Một chút kỷ niệm về Cảng Khánh Hội xưa trước khi di dời

Năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu cảng Sài Gòn lên phương án di dời, bàn giao mặt bằng khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội. Vậy là Cảng Khánh Hội – Nhà Rồng cùng với cảng Hiệp Phước, Ba Son, Tân Thuận được quy hoạch di dời để nhường đất cho khai thác đô thị và “vực dậy” du lịch đường sông, mục tiêu làm động lực phát triển kinh tế – xã hội. Có lẽ qua một vài năm nữa, chúng ta không còn được thấy cảng Khánh Hội, thay vào đó sẽ là công trình kiến trúc đô thị hóa.

Nhưng trong ta, luôn nhớ về một cảng Khánh Hội xưa khi thuở ấy, vùng đất Khánh Hội được khai mở cùng với thương cảng Sài Gòn, trở thành nơi đi về của khách thương hồ, và cũng là nơi trú ngụ của khách giang hồ tứ xứ. Đến cuối thế kỷ 19, khi thương cảng phát triển, tại đây xuất hiện những xóm thợ của phu khuân vác bến cảng hay công nhân làm bên hãng tàu Ba Son. Cái tên Khánh Hội khi ấy được dùng chung cho cả một vùng đất bao quanh cảng Sài Gòn, bây giờ là toàn bộ quận 4.

Cảng Khánh Hội & một góc quận 4

Nơi đây từng in đậm nhiều dấu tích lịch sử. Từ bến Nhà Rồng vùng Khánh Hội, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. Đây cũng là cái nôi của giai cấp công nhân với những cái tên đi vào lịch sử: Thương cảng Sài Gòn, Faci, Ba Son, Bastos,… Thời kháng chiến chống thực dân Pháp có các chiến sĩ cách mạng đã từng hoạt động trên mảnh đất cảng Khánh Hội, Tân Hội xưa, tiêu biểu như Lý Tự Trọng, Phạm Văn Đồng, Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Sung… Nơi vẫn còn dấu tích sự ra đời của An Nam Cộng sản Đảng, của Xứ ủy Nam Kỳ…

Thời kỳ chống đế quốc Mỹ, trên địa bàn quận đã ghi dấu bước chân của các chiến sĩ cách mạng: Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Thái Bình, Phan Kiệm, Đoàn Cao Hồng, Trang Tấn Khương, Đoàn Văn Bơ, Đặng Gia Lợi, Vũ Hồng, Lê Văn Thành, Lê Minh Nhựt, Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Thành Tài, Lê Văn Nuôi… gắn liền với các đơn vị: Liên quận 2 – 4, cánh Tây Nam, Thành đoàn Sài Gòn – Gia Định gắn liền với các vùng căn cứ hẻm cách mạng… Đây cũng là nơi các chiến sĩ cách mạng ẩn dật hoạt động trong lòng dân. Sinh thời, nhà văn Sơn Nam kể: “Nhiều bạn trẻ cho in tập thơ của Thi văn đoàn ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi quân Giải phóng, chuyền tay nhau. Dịp Cụ Hồ mất, tôi cũng được năm ba người bạn mời dự lễ truy điệu, cử hành tại nhà (ở khu Khánh Hội), ấm cúng mà đậm đà tình cảm”.

Xây dựng bờ kè Cảng Saigon

Nhà văn Sơn Nam kể về nhiều kỷ niệm của ông với khu Khánh Hội này. Rằng, từ thời thuộc Pháp, Khánh Hội đã nổi tiếng với cao bồi, du đãng. Nhất là từ khi Mỹ đưa quân ồ ạt vào Việt Nam, thì các đám lính thủy ngập tràn phố xá, lúc này đã mọc lên đủ thứ trò ăn chơi, từ nhậu nhẹt, cờ bạc, đến gái gú, hút xách… Đó cũng là lúc các băng đảng cao bồi, du đãng trong đám thanh niên người Việt nổi lên, chia nhau cát cứ khắp cả vùng.

Và mời các bạn đọc cùng chúng tôi ngắm nhìn lại cảng Khánh Hội quá khứ khi xưa:

Các nhà kho của cảng Khánh Hội, 1920-1929
Các nhà kho của cảng Khánh Hội, 1920-1929
Các nhà kho của cảng Khánh Hội, 1920-1929
Kho và cần trục của cảng Khánh Hội, 1920-1929
Bến ghe tàu trên sông Saigon. Phía xa là cảng Khánh Hội.
Sông Sài Gòn và Cảng Khánh Hội
Sông Sài Gòn và Cảng Khánh Hội
Sông Sài Gòn và Cảng Khánh Hội
Bến của Hãng tàu Chargeurs Réunis tại Saigon (Hãng tàu Năm Sao)

Cảnh xây dựng bờ kè cảng Khánh Hội trước khi san lấp đất.
Xây dựng Cảng Khánh Hội tại Saigon
Bờ kè bến cảng Khánh Hội khi đang xây dựng, trước khi san lấp kè.
Cảnh xây dựng bờ kè cảng Khánh Hội trước khi san lấp mặt bằng.
Quảng cáo máy bơm nước của Mỹ thời Đệ nhị Thế chiến. Nhà thờ Huyện Sĩ ở khoảng giữa hình. Bên trái là cảng Khánh Hội.
Bản đồ SAIGON 1968 – QUẬN 4 – KINH BẾN NGHÉ – KINH TẼ
Không ảnh sông Sài Gòn, Kinh Tẻ, cầu Tân Thuận, Cảng Khánh Hội, 1970
Cầu Tân Thuận qua kinh Tẽ ở cạnh trái hình
Kinh Tẽ, cầu Tân Thuận
CẦU TÂN THUẬN qua Kinh Tẻ
Sông Saigon và cửa Kênh Tẻ
Phía trên Kênh Tẻ là Huyện Nhà Bè
Cảng Khánh Hội. Bìa phải là Kinh Tẻ (và cầu Tân Thuận nằm phía ngoài hình).
Cảng Khánh Hội.
Cảnh sông Saigon nhìn từ cuối bến cảng Khánh Hội. Bìa phải là cửa Kinh Tẻ.
Cảng Khánh Hội, 1968
Cảng Khánh Hội, 1968
Cảng Khánh Hội, 1968
Cảng Khánh Hội, 1968
Cảng Khánh Hội, 1968
Cảng Khánh Hội, 1968
Cảng Khánh Hội, 1968
Cảng Khánh Hội, 1968
Cảng Khánh Hội, 1968
Cảng Khánh Hội, 1968
Các tàu của Nhật bị cháy và chìm xuống sông Sài Gòn, Thành phố Sài Gòn, Đông Dương thuộc Pháp sau cuộc oanh kích bời máy bay của nhóm không quân số 4, lực lượng đặc nhiệm 38.3 của tàu sân bay USS ESSEX (CV-9), ngày 12 tháng 1 năm 1945
Bìa phải là khu vực Cảng Khánh Hội. Phía sau đám khói đen dày đặc là kinh Tẻ và cầu Tân Thuận.

Tàu Nhật bị máy bay Mỹ xuất phát từ tàu sân bay USS Essex bắn cháy trên sông Saigon ngày 12-1-1945. Phía sau đám khói là Kinh Tẻ và cầu Tân Thuận. Dãy nhà kho bên phải là Cảng Khánh Hội
Cảng Khánh Hội
Sông Saigon, Cảng Khánh Hội, 1968
Cảng Khánh Hội
Tháp nước tại ngã ba Hoàng Diệu-Trinh Minh Thế Q4 đang xây dựng.
Sông Sài Gòn, bìa trái là cảng Khánh Hội
Sông Saigon, Cảng Khánh Hội, 1969-1970

Một số Hình ảnh cảng Khánh Hội ngày nay khi chuẩn bị di dời:

Cảng Khánh Hội
Cảng Khánh Hội
Cảng Khánh Hội
Cảng Khánh Hội
Cảng Khánh Hội

Viết một bình luận