miền ký ức về Kinh Vạn Kiếp – Con kinh thương mại của Chợ Lớn ngày xưa

Vùng Chợ Lớn ngày xưa chằng chịt với những con kênh – con rạch nói dài nhau, ngoài con rạch Hàng Bàng nối kênh Lò Gốm ra đến kênh Tàu Hủ…thì cũng còn rất nhiều con kênh rạch khác nữa. Ví như con kênh Vạn Kiếp hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là Kênh Lấp – Đây đã từng là con kinh thương mại của khu vực Chợ Lớn ngày xưa. 

Sau này, khi kinh Vạn Kiếp được lấp lại để tạo thành đường Vạn Kiếp, người Pháp đã cho xây dựng nên cầu Chà Và, để nối con đường Vạn Kiếp từ Quận 5 qua Quận 8. 

Cầu Ba Cẳng năm 1965 – Cây cầu này chẳng mấy quan trọng với khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn, nhưng đây lại là cột mốc lịch sử khi có nhiều câu chuyện xoay quanh cây cầu này. Cây cầu này bắc ngang qua rạch Bãi Sậy và gần phía sau chợ Kim Biên (chợ Kim Biên chỉ có sau năm 1975, trước đó, vị trí này là một công viên).

Kinh Hàng Bàng hay còn gọi là Rạch Bãi Sậy, với cầu Ba Cẳng ở phía xa, nhìn từ trên cầu Palikao (đường Ngô Nhân Tịnh). Khi này còn chưa có cầu sắt bộ hành trên đường Gò Công.

Cầu Malabars đầu đường Mạc Cửu đi qua Quận 8 và Cầu Vạn Kiếp trên Bến Mỹ Tho (Quai de Mytho) năm 1920. Bên trong bức hình đã được chú thích rất rõ vị trí cầu cũng như tên cầu để tránh sự nhầm lẫn cho người xem. Bức hình trên trái: con đường bên phải chính là Bến Bình Đông, còn cây cầu giữa hình là cầu Malabars. Bức hình bên phải: gần với bên trái hình là cầu Vạn Kiếp và phía dưới là con rạch Vạn Kiếp (đổ thẳng ra kênh Tàu Hủ) mà sau này được lấp lại thành đường Vạn Kiếp, kế đến là bến Mỹ Tho (trước năm 1975 thì đổi tên thành bến Lê Quang Liêm, còn nay là Đại lộ Võ Văn Kiệt)

Cầu Malabars đầu đường Mạc Cửu đi qua Quận 8, đoạn đường bên phải hình là đường Bến Bình Đông

Rạch Xóm Củi và cây cầu bắc ngang qua rạch Xóm Củi ở Bến Bình Đông năm 1928 – Nơi xe hơi đang chạy là đường Xóm Củi. Ở phía xa sau hàng cây là Kinh Tàu Hủ, và bên kia kinh là Bến Lê Quang Liêm. Đi về bên trái khoảng hai chục mét là tới đầu cầu Malabars phía Quận 8 ngày nay

Hình ảnh và bản đồ rach Xóm Củi năm 1923 – 1928. Nhìn vào bản đồ bên trái, ta sẽ thấy một đoạn ngắn màu hồng ở giữa bức ảnh, đó chính là kinh Vạn Kiếp – vị trí của cầu Chà Và ngày nay. Đoạn màu dài nhất chính là cầu Malabars bắc qua Quận 8, đoạn màu vàng ngắn kế đó là cây cầu bắc ngang qua rạch Xóm Củi.

Bên trái là dốc lên cầu Malabars và cạnh bên là cầu Vạn Kiếp, phía dưới cầu là kinh Vạn Kiếp đổ thẳng ra kinh Tàu Hủ, con đường tiếp đó là Bến Mỹ Tho (trước năm 1975 là bến Lê Quang Liêm và ngày nay là Đại lộ Võ Văn Kiệt)

Cầu Chà Và năm 1955, phía trên là Quận 5 – phía dưới là Quận 8. Trước đó, đây là vị trí của cầu Vạn Kiếp.

Đầu cầu Chà Và phía đường hướng đến Quận 5

Ngã ba Kinh Vạn Kiếp và kinh Tàu Hủ năm 1930, cây cầu chính giữa hình là cầu Vạn Kiếp, bên trái là đường lên cầu Malabars, bên phải là Bến Mỹ Tho (trước năm 1975 được đổi tên thành bến Lê Quang Liêm và sau này là Đại lộ Võ Văn Kiệt)

Kinh Vạn Kiếp, sau này được lấp lại tạo thành con đường Vạn Kiếp như ngày nay

Đường dọc kinh Vạn Kiếp, quẹo trái là đường lên cầu Malabars để qua Quận 8, sau này được lấp lại tạo thành đường Vạn Kiếp

Kinh Vạn Kiếp năm 1903, đây là đoạn kinh rạch ngắn ở Chợ Lớn, đổ thẳng ra kinh Tàu Hủ.

Hình ảnh khác của kinh Vạn Kiếp

Bức hình trực diện của con kinh tại vị trí đường Vạn Kiếp ngày nay

Con kinh này tuy chỉ có một đoạn ngắn nhưng lại tập trung rất đông những thuyền bè qua lại, bởi nó đổ thẳng ra kênh Tàu Hủ – được xem là một đoạn rạch khá thuận lợi

Dân cư ở hai bên bờ kinh cũng ngày một đông và kiến trúc hai bên cũng ngày một hiện đại với dãi nhà cao tầng san sát nhau

Bức ảnh được tô màu của đoạn kinh Vạn Kiếp ở Chợ Lớn – Dãy nhà nhìn thấy nơi đầu con kinh là trên đường Hải Thượng Lãn Ông ngày nay.

Ghe thuyền trên Kinh Tàu Hủ, kinh Vạn Kiếp ở phía bên trái, rạch Xóm Củi ở bên phải. Bờ kè đá bên phải là cửa rạch Xóm Củi nơi đổ vào kinh Tàu Hủ. Trên bờ chất những đống củi lớn để bán sỉ cho những ghe bán lẻ.

Ghe thuyền neo đậu trên kênh Tàu Hủ năm 1875

Khung cảnh khác được chụp lại trên kênh Tàu Hủ bởi nhiếp ảnh gia Emile Gsell năm 1866

Toàn cảnh đoạn kinh Tàu Hủ chảy qua khu vực phía sau Chợ cũ của Chợ Lớn năm 1866 – Hình ghép 5 tấm ảnh của Emile Gsell chụp cảnh kênh Tàu Hủ đoạn chảy qua khu vực phía sau Chợ cũ của Chợ Lớn năm 1866.

Bản đồ Chợ Lớn năm 1893

Rạch Xóm Củi năm 1928 – Bên phải hình là đường Xóm Củi (tên trên bản đồ 1923), sau này khi có cầu Chà Và thì đường này được nối vào đường Cần Giuộc.

Lối lên cầu Malabars nơi góc đường Vạn Kiếp – Bến Mỹ Tho. Người chụp đứng trên cầu Malabars.

Viết một bình luận