loạn do họ đã đánh đổ thế lực của chúa Nguyễn. Chính vì thế, nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những di tích liên quan tới nhà Tây Sơn, nhưng những người mến mộ vẫn ghi nhớ các chiến tích và công lao của nhà Tây Sơn, nhiều nơi đã lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này. Ngày nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước.

Trang bị cơ bản cho lính Tây Sơn ở Bắc Hà

Trang bị cơ bản cho lính Tây Sơn ở Bắc Hà. Ở thời kì này hỏa khí phát triển nên các trọng giáp đã không còn phát huy hiệu quả nữa, nhờ vậy mà trang phục bắt đầu gọn nhẹ hơn.

Theo chuyện kể, súng của Đại Việt bắn xuyên 3 lần giáp! Chiếc nón rộng vành rất giống nón thời Nguyên – Mông vì nó phù hợp với địa thế Việt (che nắng, che mưa, chống chém tốt,…)

Cảm tử quân nhà Tây Sơn

Cảm tử quân nhà Tây Sơn: Là đơn vị quân đi tuyến đầu mở đường cho quân chủ lực. Nhiệm vụ chủ yếu là che chắn cho quân phía sau, lấp hào, làm thang trèo lên bờ thành.
Do tính chất nhiệm vụ và khả năng hy sinh cao nên trang bị gọn nhẹ, đầu quấn khăn đỏ, tay mang đoản đao, cầm miếng ván to bện rơm ướt. Miếng ván này được thiết kế che tên, chống cháy, các thanh chắn ngang phía trong dùng để cầm và làm bậc thang, lấp hào chông,…

Ảnh: GROUP M&B  và  (Sói Trắng) Đại Việt Cổ Phong

Viết một bình luận