Một thời Sài Gòn lưu giữ vẻ đẹp còn mãi theo năm tháng – Phần 3

Sài Gòn của những ngày xưa cũng nhộn nhịp không kém so với phố xá bây giờ. Trên khắp các nẻo đường, lúc nào cũng ngập tràn những chiếc xe Mobylette, Velosolex, Vespa….đều là thương hiệu nổi tiếng thời bấy giờ. Tất cả tạo nên Sài Gòn vừa cổ điển vừa hiện đại, khiến người ta nhớ mãi chẳng quên.

Thêm vào đó là hình ảnh của người phụ nữ Sài Gòn trong tà áo dài thướt tha – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, được chị em thời bấy giờ yêu thích. Bên cạnh đó, phụ nữ Sài Gòn cũng sành điệu và hiện đại không kém với những trang phục hợp mốt, thời thượng. 

Dinh Thống đốc Nam Kỳ năm 1929, sau này là Dinh Gia Long. Hiện nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh .

Nha Thuế Quan nằm ở góc đại lộ de la Somme (Hàm Nghi) và đại lộ Charner (Nguyễn Huệ)

Bưu điện Chợ Lớn – Bưu điện đầu tiên của Chợ Lớn, nằm tại góc Hồng Bàng – Châu Văn Liêm ngày nay. Chỗ hai cây barie chính là nhà ga xe lửa Saigon – Mỹ Tho. Xe ngựa đang đi trên đường Thuận Kiều. Sau khi Chợ mới Bình Tây xây xong năm 1930 thì Bưu điện Chợ Lớn dời vào chỗ Chợ cũ, tòa nhà trong hình này sau đó có sửa chữa, cơi thêm tầng và dùng làm Ty Thuế vụ Quận 6, Quận 7 và Quận 8

Dòng Chúa Hài Đồng, sau này là Dòng Thánh Phao Lô, công trình do Nguyễn Trường Tộ thiết kế và trông coi xây dựng.

Cầu Mồng nhìn từ cầu quay Khánh Hội

Bến tàu đường sông, phía trước khách sạn Majestic

Cầu Ông Lãnh, trong hình là chân cầu xuống đường Bến Vân Đồn bên Khánh Hội

Mái ngói lớn phía trước là tại góc đường Nguyễn Du – Tự Do, nơi ngày nay là cao ốc Metropolitan Building, Ngã tư kế tiếp là Tự Do – Gia Long (Đồng Khởi – Lý Tự Trọng), với mái tòa nhà Dinh thượng thơ Nội Vụ (Bộ Kinh Tế trước năm 1975)

Nhìn từ trên không của Sài Gòn thuộc Pháp năm 1929 – Doanh trại RIC số 11 (Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa), được xây dựng trên địa điểm của Thành cổ Sài Gòn

Doanh trại Trung đoàn 11 Bộ binh Thuộc địa, trước năm 1963 là Thành Cộng Hòa. Ngày nay, đây là khu vực tương ứng với diện tích gồm Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Dược Đại học Y Dược, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II và Đài Truyền hình Thành phố.

Tòa nhà là công trình xây từ năm 1881 đến 1885 thì hoàn tất do Foulhoux và Bourard thiết kế, gọi là Tòa đại hình Sài Gòn nằm trên đường Mac Mahon (dưới thời VNCH là đường Công Lý, sau năm 1975 thì đổi thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa).

Chiếc xe được chất đầy mía

Bán bưởi trên Xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa (sau này là Xa lộ Hà Nội), gần đầu đường vào Nghĩa trang Quân Đội VNCH.

Xe bán đồ ăn vặt: món khô mực….

Chợ hoa Tết Nguyễn Huệ năm 1964

Hai mẹ con đang dạo quanh chân đồi đồng hồ trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn năm 1964

Những đứa trẻ đang tụ tập bắt cá tại hồ nước dưới chân tượng đài Hai Bà Trưng

Chùa Linh Quang ngay góc đường Minh Phụng – Ba Tháng Hai ngày nay

Brinks Hotel bị đánh bom chiều trước ngày lễ Noel (24-12-1964). Nơi này bây giờ là khách sạn 5 sao “Park Hyatt Saigon” – 1 trong những khách sạn tốt nhất ở Việt Nam.

Ga xe lửa năm 1964 – 1965. Từ đường Lê Lai nhìn về phía đường Trần Hưng Đạo. Ở góc trên trái nhìn thấy một chút mặt đứng của tòa nhà Hỏa Xa Đông Dương phía sau các mái nhà tôn.

Quảng trường Quách Thị Trang, phía trước chợ Bến Thành

Sở Hỏa xa hay còn gọi là Công ty Hỏa xa Đông Dương

Con đường phía bên hông khu Thương xá EDEN (bên trái) và công viên Đống Đa (bên phải) năm 1965

Ở góc này có 2 thang máy lên chung cư Eden (riêng một cái để vận chuyển hàng hóa vật dụng sinh hoạt gia đình to có thể đem 1 chiếc xe hơi vào được) nhưng sau năm 1975 bị hư hỏng hoàn toàn không sử dụng được.

Những gánh hàng rong được bày bán đầy trên vỉa hè thành phố

Công trường Lam Sơn, vị trí bồn phun nước ở bùng binh Bồn Kèn, nhìn về phía công viên và Nhà hát Thành phố

Vòng xoay Lê Lợi – Nguyễn Huệ, tòa nhà chính giữa hình là thư viện Abraham Lincoln, cạnh rạp Rex

Cảng Sài Gòn, đoạn gần với Bến Nhà Rồng

Phía trước vỉa hè của Metropole BEQ nằm trên đường Trần Hưng Đạo

Rạp chiếu phim REX nằm trên đường Nguyễn Huệ

Mọi người đang đứng ở vườn hoa trước Nhà thờ Đức Bà

Phía trước Nhà thờ Đức Bà, đoạn Công trường Công xã Paris

Xe bán dừa ở Sài Gòn – Trong cái nắng nóng cảu Sài Gòn mà uống một trái dừa mát lạnh thì còn gì bằng…!

Hội Thánh Báp – Tít Ân Điển năm 1965 nằm trên đường Công Lý (sau này là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa)

Giao thông trên đường Nguyễn Huệ

Không ảnh nhìn về hướng sông Sài Gòn, cái chóp nhọn trong hình là đỉnh tháp của khách sạn Grand Sài Gòn hay còn có tên khác là Saigon Palace, nằm ngay tại góc Tự Do – Ngô Đức Kế

Thông báo kết quả bầu cử được đặt ở vị trí của bồn phun nước trước đó hay còn gọi là Bùng binh Bồn Kèn (vòng xoay Lê Lợi – Nguyễn Huệ)

Góc chụp xa của vòng xoay phía trên

Tòa đại sứ quán Mỹ cũ ở đường Hàm Nghi năm 1967, tòa nhà này đã bị bỏ trống bởi sau vụ nổ bom năm 1965 thì tòa đại sứ đã dời về vị trí mới ở Khu liên hợp Norodom số 4 (ngay góc đường Thống Nhất – Mạc Đĩnh Chi). Con đường ở giữa hai tòa nhà là đường Võ Di Nguy, đi thêm về phía trước là tới Bến Chương Dương ngay đầu cầu Khánh Hội (đường Võ Di Nguy nay là đường Hồ Tùng Mậu, thời Pháp là Rue d’Adran).

Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh năm 1967 – Đây là một trong những nhà hàng có quy mô lớn nhất Sài Gòn trước năm 1975.

Phụ nữ Việt Nam mặc áo dài truyền thống đi dạo ở bến Bạch Đằng

Đường Tự Do năm 1967, bên phải hình là khách sạn Continental

Ngã tư Pasteur – Gia Long, phía xa là ngã tư Pasteur – Lê Thánh Tôn, bên trái của hình là khu vực Bộ Quốc Phòng (địa chỉ số 63 đườngGia Long, nằm ngay góc Gia Long – Pasteur).

Bức không ảnh xa hơn giao lộ Hồng Bàng – Tổng Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm) năm 1968

Đây là Bức Tượng Chiến Sỹ Vô Danh (nằm trên đường Tổng đốc Phương – Thuận Kiều). Tại đây còn một Depot ga Hỏa Xa đi ra Ga Sài Gòn tiếp tục đến đưa Công Nhân đến Căn cứ Long Bình.

Giao lộ Hồng Bàng – Tổng Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm), bức tượng được đặt ở vòng xoay là tượng đài Chiến sĩ Vô Danh

Nhìn từ chốt bảo vệ phía trước, Canberra BEQ năm 1968

Ngã bảy Lý Thái Tổ năm 1969 – Một cách chính xác thì đây chỉ là ngã sáu giao lộ của các con đường: Lý Thái Tổ, Lê Hồng Phong, Điện Biên Phủ và Ngô Gia Tự, nhưng vì đầu đường Bà Hạt cũng nằm ở gần vòng xoay này, nên người ta quen gọi là Ngã bảy hơn là Ngã Sáu, và trên bản đồ TP. HCM ngày nay nơi đây cũng được gọi là Ngã Bảy.

Viết một bình luận