Một số địa khu quân đội Mỹ năm 1964 của Đại úy Donald Pickett – Phần 1

Nếu được hỏi, ở Sài Gòn điều gì làm bạn nhớ nhất, mọi người sẽ trả lời thế nào? 

Riêng tôi lại nhớ đến những con đường đầy cây, dạo bước trên những con đường ấy cảm thấy lòng trở nên thanh mát, dịu dàng. Thật hy vọng, Sài Gòn của bây giờ vẫn còn được như ngày đó, vẫn còn những hàng cây xanh dọc ở hai lối đi, vẫn còn những bóng cây um tùm che bóng mát. 

Và nhớ cái ngoái đầu để kịp nhìn chiếc đồng hồ trước vòm mái còn nằm trên bệ gạch giữa hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà. Không hy vọng nó sẽ chạy đúng giờ đâu, chỉ hy vọng nó vẫn còn giữ được cái nét đẹp ngày cũ từ năm 1877. Xin đừng thay đổi, xin hãy giữ lại một chút gì đó của Sài Gòn quá khứ….

Tôi không dám chỉ trích sự phát triển của Sài Gòn hiện nay, chỉ dám nguyện cầu cho sự thay đổi ấy không làm mất đi quá nhiều dáng vẻ vốn có ban đầu của Sài Gòn ngày cũ. Vậy nên, tôi luôn kiếm tìm những hình ảnh trong quá khứ, để hoài niệm lại cái thời son sắt đã qua, để san sẻ cùng mọi người, cùng những con dân Sài Thành xưa….

Hãy cùng với Góc Xưa, ngắm nhìn lại những khoảnh khắc khó quên về cảnh sắc Sài Gòn của những năm 1964 nhờ vào bộ sưu tập hình ảnh của Đại úy Donald Pickett.

Bưu điện trung tâm Sài Gòn – được xây dựng bên cạnh nhà thờ Đức Bà, khoảng namư 1886 – 1891, kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây và cách bày trí phương Đông. Bên ngoài, phía trước tòa nhà trang trí theo từng ô hình chữ nhật, trên đó ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Trên các ô có đắp hình các nam nữ đội vòng nguyệt quế, trên vòng cung ngôi nhà có chiếc đồng hồ lớn. Vào phía bên trong, hai bên tường cao là hai bản đồ lịch sử mang tên: Saigon et ses environs (tạm dịch: Sài Gòn và những vùng phụ cận), 1892 và Lignes télégraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge (tạm dịch: Đường dây điện tín của miền Nam Việt Nam và Cambodia), 1936.

Dinh Gia Long nằm ở góc đường Gia Long – Công Lý (sau này đổi tên thành góc đường Lý Tự Trọng – Nam Kỳ Khởi Nghĩa)

Nhà thờ Đức Bà điểm lúc 2 giờ 30 chiều – Tên gọi ban đầu của nhà thờ là Nhà thờ Sài Gòn, tên gọi Nhà thờ Đức Bà bắt đầu được sử dụng từ năm 1959 bằng việc đặt Tượng Đức Bà Hòa Bình trước khuôn viên.

Bên hông nhà thờ Đức Bà – Đường Hàn Thuyên. Đối xứng phía bên kia nhà thờ là đường Nguyễn Hậu (nay là đường Nguyễn Văn Bình)

Tòa Đại sứ Anh góc Thống Nhất – Mạc Đĩnh Chi (sau này đổi tên thành đường Lê Duẩn – Mạc Đĩnh Chi), do kiến trúc sư Phạm Văn Thâng thiết kế.

Trụ sở Công ty SHELL Việt Nam góc đường Cường Để – Thống Nhất (sau này đổi tên thành đường Tôn Đức Thắng – Lê Duẩn).

Thành Cộng hòa dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm – Nơi trú đóng của Lữ đoàn Phòng vệ Phủ Tổng Thống.

Đường phố Sài Gòn

Dinh Độc Lập đang trong quá trình xây dựng – Hình được chụp từ đường Thống Nhất (sau năm 197 thì chính quyền đổi tên thành đường Lê Duẩn)

Đường Tự Do (sau năm 1975, chính quyền đổi tên thành đường Đồng Khởi), phía bên trái tòa nhà là ngã ba Tự Do – Nguyễn Thiệp. Nhà may Cát Thịnh, còn một nhà may Cát Phương cũng trên con đường này gần đối diện Grand Hotel, cả hai là anh em với nhau.

Đường Tự Do – Thời Đông Dương thuộc Pháp, đường này có tên là Rue Cartinat, thời Việt Nam Cộng hòa đổi thành đường Tự Do từ năm 1954 đến 1975. Sau năm 1975, chính quyền Việt Nam đổi tên đường Tự Do thành đường Đồng Khởi.

Đại lộ Lê Lợi, hướng chụp nhìn về Nhà hát Thành phố nơi góc đường Tự Do – Đại lộ Lê Lợi từ khi được lấp lại tạo thành đường, chỉ trải qua hai lần đổi tên: trước năm 1955 thì gọi là đại lộ Bonard và sau này là đại lộ Lê Lợi.

Giao thông trên đường Lê Lợi

Vòng xoay Quách Thị Trang, phía trước chợ Bến Thành – Trước đó, vòng xoay này còn có tên gọi là vòng xoay công trường Diên Hồng, nhưng sau này thì nơi đây đã bị giải tỏa để xây dựng nhà ga ngầm trung tâm tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.

Đại lộ Hàm Nghi, dưới thời Pháp thuộc con đường này được gọi là Boulevard de la Somme. Tòa nhà màu vàng bên trái hình là Công ty Hỏa xa Đông Dương hay còn gọi tắt là Sở Hỏa xa.

Cận cảnh cổng chính Chợ Bến Thành nằm trên đường Lê Lai – Hình ảnh đồng hồ ở cửa nam của ngôi chợ này được xem là biểu tượng không chính thức của Thành phố.

Những sạp hàng bày bán tấp nập trên vỉa hè thành phố

Đường Hồng Bàng phía trước chợ An Đông

Chính diện cổng chợ An Đông, đường Hồng Bàng – Đây vốn là một khu chợ truyền thống lâu đời của thành phố, được hình thành vào khoảng năm 1950 và chính thức thành lập vào năm 1954.

North Pole BOQ, số 48 đường Hồng Bàng (góc đường Hồng Bàng – Nguyễn Duy Dương). Đi về bên phải khỏang 50m là tới phía trước Chợ An Đông.

Sân thượng REX Hotel, tòa nhà được người Mỹ thuê để làm cư xá sĩ quan và Phòng Thông Tin Hoa Kỳ với Thư Viện Abraham Lincoln.

Quán cafe được đặt trên sân thượng khách sạn REX

Hồ bơi trên sân thượng khách sạn REX

Hình ảnh một ngôi nhà dưới thời VNCH, trên mái nhà có cắm lá cờ vàng ba sọc đỏ – Từng là quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam từ 1949 đến 1955 và của Việt Nam Cộng hòa từ 1955 đến 1975.

Hình như đoàn lân quẹo vào chợ An Đông?

Đoàn lân đang trình diễn ở khuôn viên của Five Oceans BOQ – Đó là cư xá cho sĩ quan Mỹ độc thân nằm dọc đường Yết Kiêu (dãy nhà bên hông chợ An Đông)

Những cậu bé mặc áo thun với hàng chữ Tàu đỏ trước ngực đều thuộc thành viên của đoàn lân, đang chờ biểu diễn

Rất nhiều người đã tụ tập xung quanh để ngắm nhìn buổi biểu diễn của đoàn lân

Chùa Xá Lợi – Là một ngôi chùa lớn và là một di tích cấp thành phố, tọa lạc tại góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu, Quận 3. Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 5 tháng 8 năm 1956 thời Đệ nhất Cộng hòa và hoàn thành vào ngày 2 tháng 5 năm 1958. Chùa được xây dựng để thờ xá lợi Phật tổ nên ban đầu có tên là chùa thờ Xá Lợi, người dân quen gọi tắt là chùa Xá Lợi nên khi khánh thành hòa thượng Khánh Anh đã đặt tên chùa là Xá Lợi cho hợp lòng người.

Tháp chuông trong chùa Xá Lợi -Được khánh thành trong năm 1961, cao 32 mét gồm 7 tầng, cho đến đầu thế kỷ 21 là tháp chuông cao nhất Việt Nam nhưng sau chùa Linh Phước ở Đà Lạt đã dựng một tháp chuông cao hơn.

Tượng phật được thờ phượng ở chính điện chùa Xá Lợi

Buổi tụng ở chính điện

Những cô cậu bé đang sinh hoạt ngoại khóa ở chùa Xá Lợi

Cổng chùa Xá Lợi – Chùa là trụ sở chính của Hội Phật học Nam Việt từ năm 1951 cho đến năm 1981. Trong hai năm 1964-1966 chùa còn là cơ sở giảng dạy của Viện Đại học Vạn Hạnh. Từ năm 1981 đến tháng 5 năm 1993 chùa là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Văn phòng II).

Một trong những thiết kế kiến trúc bên trong Lăng Lê Văn Duyệt

Lăng Lê Văn Duyệt là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) – Do vị trí Lăng Ông nằm ở khu vực Bà Chiểu nên người dân quen gọi chung Lăng Ông – Bà Chiểu (tức là “Lăng Ông ở Bà Chiểu”) để chỉ khu vực này.

Khu lăng Lê Văn Duyệt được xây dựng trên một trục đường chính. Từ cổng Tam quan ở phía nam vào qua một khu vườn cảnh là: Nhà bia nơi đặt bia đá ghi công đức Tả quân – Mộ Tả quân và vợ, có bình phong và tường hoa bao quanh – Miếu thờ.

Ngoài Lê Văn Duyệt, Lê Chất, Phan Thanh Giản, trong Lăng Lê Văn Duyệt còn thờ vợ ông, các Tiền hiền, Hậu hiền, các “Anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân” và hội viên quá vãng (những hội viên Hội Thượng Công Quý Tế đã qua đời và những vị đã cống hiến và giữ gìn truyền thống tại Lăng).

Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm trước Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Bên trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Đền Kỷ Niêm cạnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn – Được xây dựng năm 1926, đối diện Viện Bảo tàng Blanchard de la Bross (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) để tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất. Sau năm 1954 thì đổi tên thành Đền Quốc Tổ Hùng Vương và sau năm 1975 lại đổi thành Đền Hùng Vương và giữ nguyên đến ngày nay.

Viện Bảo tàng Blanchard de la Bross, được xây bên cạnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn – Sau năm 1975, chính quyền quyết định đổi tên thành Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuồng nuôi thú trong Vườn Bách Thú Sài Gòn

Nhà nghỉ bên trong Thảo Cầm Viên

Người tham quan

Hướng đạo sinh có buổi hoạt động ngoại khóa ở Thảo Cần Viên Sài Gòn

Chuồng tinh tinh

Chuồng hươu sao

Đảo khỉ

Chuồng voi

Viết một bình luận