Một thời Sài Gòn – Bình Dương những năm 1964 – 1966 qua góc nhìn của Tom Langley – Phần cuối

Phần cuối cùng của chủ đề “Hoài nệm Sài Gòn – Bình Dương của những năm 1964 – 1966” với những bức ảnh màu đường phố, làng xóm, con người, cuộc sống,….

Bình Dương là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một xưa kia. Tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập tháng 12 năm 1899 từ Sở Tham biện Thủ Dầu Một, tách từ tỉnh Biên Hòa. Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể tỉnh Thủ Dầu Một để thành lập các tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long. Như vậy Bình Dương là một trong 22 tỉnh của Nam Phần được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thiết lập theo Sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956. Tỉnh lị là thị xã Phú Cường.

Năm 1959, cắt một phần đất, cùng với phần đất của các tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, Phước Long, để lập tỉnh Phước Thành. Tỉnh này tồn tại đến năm 1965 thì giải thể. Ngày 18 tháng 12 năm 1963, tách một phần quận Củ Chi về tỉnh Hậu Nghĩa mới thành lập. Phần còn lại của quận Củ Chi lập thành quận Phú Hòa, quận lị đặt tại Bến Cỏ, xã Phú Hòa Đông, sau dời về xã Tân Hòa. Sau năm 1975, quận Phú Hòa lại nhập với quận Củ Chi, tỉnh Hậu Nghĩa thành huyện Củ Chi thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1965, quận Phú Giáo của tỉnh Phước Thành vừa giải thể được nhập vào tỉnh Bình Dương.

Những chú bé thản nhiên ngồi trên một ngôi mồ mà chẳng hề e sợ

Một ngôi nhà gỗ được xây khá đẹp!
Cửa hàng Phương Trung bán đồ chơi các loại cho trẻ em ở Bình Dương
Thôn Lạc Quang, ấp Tân Sinh, Gia Đình của những năm 1965 – 1966

Gia Định buổi tan trường của những đứa trẻ
Một hang đá ở khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Xa lộ Biên Hòa – sau này là Xa lộ Hà Nội

Một ngôi nhà đang trong quá trình xây dựng sát với vị trí cầu sắt
Hai người nông dân đang tát nước bằng gầu – Trong ảnh là chiếc gầu dây.
Những được trẻ được giữ trong nhà, trước là hàng rào thép để hạn chế những đứa trẻ ra ngoài quậy phá

Nhớ làm sao hình ảnh chiếc ra-di-o nhỏ treo lủng lẳng trong xe, để người tài xế có thể theo dõi tin tức hoặc nghe hát gì đó
Những người công nhân đang làm việc

Họ đang sút đất vào những cái bao nhỏ nhỏ, những túi bao đất này dùng để xây nơi chống đạn cho lính canh
Cái lều nhỏ để những công nhân nghỉ trưa giữa giờ
Toàn cảnh khu căn cứ Phước Vĩnh, Bình Dương

Những góc chụp khác trong khu căn cứ

Những người nông dân đang làm việc ngoài đồng

Khu chợ cũ Bình Dương, quang cảnh khá trống do chợ đã tan, nên người dân tụ tập tại đây để hóng mát và trò chuyện

Bình Dương của những năm 1965 – 1966 cũng có những con đường khang trang với những cửa hàng buôn bán đa dạng mặt hàng
Những cô cậu học trò được chụp trong một phòng học làng
Nhà thờ Tin Lành ở Bình Dương
Một bên hông nhà dân

Bình Dương của những năm 1965 – 1966

Đắp bờ, hay còn gọi là bồi đất để con đường đồng nhỏ trở nên rộng hơn

Hai người phụ nữ trên xe Vélo Solex – Hình ảnh này luôn đem lại cho người xem những kỷ niệm khó quên, nhắc lại một khoảng thời gian dài đã qua
Tờ băng – rôn: “Long live Korean – Vietnamese friendship”, tạm dịch là “Mối quan hệ hữu nghị giữa Hàn Quốc – Việt Nam muôn năm”

Đường phố Sài Gòn đông đúc với những loại phương tiện khác nhau, những chiếc xe đang dừng đèn đỏ ở một góc ngã tư
Cầu Phan Thanh Giản, sau này là cầu Điện Biên Phủ, bắc qua kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè trên đường Điện Biên Phủ, nối quận 1 với quận Bình Thạnh
Cậu bé chăn bò ở vùng ngoại ô Sài Gòn
Cầu Hang, quốc lộ 1 (sau này là quốc lộ 1K, Biên Hòa)
Một cái miếu thờ nhỏ ở dọc đường quốc lộ 1

Viết một bình luận