Một thời Sài Gòn lưu giữ vẻ đẹp còn mãi theo năm tháng – Phần 2

Trải qua những thăng trầm trong lịch sử, mỗi công trình kiến trúc của Sài Gòn xưa đều mang trong mình một câu chuyện riêng, hàm chứa những ý nghĩa tồn tại riêng. Qua mỗi bức hình, ắt hẳn trong mỗi chúng ta ít nhiều cũng gợi lên nhiều suy tư và hoài niệm. 

Góc Xưa không chối bỏ hiện tại, cũng không đề cao quá khứ, chỉ đơn thuần là gửi đến quý bạn đọc những hình ảnh được lưu giữ và chọn lọc về một Sài Gòn của thời đã xa – để thấu hiểu và để yêu thêm mảnh đất đô thành hiện tại. 

Quang cảnh cơ quan Citroën tại Sài Gòn. Bên dưới tấm biển, trên tòa nhà có một dòng chữ: “Établissements Bainier d’Indochine”. Tòa nhà này nằm ở góc đại lộ Charner (Nguyễn Huệ) và Bonnard (Lê Lợi)

Tòa Pháp Đình Sài Gòn nằm trên đường Công Lý, trước đó là Tòa đại hình Sài Gòn được xây dựng năm từ năm 1881 đến 1885 thì hoàn tất.

Nhà thờ Đức Bà của những đầu thập niên 1940

Cảnh bình minh trên sông Sài Gòn nhìn từ khách sạn Majestic, bên phải ảnh là cột cờ Thủ Ngữ.

Bản đồ các vương quốc Miến Điện, Xiêm La, Campuchia và An Nam năm 1867

Người chụp đứng tại cầu Rạch Xóm Củi – Góc dưới bên phải của hình là bờ kè của rạch Xóm Củi, bên kia là Quai de Mytho (Bến Mỹ Tho), nơi có vách tường trắng là đầu đường Lương Nhữ Học sau này

Từ bên Xóm Củi Quận 8 nhìn về cầu Malabars

Ảnh chụp từ công viên ở Công trường Lam Sơn, nhìn về Nhà hát Thành phố trên đường Catinat

Ảnh thẻ xe Arc-en-Ciel Đại lộ Jaccero ở Chợ Lớn

Tuyến đường sắt Sài Gòn – Chợ Lớn chạy qua cột cờ Thủ Ngữ, năm 1905

Hình chụp từ Cột Cờ Thủ Ngữ nhìn ra sông Sài Gòn

Con kênh phía sau cây cầu này về sau bị lấp đi để làm đuờng Vạn Kiếp thẳng phía trước Cầu Chà Và.

Kinh tại vị trí đường Vạn Kiếp ngày nay – Dãy nhà nhìn thấy nơi đầu con kinh là trên đường Hải Thượng Lãn Ông ngày nay.

Hình ảnh trước diện của con kinh, sau này, khi Kinh được lấp lại chính là con đường Vạn Kiếp ngày nay

Kinh tại vị trí đường Vạn Kiếp ngày nay

Cầu Đường tại vị trí vòng xoay trước Bưu điện Chợ Lớn

Trong bức ảnh chụp Chợ trung tâm của Chợ Lớn – Năm 1925 này Rạch Chợ Lớn còn đang được lấp chưa xong.

Một lò gốm ở Sài Gòn – Có lẽ tại vùng rạch Lò Gốm trong Chợ Lớn.

Cầu Malabars ở cuối đường Mạc Cửu, gần phía sau Chợ trung tâm (Chợ cũ) của Chợ Lớn, nối liền Chợ Lớn với bên Xóm Củi của Quận 8, cách cầu Chà Và sau này khoảng 50m. Đầu cầu bên Quận 8 nối vào đường Cần Giuộc.

Dãy nhà của Lực lượng bảo vệ dân sự nằm trên Đại lộ Norodom, chính là nửa bên trái của Thảo Cầm Viên ngày nay.

Đường Công Lý cạnh ngã tư Yên Đổ năm 1966, xích lô máy chở gà đi về hướng sân bay

Đường Công Lý (sau này là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) tại ngã tư Nguyển Đình Chiểu – Công Lý hồi còn lưu thông hai chiều với 2 làn đường dành cho xe thô sơ

Rạch Nhiêu Lộc, hình chụp từ cầu Công Lý năm 1966

Bãi tắm ngựa trong vũng nước cạnh đường vào sân bay Tân Sơn Nhất

Ngã tư Trần Hưng Đạo – Cộng Hòa (nay là Trần Hưng Đạo – Nguyễn Văn Cừ)

Người phụ nữ thanh lịch trong tà áo dài, chạy trên chiếc xe gắn máy năm 1966

Bãi đậu xe xích lô ở Nguyễn Huệ năm 1966

Đường Nguyễn Huệ, chụp hướng ra Bến Bạch Đằng và Sông Sài Gòn

Ngã tư Trương Minh Giảng – Yên Đổ, nhìn về hướng cầu Trương Minh Giảng

Chợ Cầu Muối trên đường Nguyễn Thái Học, phía xa là ga xe lửa

Đường Nguyễn Văn Thinh năm 1966, nay là Mạc Thị Bưởi – Đầu đường phía xa là đường Hai Bà Trưng. Góc bên trái chỗ khách sạn Palace hồi này còn là tiệm đàn Mỹ Tín của ông chủ vừa bán đàn vừa làm tài tử. Trong cuốn phim “Chân Trời Tím”, ông đóng vai ông họa sĩ già vẽ nàng Kim Vui nằm khỏa thân.

Đường Nguyễn Văn Thinh năm 1966, sau này đổi tên thành đường Mạc Thị Bưởi

Kiosk bán tranh trên đường Nguyễn Văn Thinh, gần góc đường Tự Do

Bùng binh Quách Thị Trang nhìn về phía Quốc Hội

Vũ trường Eve Club của ban Tam ca Ba Trái Táo trên đường Nguyễn Huệ

Chợ hoa Tết được tổ chức ở đại lộ Nguyễn Huệ dịp tết Bính Ngọ

Tượng đài An Dương Vương Thánh tổ Pháo binh được đặt ở công viên phía trước Hội trường Diên Hồng và cạnh rạch Bến Nghé

Đại lộ Chi Lăng năm 1967, phía trước Ty Bưu Điện Gia Định

Ty Bưu Điện Gia Định gần chợ Bà Chiểu, nằm trên đường Chi Lăng

Không ảnh đường Nguyễn Huệ, nhìn từ hướng sông Sài Gòn về Tòa Đô Chánh Sài Gòn năm 1967

Đêm Sài Gòn năm 1967 trên đường Tự Do, tòa nhà bên trái là Nhà hát Thành phố, chính diện là khách sạn Continental

Khung cảnh Công trường Lam Sơn nhìn từ ban công khách sạn Caravelle năm 1967 – Bên trái tấm hình này cho thấy một chi tiết thú vị về kiến trúc của phòng thông tin là vẫn còn cái mái của tòa nhà cũ từ thời Pháp. Tiếc cái mặt tiền xây mới thì lại xấu tệ.

Đường Nguyễn Huệ năm 1967 – Đi về hướng phía trái trong hình có ngã hẽm vào xóm người tàu Quảng Đông có quán cơm bình dân Bà Cả Đọi nằm sâu trong hẽm rồi bước lên gác hẹp, nói thêm là khu này người Tàu chuyên làm bàn ghế bằng mây…

Baptist Mission ở Sài Gòn năm 1968, nằm trên đường Huỳnh Mẫn Đạt – Thị Nghè

Bức ảnh nhìn từ trên không của Nhà máy xử lý nước Thủ Đức từ cửa sổ máy bay năm 1969

Triển lãm điêu khắc của quân đội trên Công viên Đống Đa nằm trên đường Nguyễn Huệ, phía trước Tòa Đô Chánh Sài Gòn

Khách sạn Continental năm 1969 – Trong những thập niên 1960-1970, chánh phủ Sài Gòn bắt các cơ sở thương mại phải dùng bảng hiệu tiếng Việt, vì thế khách sạn có tên là “Đại Lục Lữ Quán”.

Công viên phía trước Nhà hát Thành phố ở Công trường Lam Sơn năm 1969

Ba người lính đang ở trên đường Ngô Đức Kế, sau lưng họ là ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế và xa về phía trái là Công trường Mê Linh.

Đại lộ Nguyễn Huệ năm 1969 sau một trận mưa rào. Hàng me rậm lá ta thấy trong những tấm chụp từ thập niên 1950 trở về trước những năm này bắt đầu chết hàng loạt. Hàng me trong tấm này đều là cây chết, cành khô chặt chất đống bên đường.

Viết một bình luận