Một thời Sài Gòn lưu giữ vẻ đẹp còn mãi theo năm tháng – Phần 2

Sài Gòn xưa luôn hàm chứa những điều khiến giới trẻ tò mò và người dân Sài Gòn xưa hoài niệm. Sài Gòn vốn từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” với hình ảnh sầm uất của những tòa nhà mọc lên ngày càng nhiều, người người hối hả và tất bật vì kế sinh nhai. Thời gian dần trôi qua, Sài Gòn ngày một phát triển, đã có nhiều công trình xưa bị thay thế bởi những kiến trúc hiện đại, có những địa chỉ – hình ảnh đã bị lu mờ trong miền ký ức. Dù vậy, những hình ảnh độc đáo của các công trình kiến trúc lớn như Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, Nhà hát Thành phố,…vẫn được bảo tồn và giữ nguyên nét đẹp xưa.

Nhà May “Luong Tan” năm 1961 ngay góc ngã tư đường Tự Do – Nguyễn Văn Thinh, nay là ngã tư đường Đồng Khởi – Mạc Thị Bưởi

Ngã tư Tự Do – Nguyễn Văn Thinh

Giao thông trên đoạn ngã tư Tự Do – Nguyễn Văn Thinh năm 1961

Việt Nam Thông Tấn Xã trong buổi lễ bàn giao chức vụ giữa hai ông Nguyễn Thái và Trương Bửu Khánh

Quầy nước giải khát trên vỉa hè với dòng chữ khẳng định “nước đá vệ sinh”

Gánh hàng rong trên đường phố Sài Gòn

Lái xe xích lô đang có một giấc ngủ trưa vội

Góc ngã tư đường Tự Do – Nguyễn Văn Thinh năm 1962, sau này là đường Đồng Khởi – Mạc Thị Bưởi

“Máy bay” Hải quân Vận tải USNS Core (T-AKV-41), cập bến cảng Sài Gòn tháng 2 năm 1962

Vụ nổ bom nhà hàng Golden Palace năm 1963

Bộ Tổng Tham Mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa trên đường Võ Tánh, Phú Nhuận. Bây giờ là Quân Khu 7 trên đường Hoàng Văn Thụ.

Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh năm 1963 – Đây chính là nhà hàng nổi tiếng nhất Sài Gòn trước năm 1975. Nhà hàng này thường neo đậu bên bờ sông Sài Gòn tại bến Bạch Đằng, bên cạnh cột cờ Thủ Ngữ tại khu vực trung tâm của quận 1

Những chuyến xe lam quen thuộc trên đường phố Sài Gòn năm 1963 – Hồi đó, lộ trình của xe lam cũng giống như xe buýt bây giờ, nhưng khác là xe làm thì không có trạm dừng cố định, ai muốn xuống chỗ nào thì ‘hú” bác tài!

Sân bay Tân Sơn Nhất năm 1963

Blue Môn Bar trên đường Thái Lập Thành năm 1963, sau này đổi tên thành Thiên Nga – Căn nhà số 50 bên trái sau là trụ sở của cơ quan từ thiện CARITAS. Bên trái tấm hình có cái hẻm lớn dẫn vô nhà kho của Vietnam Airlines hãng máy bay con rồng.

Xích lô trên đường phố Sài Gòn – Xuất hiện từ những năm thập niên 1930, xích lô máy trở thành một biểu tượng riêng của Sài Gòn, thay thế cho những phu kéo xe.

Dãy ghế ngồi bên trong khách sạn Continental năm 1963

Vỉa hè phía trước khách sạn Continental khi về đêm

Khách sạn Caravelle SaiGon năm 1963 – Địa điểm nguyên thủy của Khách sạn Caravelle vào thời Pháp thuộc là quán Grand Cafe de la Terrasse, một trong những quán cà phê đầu tiên và nổi tiếng của Sài Gòn từ cuối thế kỷ XIX. Còn công trình như hiện nay bắt đầu xây năm 1957, được khai trương vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh năm 1959

Khách sạn REX năm 1963 – Đây là một khách sạn hạng sang nổi tiếng ở Sài Gòn. Được xây dựng năm 1927 cho doanh nhân người Pháp Bainier trong thời Pháp thuộc, ban đầu tòa nhà này một khu nhà để xe và nơi bán ô tô hai tầng.

Sông Sài Gòn năm 1963 – Là một phụ lưu của sông Đồng Nai. Sông bắt nguồn từ rạch Chàm nằm trong huyện Lộc Ninh (Bình Phước), chảy qua Bình Phước và Tây Ninh, qua hồ Dầu Tiếng, chảy tiếp qua Bình Dương rồi hợp với sông Đồng Nai đổ ra biển.

Dinh Độc Lập mới đang xây dựng năm 1963

Công viên Vạn Xuân góc Pasteur – Trần Quý Cáp năm 1964, sau này đổi tên thành Pasteur – Võ Văn Tần

Công viên trước Nhà hát Thành phố năm 1964 – Nhà hát này có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Tự Do. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm tham quan của thành phố.

Thương xá TAX ngay góc đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ, chỗ bùng binh Bồn Kèn. Thương xá TAX từng là một trung tâm thương mại lớn và lâu đời tại Thành phố, năm 2016, công trình này đã bị tháo dỡ.

Đường đi bộ phía trước công viên ở Công trường Lam Sơn, dãy nhà phía sau là Thương xá EDEN – Được xây dựng năm 1955, nhưng đến 2012 đã bị đập bỏ sau nhiều tranh cãi.

Bùng bình Bồn Kèn (vòng xoay Lê Lợi – Nguyễn Huệ), bên trái là Thương xá TAX – Công trình kiến trúc nguyên thủy được xây từ năm 1880 thời Pháp thuộc ở trung tâm Sài Gòn tại góc đại lộ Charner và đại lộ Bonnard, gần tòa thị chính (hôtel de ville). Năm 1914  Grands Magasins Charner de Saigon (viết tắt là SGMC) được xây dựng, mãi đến năm 1960 mới được chính thức sang tên là Thương xá TAX.

Tòa nhà trong hình là Thư viện Abraham Lincoln, cạnh rạp chiếu phim Rex

Kiosk Đống Đa năm 1964 ngay vị trí vòng xoay giao lộ Nguyễn Huệ – Nguyễn Văn Thinh (sau này là Nguyễn Huệ – Mạc Thị Bưởi)

Gánh trái cây trên đường Nguyễn Huệ

Xích lô máy trên đại lộ Nguyễn Huệ – Xuất hiện những năm thập niên 40, trở thành biểu tưởng đặc biệt của Sài Gòn những năm thập niên 1950. Nhưng từ sau năm 1975, do khan dầu khan hiếm nên từ đó xích lô máy hoàn toàn vắng bóng trên những nẻo đường Sài Gòn.

Bến Bạch Đằng và Cảng Sài Gòn khi nhìn từ trên cao.

Những đứa nhỏ trần như nhộng, vô tư tắm ở sông Sài Gòn

Sân golf mini

Lễ đài lễ Phật Đản trên Bến Bạch Đằng năm 1964, nằm ở cuối đường Nguyễn Huệ

Rạp Nguyễn Văn Hảo năm 1965 nằm trên đường Trần Hưng Đạo, ở gần góc đường Trần Hưng Đạo với Đề Thám

Trường Đại học Y Khoa – cơ sở đầu tiên tại Sài Gòn, tọa ở số 28 đường Trần Quý Cáp (nay là đường Võ Văn Tần), nơi hiện nay là Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Đường Bến Vân Đồn và cầu Calmette, đường dây điện lượn qua bên phải – chỗ đó là cầu Chông

Xe nước giải khát trên vỉa hè

Đường Phan Chu Trinh cửa Nam chợ Bến Thành

Phía trước chợ Bến Thành

Đường Trần Hưng Đạo năm 1966

Chợ tự phát được bày bán cho người dân quanh đấy

Một dãy phố ở Sài Gòn, trong hình là hình ảnh của chiếc taxi con cóc màu xanh và vàng kem thân thuộc một thời.

Quảng cáo Kem Hynos ở vòng xoay công trường Quách Thị Trang năm 1966

Đường phố Sài Gòn năm 1966 sau một trận mưa…vẫn đông đúc và nhộn nhịp với hình ảnh người xe tấp nập

Đường Phan Thanh Giản năm 1966, bên trái là Bệnh viện Saint Paul, nay là Bệnh viện Mắt đường Điện Biên Phủ. Hàng cây lớn bên trái hình sau này đã bị chặt bỏ để mở rộng đường.

Công viên Vạn Xuân góc Pasteur – Trần Quý Cáp (sau này là đường Pasteur – Võ Văn Tần) năm 1966

Dr Neill Baker tạo dáng chụp ảnh trong Ngày Quân lực Việt Nam Cộng hòa ngày 19-6-1966

Đường Thống Nhất năm 1966, hướng chụp nhìn về Dinh Độc Lập

 

Viết một bình luận