“Lời tự tình” (Tâm sự người hát bài quê hương) – Một chút trải lòng về tình yêu và nỗi nhớ quê nhà của người con xa xứ

Nhật Ngân (1942- 2012) xuất hiện trong làng nhạc miền Nam Việt Nam vào thập niên 1960 với bản nhạc đầu tay Tôi đưa em sang sông (đồng tác giả Y Vũ). Tiếp sau đó, ông thành công với đề tài người lính với những như Mùa xuân của mẹ, Xuân này con không về, Qua cơn mê và Một mai giã từ vũ khí (viết trong bối cảnh Hiệp định Paris kết thúc Chiến tranh Việt Nam). Ông tên thật Trần Nhật Ngân, sinh ngày 24 tháng 11 năm 1942, là con út trong một gia đình có 6 anh chị em, cha mất sớm. Mặc dù nguyên quán ở Hoàng Kim, Thanh Hóa nhưng hầu hết cuộc đời ông sống tại Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn và sau này là ở Mỹ.

Là một người con yêu quê hương, những năm tháng ở hải ngoại vẫn đau đáu nỗi nhớ quê, mượn lời ca trút nỗi lòng cũng như để bày tình mình, nhạc sĩ Nhật Ngân đã sáng tác ca khúc “Lời tự tình”  hay còn có tên gọi khác là “Tâm sự người hát bài quê hương”.

Xin đừng hỏi tôi, tại sao, tại sao tôi hay hát nhạc buồn
Xin đừng hỏi tôi, tại sao, tại sao tôi yêu thích màu đen
Xin đừng hỏi tôi, đừng hỏi tôi, sao tôi hay tóc xõa buông dài,
Sao tôi hay cúi đầu âm thầm, sao tôi hay bước buồn lạnh lùng một mình

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Duy Khánh trình bày.

“Xin đừng hỏi tôi, tại sao, tại sao…” mở đầu bài hát là lối vào đề đầu chất thơ, từng câu nhả chữ như đá xoáy vào nỗi đau của lòng tác giả khi được hỏi “Tại sao?”. Xin đừng ai hỏi tôi, tại sao tôi thích nahcj buồn, cũng xin đừng ai hỏi tôi sao tôi lại yêu màu đen buồn đến vậy. Và xin đừng ai hỏi tôi, tại sao tôi hay “tóc xõa buông dài” tại sao tôi hay cúi đầu âm thầm hay vì sao “tôi hay bước buồn lạnh lùng một mình”. Tôi sẽ nói, tôi nói cho bạn biết như một lời tự tình của một đứa con xa quê, lời tâm sự của người hay hát những bài hát về quê hương…

Biết trả lời sao, người ơi, người ơi sao tôi biết trả lời
Quê mình từ lâu lửa binh, lửa binh gieo tang tóc triền miên
Bây giờ bình yên, dù bình yên nhưng khăn sô thiếu phụ vẫn còn
nhưng anh em thiếu hụt người hao mòn
nhưng sao trên mắt mẹ lệ độ cũng còn hoen

Tôi không biết phải trả lời làm sao, trả lời từ đâu. Nhưng “quê mình từ lâu lửa binh, lửa binh gieo tang tóc triền miên”. Quê hương tôi đó nơi mảnh đất chữ S thân thương đã chịu những trận lửa binh của “một ngàn năm nô lệ giặc tàu, một trăm năm đô hộ giặc tây và hai mươi năm nội chiến”, quê hương tôi từng tang tóc triền miên khói đạn của chiến chinh. “Bây giờ bình yên, dù bình yên nhưng khăn sô thiếu phụ vẫn còn”. Chiến tranh đi xa, nhưng nỗi đau vợ mất chồng vẫn còn đó, vẫn in hoài trong tuổi thơ những đứa trẻ mất cha. Hay vẫn còn đó “anh em thiếu hụt người hao mào”, nhưng thương binh sau khói đán vẫn đau nỗi đau xác thịt khi đông về. Và trên mảnh quê hương tuy nay đã thanh bình nhưng “sao trên mắt mẹ lệ độ cũng còn hoen”. Mắt mẹ già nay đã hoen mờ vẫn trong chờ bóng dáng con về sau chiến chinh… Vẫn còn đó, nỗi đau của một đất nước trải qua bao lửa binh của khói đan chiến chinh.

Người ơi bởi tôi không là gỗ đá,
Trong tôi, trong tôi chan chứa tình người
nên trên môi tôi hay thiếu nụ cười
vì nụ cười là nước mắt khô
mà người đời che lắp đau thương
người ơi, tôi không dối mình dối đời

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Giang Tử trình bày.

Nên người ơi, “bởi tôi không là gỗ đá” nên trong tôi “chan chứa tình người/ nên trên môi tôi hay thiếu nụ cười”. Vì tôi xót thương cho quê mình thời khói đan, vì đau cho nỗi đau của người vợ mất chồng, người con mất cha, đau xót cho cảnh mẹ già tiễn con đi. Và tôi thương cho người anh em tuy may mắn quay về sau chiến chinh nhưng nay cơ thể hao mòn. Tôi vẫn biết cười, nhưng “vì nụ cười là nước mắt khô”, nụ cười hôm nay được tạo nên bởi lịch sử tranh đấu và bảo vệ bằng nước mắt và máu hồng. Những người trong cuộc ấy, họ vẫn cười nhưng cười để che lấp đau thương. Và người ơi, tôi không dối được nỗi đau của lòng mình, cũng như không dối đời về lịch sử xưa, nên tôi ít cười, nên tôi hay cúi đầu âm thầm để thay lời cảm ơn, thay lòng biết ơn…

Xin người hiểu cho dù tôi, dù tôi vương tơ kiếp nợ tầm
nhưng người hiểu cho hồn tôi, hồn tôi ôi chan chứa tình quê
nên cả đời tôi, cả đời tôi, tôi yêu thương áo màu đen huyền
tôi say mê khúc nhạc u buồn
tôi yêu sông núi mình một trời khổ đau …

https://www.youtube.com/watch?v=IF-L6L4g2EU

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Trường Vũ trình bày,

Xin người đời hiểu cho tôi, “dù tôi vương tơ kiếp nợ tầm” nhưng hồn tôi luôn chan chứa tình quê hương. Cả đời tôi thích màu áo đen huyền, say mê khúc nhạc u buồn vì tôi muốn giữ lại cho mình- một người con đang ở nơi đất người luôn nhớ về quê hương mình, “tôi yêu sông núi mình một đời khổ đau…”

“Lời tự tình” hay “Tâm sự người hát bài quê hương”, như chính nhan đề bài hát mà tác giả đã đặt cho ca khúc, một sáng tác để nói thay nỗi lòng của một người con xa quê. Nỗi buồn xa quê, nỗi thương xót cho quê nhà luôn hiện hữu và canh cánh trong lòng tác giả. Chính những nỗi niềm và tình yêu chân thật cùng lời từ giản dị và mộc mạc, nhạc sĩ Nhật Ngân đã viết thay nỗi lòng của rất nhiều người con xa xứ, để lại cho nền âm nhạc một bài ca về tình yêu quê hương bất hủ theo tháng năm.ư

Lời bài hát Lời Tự Tình (Tâm Sự Người Hát Bài Quê Hương) – Nhật Ngân

Xin đừng hỏi tôi, tại sao, tại sao tôi hay hát nhạc buồn
Xin đừng hỏi tôi, tại sao, tại sao tôi yêu thích màu đen
Xin đừng hỏi tôi, đừng hỏi tôi, sao tôi hay tóc xõa buông dài,
Sao tôi hay cúi đầu âm thầm, sao tôi hay bước buồn lạnh lùng một mình

Biết trả lời sao, người ơi, người ơi sao tôi biết trả lời
Quê mình từ lâu lửa binh, lửa binh gieo tan tóc triền miên
Bây giờ bình yên, dù bình yên nhưng khăn sô thiếu phụ vẫn còn
nhưng anh em thiếu hụt người hao mòn
nhưng sao trên mắt mẹ lệ độ cũng còn hoen

Người ơi bởi tôi không là gỗ đá,
Trong tôi, trong tôi chan chứa tình người
nên trên môi tôi hay thiếu nụ cười
vì nụ cười là nước mắt khô
mà người đời che lắp đau thương
người ơi, tôi không dối mình dối đời

Xin người hiểu cho dù tôi, dù tôi vương tơ kiếp nợ tầm
nhưng người hiểu cho hồn tôi, hồn tôi ôi chan chứa tình quê
nên cả đời tôi, cả đời tôi, tôi yêu thương áo màu đen huyền
tôi say mê khúc nhạc u buồn
tôi yêu sông núi mình một trời khổ đau …

Viết một bình luận